Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây cao su tại huyện ia pa, tỉnh gia lai (Trang 62 - 70)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.4. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật

Cũng như các cây trồng khác, cây cao su cũng đòi hỏi cần có đầu tư thâm canh, áp dụng đúng kỹ thuật ở giai đoạn KTCB cũng như giai đoạn kinh doanh mới cho năng suất cao và ổn định, mới đem lại hiệu quả kinh tế. Qua tiến hành điều tra tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật ở các hộ trồng cao su cũng như của nông trường giai đoạn KTCB và kinh doanh trên địa bàn huyện có những đặc điểm sau:

- Cao su tiểu điền

+ Trên vườn cao su giai đoạn KTCB

Từ Bảng 3.7 cho thấy việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật của người dân không theo quy trình của ngành cao su mà mang tính tự phát phụ thuộc vào sự hiểu biết của người dân là chính.

Giống và nguồn gốc giống:

Qua điều tra, toàn bộ các hộ dân sử dụng giống Stump để trồng chiếm 100%, theo người dân dùng giống Stump có đặc điểm là rẻ, dễ vận chuyển hơn so với dạng bầu. Nhưng nó có nhược điểm là tỷ lệ cây chết cao, trồng dặm lại nhiều lần và độ đồng đều vườn cây thấp.

Về nguồn gốc giống, hầu hết các hộ dân mua giống của các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cao su chiếm tỷ lệ 62,5%, còn lại mua giống trôi nổi trên thị trường chiếm tỷ lệ 37,5%. Các hộ mua cây giống từ các đại lý giống ở Bình Phước, Chư Sê, Thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai. Các loại giống trồng trên địa bàn gồm: RRIM 600, PB 260, GT 1, RRIV 4.

Thời vụ và khoảng cách trồng:

Thời vụ mà các hộ trồng cao su trên địa bàn huyện là vào giữa tháng 6 đến hết tháng 7 Dương lịch, vì thời điểm này là vào đầu mùa mưa, độ ẩm đất đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển. Khoảng cách trồng người dân áp dụng là hàng cách hàng 6 m và cây cách cây là 3 m, với mật độ 555 cây/ha.

Bảng 3.7. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật ở vườn KTCB của CSTĐ

STT Nội dung điều tra ĐVT Số lượng

1 Loại giống trồng Stump % 100

Cơ sở SXKD % 62,5

Thị trường trôi nổi % 37,5

3 Thời vụ trồng Tháng 6 – 7 DL 4 Khoảng cách trồng M 6x3 5 Làm cỏ Tỷ lệ hộ làm cỏ % 100 Cơ giới % 100 Hóa chất % 100 6 Tỷ lệ hộ tủ gốc % 35 7 Trồng xen Tỷ lệ hộ trồng xen % 100 Trồng sắn (mì) % 70% Trồng ngô (bắp) % 30% 8 Bón lót Tỷ lệ hộ bón lót % 100 Tỷ lệ bón phân chuồng % 10 Lượng bón phân chuống Kg/ha 1.000

Tỷ lệ bón phân hữu cơ % 90 Lượng bón phân hữu cơ Kg/ha 400

Tỷ lệ hộ bón lân % 90

Lượng bón lân Kg/ha 300

9 Bón thúc Tỷ lệ hộ bón phân đơn % 35 Urê Kg/ha 500 Lân Kg/ha 400 Kali Kg/ha 400 Tỷ lệ hộ bón phân NPK % 65 Lượng bón NPK Kg/ha 1.200 Tháng bón Tháng 6 và tháng 9 10 Đề xuất Tập huấn % 75 Cho vay vốn % 40

Kỹ thuật làm cỏ:

Người dân sử dụng cả hai phương pháp làm cỏ đó là bằng cơ giới và bằng hóa chất (thuốc trừ cỏ). Tùy theo thời điểm, điều kiện của từng hộ mà sử dụng thuốc trừ cỏ hay bằng cơ giới. Cơ giới là các máy cày loại nhỏ được sử dụng thời điểm có nhiều cỏ, và định kỳ hàng năm 2 đợt người dân cày nhằm trừ cỏ và làm đất tơi xốp, vùi lấp cỏ, lá khô làm phân cho cây. Hộ không có máy cày thì thường thuê máy của hộ khác với giá 3 triệu đồng/ha/lần cày.

Tủ gốc cho cây cao su:

Tủ gốc có tác dụng giữ ẩm cho đất ở vùng rễ của cây và một phần tiêu diệt cỏ dại. Người dân tủ gốc cho cây khi cây mới trồng và còn nhỏ, qua tìm hiểu thì chỉ có 35% số hộ có tủ gốc. Hầu hết các hộ khi làm cỏ cho cây trồng xen thì kết hợp luôn với tủ gốc cho cây cao su.

Trồng xen:

Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, người dân tận dụng giai đoạn đầu cây cao su phát triển chậm, trồng xen giữa hàng cao su các loại cây ngắn ngày như sắn và ngô để tăng thêm thu nhập. Qua điều tra thì 100% số hộ có trồng xen, các loại cây trồng xen gồm sắn chiếm tỷ lệ 70% số hộ và ngô chiếm tỷ lệ 30% số hộ. Tìm hiểu thêm thì được biết, có một số hộ trồng sắn liên tục nhiều năm liền không luân canh cây trồng khác, điều nay làm cho đất bị xơ cứng, mùn giảm, pH xuống thấp... ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng của cây, đặc biệt trong giai đoạn KTCB.

Sử dụng phân bón:

Muốn cây sinh trưởng phát triển tốt đòi hỏi người dân phải chăm sóc thường xuyên, trong đó có vấn đề bón phân đầy đủ. Sự hiểu biết và điều kiện của mỗi hộ khác nhau nên cách bón, loại phân, lượng bón của các hộ cũng khác nhau.

Qua tìm hiểu thì có 100% số hộ khi trồng cao su đều bón lót, nhưng loại phân thì khác nhau: bón phân chuồng chỉ có 10% số hộ bón với lượng bón là 1000 kg/ha, còn lại bón phân hữu cơ vi sinh và phân lân với lượng bón là 400 kg phân hữu cơ/ha và 300 kg phân Lân/ha. Về bón thúc, qua tìm hiểu chỉ có 35% số hộ là bón phân đơn và 65% số hộ được hỏi bón phân NPK, bón phân đơn với lượng bón là 500 kg Urê/ha - 400 kg Lân/ha - 400 kg Kali/ha, bón phân NPK với lượng bón là 1200 kg/ha.

Người dân hầu hết bón thúc 2 đợt, số phân trên sẽ được chia đều cho 2 lần bón. Thời gian bón đợt 1 vào tháng 6 khi mới có mưa, bón đợt 2 vào tháng 9 gần cuối mùa mưa.

Qua tìm hiểu, người dân mong muốn được tập huấn kỹ thuật và vay vốn đầu tư cho cao su. Có 75% số hộ được hỏi đề xuất nhà nước quan tâm tổ chức lớp tập huấn

kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cao su và có 40% số hộ được hỏi đề xuất nhà nước có chính sách cho vay vốn để mua máy móc, phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật...

+ Trên vườn cao su giai đoạn kinh doanh

Năng suất mủ ở thời kỳ kinh doanh có liên quan đến nhiều yếu tố, ngoài yếu tố di truyền của giống thì năng suất còn được quyết định bởi các biện pháp kỹ thuật canh tác như: chăm sóc vườn cây, chế độ, kỹ thuật khai thác... Kết quả điều tra tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên vườn cao su kinh doanh được thể hiện ở Bảng 3.8.

Thời vụ khai thác:

Người dân khai thác cao su từ tháng 6 đến tháng 2 năm sau. Tùy theo điều kiện thời tiết, tình hình bệnh hại của từng năm mà có sự điều chỉnh thời vụ cho phù hợp. Trong niên vụ vừa qua, hộ dân khai thác cao su từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 3 năm sau. Nhìn chung người dân bắt đầu khai thác cao su khi tầng lá đã ổn định và ngừng cạo khi trên 60% số cây trong vườn rụng hết lá.

Nhịp độ cạo:

Nhịp độ cạo mà người dân ở đây sử dụng là cạo d3 chiếm tỷ lệ 100% số hộ. Do người dân chủ yếu sử dụng nhân công trong gia đình để cạo, đồng thời với giá mủ chưa được cao, nên cạo nhịp độ này để vừa có nguồn thu khi cây đã đến tuổi khai thác, vừa để dưỡng cây chờ giá mủ cao su lên cao.

Hao dăm cạo và tỷ lệ cạo phạm:

Theo TCN, đối với miệng cạo ngửa, hao dăm 1,1 mm - 1,5 mm/lần cạo, hao vỏ cạo tối đa 18 cm năm đối với nhịp độ cạo d3. Qua kết quả điều tra trung bình hao dăm cạo trên một năm của người dân là 12,3 cm. Đối chiếu với TCN thì nằm trong khoảng hao dăm cho phép. Điều này thể hiện tay nghề cạo của các hộ dân ở đây tương đối tốt.

Tỷ lệ cạo phạm: Hầu hết lỗi cạo phạm là dao cạo ăn vào tận gỗ cây sinh ra u lồi mất tiết diện vỏ tái sinh, ảnh hưởng đến năng suất về sau. Qua điều tra, tỷ lệ cây cạo phạm là 25% trong tổng số cây đang cạo. Đây là tỷ lệ chưa đến mức báo động, nhưng cần phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời để bảo vệ vườn cây.

Sử dụng chất kích thích và máng che mưa:

Do giá mủ cao su giai đoạn gần đây xuống thấp nên hầu hết các hộ dân không sử dụng chất kích thích để tăng năng suất sản, lượng mủ, thay vào đó là cạo nhịp độ d3 và dưỡng cây chờ giá mủ cao su tăng.

Bảng 3.8. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật ở vườn kinh doanh

STT Nội dung điều tra ĐVT Số lượng

1 Thời vụ khai thác Tháng 6 đến tháng 2 năm sau

2 Nhịp độ cạo d3 % 100

3 Hao dăm cạo/năm Cm 12,3

4 Tỷ lệ cạo phạm % 25 5 Tỷ lệ hộ sử dụng chất kích thích % - 6 Tỷ lệ hộ sử dụng máng che mưa % - 7 Bón thúc Tỷ lệ hộ bón phân đơn % 50 Urê Kg/ha 300 Lân Kg/ha 500 Kali Kg/ha 500 Tỷ lệ hộ bón phân NPK % 50 Lượng bón Kg/ha 1.200 Tháng bón Tháng 6 và tháng 9 8 Tập huấn Tỷ lệ hộ có tập huấn % - Tỷ lệ hộ không tập huấn % 100 9 Hình thức bán mủ

Công ty tư nhân % 100

Tiểu thương % -

10 Hình thức lao động

Lao đông trong gia đình % 100

Thuê nhân công % -

Về sử dụng máng che mưa:

Trước tiên chúng ta phải nắm quy luật mưa trong ngày trên địa bàn huyện, ở đây ít khi mưa cả ngày và mưa vào gần sáng hoặc sáng sớm, nên các hộ dân không sử dụng máng che mưa. Loại mủ đem bán là mủ để đông tự nhiên trên bát nên cũng là yếu tố không cần dùng đến máng che mưa của người dân nơi đây.

Phân bón:

Bón thúc cho giai đoạn cao su kinh doanh là biện pháp nâng cao năng suất mủ nước và hàm lượng DRC trong mủ. Qua điều tra, có 50% số hộ dân được hỏi cho biết sử dụng phân đơn, lượng phân bón trong năm là 300 kg Urê/ha - 500 kg Lân /ha - 500 kg Kali/ha. Còn 50% số hộ còn lại sử dụng phân NPK, lượng phân bón trong năm là 1.200 kg NPK/ha.

Thời gian bón: Cũng như các hộ cao su giai đoạn KTCB, các hộ cao su giai đoạn kinh doanh bón thúc phân thành 2 đợt, đợt 1 vào tháng 6 và đợt 2 vào tháng 9.

Về tập huấn kỹ thuật:

Toàn bộ các hộ cao su giai đoạn kinh doanh được hỏi cho biết chưa được tập huấn kỹ thuật. Do vùng mới trồng cao su, người dân trồng cao su tự phát không theo quy hoạch nên chưa có lớp tập huấn kỹ thuật về cây cao su nào được mở trên địa bàn. Kỹ thuật học được chủ yếu từ người bán cây giống, người thân có trồng cao su ở địa phương khác.

Hình thức bán mủ:

Các hộ dân thu mủ đông tự nhiên trên chén, gom lại khoảng 1 tháng cho đủ xe, có xe của Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê xuống cân, thu mua mủ. Do vùng mới trồng cao su, các vườn cao su nằm rải rác, manh mún nên chưa có tiểu thương đến thu mua.

Tình hình sử dụng lao động:

Các hộ trồng cao su sử dụng lao động trong gia đình là chính, trừ trường hợp phun thuốc trừ cỏ, cày giữa hàng mới thuê nhân công. Các hộ cao su giai đoạn kinh doanh sử dụng 100% nhân công trong gia đình. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của hộ cao su giai đoạn kinh doanh làm việc tại vườn lên đến 85%, số người trong độ tuổi lao động còn lại làm nghề khác hoặc đi học. Từ đó, chúng ta thấy được cây cao su đã tạo ra việc làm thường xuyên và tạo nguồn thu ổn định cho gia đình.

- Cao su đại điền

+ Trên vườn cao su giai đoạn KTCB của CSĐĐ

Cao su đại điền được trồng với quy mô, đầu tư lớn, có đội ngũ kỹ sư quản lý, công nhân chăm sóc, nên kỹ thuật chăm sóc khá bài bản.

Bảng 3.9. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật ở vườn KTCB

STT Nội dung điều tra ĐVT Số lượng

1 Loại giống trồng Bầu % 100

2 Nguồn gốc giống Công ty tự sản xuất % 100

3 Thời vụ trồng Tháng 15/5– 15/8 4 Khoảng cách trồng M 6,5 x 3 5 Làm cỏ Cơ giới % 100 6 Tủ gốc % 100 7 Trồng xen Tỷ lệ trồng xen % - 8 Bón lót Tỷ lệ bón lót % 100

Tỷ lệ bón phân hữu cơ % 100

Lượng bón phân hữu cơ Kg/ha 3.000

9

Bón thúc (hòa tan trong nước và chảy theo đường ống tưới)

Tỷ lệ bón phân đơn % 100

Urê

Năm 1 Kg/ha 61

Năm 2-7 Kg/ha 120

Lân nung chảy

Năm 1 Kg/ha 175 Năm 2-7 Kg/ha 344 Kali Năm 1 Kg/ha 23 Năm 2-7 Kg/ha 45 Tháng bón Tháng 5 và tháng 9

10 Tưới nước (công nghệ nhỏ giọt) % 100

+ Trên vườn cao su giai đoạn kinh doanh CSĐĐ

Bên cạnh một số kỹ thuật nông trường áp dụng đúng theo TCN, thì một số kỹ thuật lại theo điều kiện của nông trường mà có phần khác. Qua điều tra, thể hiện cụ thể ở bảng dưới đây:

Bảng 3.10. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật ở vườn kinh doanh

STT Nội dung điều tra ĐVT Số lượng

1 Thời vụ khai thác Tháng 6 đến tháng 12

2 Nhịp độ cạo d3 % 100

3 Hao dăm cạo/năm (7 tháng x 10 lần cạo/tháng) Cm 11,4

4 Tỷ lệ cạo phạm % 30 5 Tỷ lệ sử dụng chất kích thích % - 6 Tỷ lệ sử dụng máng che mưa % 100 7 Bón thúc Tỷ lệ bón phân đơn % 100 Urê Kg/ha 130 Lân Kg/ha 360 Kali Kg/ha 50

Phân hữu cơ vi sinh Kg/ha 1.500

Tháng bón Tháng 5 và tháng 9

8 Tập huấn Tỷ lệ được có tập huấn % 100

9 Hình thức bán mủ Công ty thu gom đưa về sơ chế 10 Hình thức lao động Thuê nhân công

Về cơ bản tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo TCN. Nhưng thực tế trong niên vụ vừa qua thời gian cạo mủ của nông trường chỉ có 7 tháng từ tháng 6 đến tháng 12. Vì vậy hao dăm cạo trong năm vừa qua là 11,4 cm/năm. Qua kết quả đo mẫu dăm sau khi cạo của CSTĐ và CSĐĐ, thì trung bình hao dăm/lần cạo của CSTĐ là 1,37 mm/lần cạo, trong khi của CSĐĐ là 1,63 mm/lần cạo. Hao dăm/lần cạo cao sẽ

dẫn đến hao dăm cạo/tháng và hao dăm cạo/năm cao. Như kết quả trên, nếu CSĐĐ cạo đủ 9 tháng thì hao dăm cạo trong một năm sẽ là 14,7 cm, cao hơn so với hao dăm cạo/năm của CSTĐ là 2,4 cm.

Tỷ lệ cạo phạm của CSĐĐ cũng cao hơn so với cao su tiểu điền. Theo như chúng tôi được biết thì phần lớn công nhân cạo mủ là người đồng bào dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu kiến thức có hạn, tay nghề chưa được cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây cao su tại huyện ia pa, tỉnh gia lai (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)