Đánh giá được hiệu quả mô hình CSTĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây cao su tại huyện ia pa, tỉnh gia lai (Trang 84 - 87)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4. Đánh giá được hiệu quả mô hình CSTĐ

- Hiệu quả về kinh tế

Bảng 3.20. Hoạch toán kinh tế của cây cao su trong 27 năm (tính cho 1ha)

STT Hạng mục ĐVT Khối lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) I Khâu trồng mới

1 Nhân công Công 55 140.000 7.700.000

2 Vật tư - Giống (555 cây/ha + 15% dặm) Cây 638 5000 3.190.000 - Thuốc BVTV Lít 2 50000 100.000 - Phân Lân Kg 300 5000 1.500.000 - Phân Urê Kg 25 13.000 325.000 - Phân Kali Kg 25 15.000 375.000 Tổng 13.190.000

II Chăm sóc giai đoạn KTCB

1 Năm 1 6.250.000 2 Năm 2 5.800.000 3 Năm 3 5.855.000 4 Năm 4 5.805.000 5 Năm 5 6.110.000 6 Năm 6 6.110.000

STT Hạng mục ĐVT Khối lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Tổng 35.930.000

III Chi phí đầu tư cho 20 năm khai thác

1 Chi phí cho 10 năm cạo từ năm cạo 1-10 240.600.000 2 Chi phí cho 10 năm cạo từ năm cạo 11-20 251.500.000

Tổng 492.100.000

IV Tiền bán mủ cao su trong 20 năm

1 Tiền bán mủ TB năm từ năm

cạo 1-10 Kg/ha/năm

1.200 26900 32.280.000

Tổng tiền bán mủ trong 10 năm Năm 10 32280000 322.800.000

2 Tiền bán mủ TB năm từ năm

cạo 11-20 Kg/ha/năm

1.500 26900 40.350.000

Tổng tiền bán mủ trong 10 năm Năm 10 40350000 403.500.000

Tổng (1+2) 726.300.000

V Tiền thanh lý vườn cây 70.000.000

Lãi bình quân hàng năm [(IV + V) - (I + II + III)]/27 9.447.000

Ghi chú: Có phụ lục kèm theo

Tính hiệu quả về kinh tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố quan trọng là yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra. Yếu tố đầu vào bao gồm: giống, phân bón, nhân công … Yếu tố đầu ra: như năng suất, sản lượng mủ và giá cả.

Ngày nay, khi trồng cây gì người ta cũng xem xét tính hiệu quả kinh tế của nó đầu tiên, kể cả cây cao su, để từ đó đưa ra quyết định nên đầu tư trồng mới cao su hay không hay đầu tư trồng cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Để biết được tính hiệu quả của CSTĐ, chúng tôi đã tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để lập nên bảng hoạch toán giá trị kinh tế của cây cao su trong 27 năm trồng, chăm sóc, khai thác và thanh lý, được thể hiện cụ thể ở Bảng 3.18.

Tổng chi phí:

Bao gồm chi phí trồng mới, chi phí chăm sóc vườn cây trong giai đoạn KTCB, chi phí đầu tư trở lại trong 20 năm giai đoạn kinh doanh: Chi phí nhân công, phân bón, thuốc BVTV…

Tổng chi phí là 541.220.000 đồng, trong đó: Trồng mới hết 13.190.000 đồng, chi phí 6 năm giai đoạn KTCB là 35.930.000 đồng và chi phí đầu tư trở lại trong 20 năm kinh doanh là 492.100.000 đồng.

Tổng thu:

Bao gồm tiền bán mủ trong 20 năm giai đoạn kinh doanh và tiền thanh lý vườn cây. Giá mủ khô bình quân là 26.900 đồng/kg (theo giá hiện tại), năng suất bình quân từ năm cạo thứ 1 - 10 khoảng 1.200 kg/ha/năm, năng suất bình quân từ năm cạo thứ 11 - 20 khoảng 1.500 kg/ha, có tổng sản lượng của 20 năm kinh doanh mủ là 27.000 kg. Tổng tiền bán mủ thu được trong 20 năm kinh doanh là 726.300.000 đồng.

Sản lượng gỗ vườn cây thanh lý ước tính khoảng 100 m3/ha, giá 1 m3 gỗ bình quân 700.000 đồng/m3. Tiền bán gỗ vườn cây thanh lý là 70.000.000 đồng.

Như vậy, sau 27 năm trồng, chăm sóc và khai thác, lãi bình quân hàng năm mà hộ trồng CSTĐ thu được trên 1 ha cao su là 9.447.000 đồng.

Trong tiền lãi thu được bình quân hàng năm đã tính cả chi phí nhân công, nhưng trong thực tế hộ dân thường sử dụng lao động sẵn có trong gia đình. Đồng thời trong 3 năm đầu giai đoạn KTCB các hộ dân trồng xen thêm sắn, ngô: sản lượng sắn ước đạt 8 tấn củ tươi/ha/vụ, giá bình quân 2.000 đồng/kg thu được khoảng 16 triệu đồng/vụ; vụ tiếp theo trồng ngô sản lượng ước đạt 20 tạ/ha/vụ, giá bình quân là 5.000 đồng/kg thu được khoảng 10.000.000 đồng /vụ. Một năm làm 2 vụ, một vụ sắn, một vụ ngô thu được 26.000.000 đồng. Ngoài ra, kết hợp với chăn nuôi dê dưới tán cao su, hàng năm cũng thu được khoảng 10-20 triệu đồng/năm tùy quy mô đàn.

Đây là cách tính trong thời điểm giá mủ cao su rớt giá liên tục, nếu tính trong thời điểm giá cao su lên cao thì lãi bình quân hàng năm sẽ lớn hơn nhiều. Nếu lấy hiệu quả kinh tế cả chu kỳ 27 năm của cây cao su đi so sánh với 27 năm trồng các cây trồng khác như sắn, mía, ngô,… thì cây cao su đầu tư ít hơn và cho lợi nhuận cao hơn, chưa tính thu nhập phụ từ cây cao su mang lại.

- Hiệu quả về xã hội

Việc trồng, chăm sóc và khai thác cao su đòi hỏi một lượng lao động và lâu dài. Bình quân 1 lao động cho 2 ha cao su, ngoài ra còn có thể sử dụng lao động phụ để canh tác trồng xen, nuôi thêm gia súc, gia cầm dưới tán cao su.

Cao su tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu. Nông trường cao su tuyển công nhân là người đồng bào dân tộc thiểu số với mức lương 4.500.000 đồng/tháng góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo giữa dân tộc chiếm đa số với dân tộc chiếm thiểu số. Ngoài ra, những nơi CSĐĐ xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên xóm làng mới góp phần ổn định dân cư.

- Hiệu quả về môi trường:

Cây cao su là cây đa năng, bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, cây cao su còn được xem là cây thân thiện với môi trường với khả năng đóng góp về sinh khối của vườn cao su sau một chu kỳ kinh doanh tương đương với rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm, đồng thời cây cao su đang là cây phục hồi đất nhờ khả năng che phủ thường xuyên như rừng cũng như trả lại lượng lớn chất hưu cơ cho đất.

Theo công bố của UBND tỉnh về tỷ lệ che phủ rừng, thì tỷ lệ che phủ rừng của huyện Ia Pa là cao nhất so với các huyện, Thị xã trong tỉnh, chiếm 68,9% bao gồm cả rừng tự nhiên và cây cao su. Nếu xét về tỷ lệ che phủ đất/tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thì cây cao su có diện tích là 1.230,5 ha/26.599 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ che phủ đất là 4,63%. Đây là tỷ lệ không lớn, nhưng xét về sự có mặt thường xuyên của cây cao su trên vùng đất đồi, đất dốc so với cây trồng khác (sắn, mía), thì cây cao su mang lại hiệu quả về môi trường hơn hẳn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây cao su tại huyện ia pa, tỉnh gia lai (Trang 84 - 87)