Tuyên truyền pháp luật, vận động quần chúng tham gia phòng, chống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tăng cường công tác quản lý phòng, chống hàng giả trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng (Trang 37 - 45)

chống buôn hàng giả trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

2.3.1.1. Hoạt động tuyên truyền pháp luật cho doanh nghiệp XNK

Hàng năm, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng thường tổ chức 02 Hội nghị đối thoại giữa Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp có hoạt động XNK thông qua cảng Hải Phòng. Mục đích của các Hội nghị này là:

- Tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan tại các đơn vị thuộc Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.

đến chính sách hàng hóa XNK, chính sách thuế.

- Tuyên truyền về công tác phòng, chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại. Thông tin tố giác về các đối tượng lợi dụng chính sách pháp luật để vi phạm pháp luật, đặc biệt là các đường dây ổ nhóm hoạt động có tổ chức và tính chất chuyên nghiệp.

- Công khai tố giác các ổ nhóm buôn lậu, buôn bán hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và gian lận thương mại qua đường dây nóng hoạt động 24/24 của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.

- Tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật và công bố các vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại được Đội Kiểm soát Hải quan bắt giữ.

Hình 2.3: Đánh giá về ý thức của doanh nghiệp XNK trong việc chấp hành pháp luật hải quan

(Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)

Theo đánh giá của tác giả, việc thường xuyên tổ chức các Hội nghị đối thoại giữa Hải quan thành phố và cộng đồng doanh nghiệp nhằm tuyên truyền những chủ chương, chính sách mới, trong đó có các quy định về phòng chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong thời gian qua đã có tác động tốt đến nhận thức của các doanh nghiệp trên địa bàn.

2.3.1.2. Hoạt động vận động quần chúng tham gia phòng, chống buôn bán hàng giả trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Phòng, chống buôn bán hàng giả phải được coi là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Sự quan tâm chú ý thường xuyên của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp ở Trung ương và địa phương, là yếu tố quan trọng quyết định tới kết quả của công tác phòng chống buôn bán hàng giả.

Thực tế chứng minh nếu không có sự tham gia phối hợp, giúp đỡ của quần chúng nhân dân trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu nói chung và buôn bán hàng giả nói riêng, thì các lực lượng chức năng sẽ gặp nhất nhiều khó khăn và khó có thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Muốn được quần chúng nhân dân tham gia phối hợp, giúp đỡ thì công tác vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại phải được quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Chính vì vậy mà trên cả nước thời gian qua, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã tổ chức tốt việc tuyên truyền vận động mọi tầng lớp nhân dân nhận thức rõ tác hại của tệ nạn buôn lậu, hệ quả của nó không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế, phá hoại, kìm hãm sản xuất trong nước, mà còn là nguy cơ đối với tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng thực hiện phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, báo, đài phát thanh, truyền hình Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình để tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân trên địa bàn tham gia tích cực vào việc tố giác tội phạm và không tham gia tiếp tay cho hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân tham gia vào hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại. Chú trọng công tác tuyên truyền vận động, giáo dục quần chúng nhân dân hiểu được tác hại, mức độ ảnh hưởng và hậu quả nghiêm trọng do hành vi buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu và gian lận thương mại mang lại đối với nền sản xuất hàng hóa nội địa. Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giúp cho quần

chúng nhân dân nhận thức được công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bảng 2.1: Kết quả vận động quần chúng tham gia phòng chống buôn bán hàng giả tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020

Stt Nội dung Đơn

vị 2016 2017 2018 2019 2020

1

Số lần tuyên truyền, vận động quần chúng trên báo, đài phát thanh,

truyền hình ở các địa phương Lần 12 13 16 16 18

2

Số lượt thông tin tố cáo hoạt động, hành vi vi phạm pháp luật

hải quan từ quần chúng nhân dân Lượt 1.146 1.089 1.244 1.537 1.605 Trong đó, số lượt thông tin tố cáo

chính xác, hữu ích cho lực lượng

phòng chống hàng giả Lượt 189 200 205 215 223

(Nguồn: Phòng Chống buôn lậu và Xử lý vi phạm)

Số liệu tại Bảng 2.1 cho thấy công tác vận động quần chúng tham gia phòng chống buôn bán hàng giả tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã đạt được kết quả rất khả quan. Điều này thể hiện ở chỉ tiêu số lượt thông tin tố cáo hoạt động, hành vi vi phạm pháp luật hải quan từ quần chúng nhân dân là tương đối lớn. Trong đó, tỷ lệ thông tin tố cáo chính xác, hữu ích cho lực lượng kiểm soát hải quan là khá cao.

Thời gian qua, do làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia công tác đấu tranh phòng chống buôn buôn bán hàng giả kịp thời, cung cấp các thông tin tố cáo, giám sát các hoạt động thương mại trên địa bàn đã tạo thành một mạng lưới, từ đó giúp cho công tác phòng chống buôn bán hàng giả của Cục Hải quan thành phố hoạt động có hiệu quả.

2.3.2. Thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn bán hàng giả trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng giả trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

Tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, Phòng Chống buôn lậu & Xử lý vi phạm là đơn vị có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Cục về công tác tổ chức đấu tranh phòng chống vận chuyển, buôn bán hàng giả qua biên giới,

đồng thời trực tiếp hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị liên quan trong Cục về lĩnh vực này.

Công chức Đội Kiểm soát Hải quan, công chức Tổ Kiểm soát hải quan cửa khẩu là người trực tiếp thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng giả qua biên giới theo chức năng.

2.3.2.1. Trình tự thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn bán hàng giả

Hình 2.4: Trình tự thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn bán hàng giả tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng

(Nguồn: Phòng Chống buôn lậu và Xử lý vi phạm)

Trong đó:

a) Công tác lập kế hoạch

a1) Công chức kiểm soát hải quan phải chuẩn bị, rà soát, xác định đối tượng và nội dung thông tin cần thu thập để phân tích, đánh giá.

- Xác định đối tượng cần thu thập thông tin là: địa bàn, tuyến, tổ chức, cá nhân, phương tiện, sự kiện, hiện tượng…

- Chuẩn bị các điều kiện vật chất, biểu mẫu phục vụ điều tra, thu thập; phân công đơn vị, cá nhân, xác định những đơn vị cần phối hợp; xác định mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành cho phù hợp để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch.

a2) Các nội dung kế hoạch công chức kiểm soát phải xây dựng: - Sự cần thiết phải tiến hành thu thập, phân tích, đánh giá thông tin. - Những mục đích, yêu cầu cụ thể cần đặt được.

- Xác định những nội dung cụ thể cần tiến hành điều tra, thu thập để làm rõ đối tượng.

Lập kế hoạch thực hiện

Tổ chức thực hiện kế hoạch - Xác định nguồn thu thập thông tin; - Hệ thống hóa thông tin, tài liệu; - Phân tích, tổng hợp thông tin, tài liệu; - Đánh giá, xác minh thông tin, tài liệu.

- Dự kiến các nguồn tài liệu có thể thu thập, qua đó có điều kiện để thu thập được những thông tin, tài liệu và tình hình theo kế hoạch đã đặt ra. Thông tin thu thập, tài liệu thu thập từ các nguồn sau:

+ Trong nội bộ ngành hải quan: Khai thác thông tin, tài liệu từ hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành hải quan, thông tin nghiệp vụ hải quan, hệ thống hồ sơ rủi ro và hồ sơ doanh nghiệp trên hệ thống quản lý rủi ro.

+ Thông tin từ hải quan các nước, tổ chức hải quan thế giới và các tổ chức quốc tế liên quan.

+ Từ các Cơ quan, Ban Ngành, các phương tiện thông tin khác và quần chúng nhân dân cung cấp.

+ Từ mạng lưới cơ sở bí mật, mua tin hoặc từ việc áp dụng các biện pháp trinh sát bí mật.

+ Từ công tác quản lý nghiệp vụ hải quan tại cửa khẩu hoặc từ các biện pháp nghiệp vụ công khai.

+ Tài liệu thu thập qua các vụ việc bắt giữ, xử lý (xét hỏi, lấy lời khai đối tượng…).

+ Thông tin thu được từ việc cử công chức kiểm soát hải quan ra nước ngoài xác minh.

- Xác định các phương pháp tiếp cận, thu thập thông tin, tài liệu, dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thu thập thông tin, tài liệu, đồng thời đề ra phương án đối phó với các tình huống đó để luôn chủ động trong việc thực hiện kế hoạch.

+ Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan;

+ Phối hợp với các lực lượng có liên quan để điều tra, thu thập;

+ Công chức kiểm soát hải quan tiếp cận nơi điều tra nghiên cứu nắm tình hình để xem xét sự vật, hiện tượng bằng các giác quan hoặc kết hợp sử dụng các phương tiện kỹ thuật để ghi nhận thu thập tin tức, tài liệu;

+ Công chức kiểm soát hải quan tiến hành gặp gỡ trực tiếp với những người đang nắm giữ các thông tin cần thu thập, đưa ra những câu hỏi có chuẩn bị, trao đổi với họ để khai thác, thu thập những thông tin, tài liệu cần thiết;

- Xác định các phương pháp nhiên cứu, đánh giá tài liệu và kết luận.

b) Tổ chức thực hiện kế hoạch

Sau khi được lãnh đạo Cục phê duyệt kế hoạch, công chức kiểm soát hải quan tiến hành thu thập, phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu như sau:

- Thu thập thông tin, tài liệu theo các nguồn và phương pháp đã được xác định trong kế hoạch;

- Đánh giá, phân loại tin, tài liệu đã thu thập được, nghiên cứu, hệ thống những tin, tài liệu có giá trị, phù hợp với yêu cầu, nội dung điều tra nghiên cứu nắm tình hình;

- Xác định những nội dung còn thiếu để có kế hoạch tiếp tục thu thập.

2.3.2.2. Phương pháp thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn bán hàng giả

Để công tác thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng giả qua biên giới đạt hiệu quả, phục vụ tốt cho công tác phòng ngừa và đấu tranh, lực lượng kiểm soát hải quan tiến hành sử dụng phương pháp thực hiện điều tra nghiên cứu nắm tình hình, cụ thể:

- Khai thác rộng rãi các nguồn tài liệu tại địa bàn liên quan đến công tác quản lý và đấu tranh chống buôn bán hàng giả để phục vụ công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình.

- Thông qua các phương tiện thông tin truyền thông (đài, báo chí, internet…). Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, các biện pháp hành chính để thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, về công tác phòng, chống buôn bán hàng giả.

- Thông tin, tài liệu thu thập về đối tượng điều tra nghiên cứu phải được xác minh, tổng hợp, phân tích đánh giá để xác định mức độ, nguy cơ rủi ro và dự báo diễn biến tình hình, từ đó đề xuất giải pháp phòng ngừa, đấu tranh thích hợp.

- Kết quả thông tin, tài liệu thu thập về đối tượng điều tra nghiên cứu nắm tình hình, sau khi nghiên cứu, phân tích, đánh giá nếu có mức độ rủi ro cáo phải kịp thời đề xuất phương án phòng ngừa, đấu tranh và cập nhật đầy đủ vào hệ thống hồ sơ và cơ sở dữ liệu điện tử nghiệp vụ kiểm soát hải quan.

2.3.2.3. Đánh giá công tác thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn bán hàng giả trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

Công tác thu thập, phân tích, đánh giá thông tin tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng rất khó có thể lượng hóa thành những chỉ tiêu, những con số cụ thể; Một vụ việc, hiện tượng, địa bàn, tuyến đường,… có thể sử dụng 01 hoặc phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều tra thu thập thông tin khác nhau, các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau..., sau đó mới tổng hợp, phân tích, đánh giá để đưa ra quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát phù hợp, trong đó có biện pháp kiểm tra, bắt giữ và xử lý theo quy định. Do đó, ngoài việc đánh giá ưu và nhược điểm của công tác này trong các nội dung phía trên, luận văn sử dụng thêm ý kiến đánh giá từ phía các cán bộ thuộc lực lượng kiểm soát hải quan thông qua phương pháp điều tra xã hội học như sau:

Bảng 2.2: Đánh giá công tác thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hoạt động buôn bán hàng giả qua biên giới tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng

Stt

Nội dung đánh giá

Số người trả lời Phương án đánh giá (%) Tốt Trung bình Chưa tốt 1

Kế hoạch điều tra nắm tình hình buôn bán hàng giả được xây dựng hàng năm rõ ràng, sát với thực tế, khả thi khi tổ chức thực hiện

47 44,68 38,30 17,02

2 Phương pháp thu thập thông tin, tài

liệu linh hoạt, hiệu quả 47 63,83 31,91 4,26

3 Năng lực đánh giá, xác minh thông tin,

tài liệu của lực lượng kiểm soát hải quan 47 59,57 29,79 10,64

4 Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin,

tài liệu của lực lượng kiểm soát hải quan 47 57,45 25,53 17,02

5

Hiệu quả mang lại của công tác điều tra nắm tình hình đối với công tác phòng chống buôn bán hàng giả qua biên giới

47 68,09 27,66 4,25

Bảng kết quả điều tra cho thấy, không có tiêu chí nào trong 05 tiêu chí đưa ra được đánh giá tốt (70% trở lên), tỷ lệ cán bộ đánh giá tốt cho các tiêu chí luôn dưới 70%, trong khi đó, tỷ lệ cán bộ đánh giá không tốt đối với một số tiêu chí còn cao (lên tới 17%).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tăng cường công tác quản lý phòng, chống hàng giả trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)