hàng giả qua biên giới [ 9, Tr. 72]
2.3.3.1. Tổ chức kiểm tra nhằm xác định vi phạm pháp luật về buôn bán hàng giả qua biên giới
Tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, khi Đội Kiểm soát Hải quan có thông tin lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vận chuyển, buôn bán hàng giả, sẽ được tiến hành hoạt động kiểm tra xác định vi phạm pháp luật theo các bước sau:
Bước 1: Công chức kiểm soát hải quan lập hồ sơ doanh nghiệp, tổng hợp
thông tin hàng hóa và doanh nghiệp, phân tích, đánh giá hồ sơ tài liệu và chuẩn bị làm Tờ trình lãnh đạo Cục.
Bước 2: Công chức kiểm soát hải quan làm Tờ trình Lãnh đạo Cục đề
xuất ra Quyết định khám theo thủ tục hành chính tại cảng hoặc trung tâm máy soi container hoặc phối hợp với Chi cục hải quan nơi lưu giữ hàng hóa kiểm tra thực tế lô hàng khi doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan.
Bước 3: Sau khi công chức Đội Kiểm soát Hải quan khám lô hàng hoặc
phối hợp với Chi cục Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá. Kết quả phát hiện vi phạm nhưng chưa xác định được là vi phạm hành chính hay hình sự.
Bước 4: Công chức Đội Kiểm soát Hải quan tiến hành điều tra xác minh.
- Xác minh tại doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. - Xác minh hãng tàu (người vận chuyển lô hàng để xác định người gửi hàng, chủ sở hữu hàng hoá...).
- Xác minh ngân hàng nơi doanh nghiệp vi phạm thực hiện việc thanh toán quốc tế nhằm thu thập các chứng cứ liên quan (giá trị thực của hàng hóa, có mua, có bán khai báo không, chứng từ doanh nghiệp xuất trình cho ngân
hàng có phù hợp với chứng từ xuất trình cho cơ quan hải quan…).
- Xác minh tại Chi cục thuế nơi doanh nghiệp đăng ký kê khai để xác định hoạt động báo cáo, quyết toán thuế hàng năm đúng quy định không (trốn thuế, hoàn thuế nội địa...).
- Xác minh nhân thân của người đại diện theo pháp luật tại địa phương nơi cư trú thông qua cơ quan Công an hoặc UBND xã, phường).
- Xác minh, thu thập các thông tin có liên quan từ người bán hàng nước ngoài (thông qua hải quan nước sở tại, Interpol, Ngoại giao...) để xác định hàng hóa doanh nghiệp mua, sản xuất hoặc gia công ở nước ngoài là hàng gì, giá trị bao nhiêu...
Bước 5: Đội Kiểm soát hải quan có văn bản đề nghị Chi cục hải quan
hoặc Hội đồng định giá Cục Hải quan xác định trị giá tang vật vi phạm để xác định thẩm quyền xử phạt, khung tiền phạt, mức độ vi phạm...
Bước 6: Sau khi xác minh làm rõ hành vi vi phạm, tính chất mức độ vi
phạm. Trường hợp, xác định lô hàng chỉ vi phạm hành chính:
- Thuộc thẩm quyền của Đội trưởng Đội Kiểm soát hải quan, công chức kiểm soát hải quan chuyển hồ sơ sang Tổ tham mưu tổng hợp để công chức chuyên trách xử lý vi phạm hành chính tham mưu, đề xuất Đội trưởng ra Quyết định xử lý phạm theo quy định.
- Thuộc thẩm quyền của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa, mở tờ khai của doanh nghiệp: Công chức kiểm soát hải quan làm báo cáo đề xuất Lãnh cấp Tổ, Đội, Cục chuyển hồ sơ vụ việc cho Chi cục hải quan xử lý.
- Thuộc thẩm quyền của Cục trưởng: Công chức kiểm soát hải quan hoàn thiện hồ sơ, báo cáo trình Lãnh đạo Cục và chuyển hồ sơ, tang vật sang Phòng Chống buôn lậu & xử lý vi phạm để tham mưu cho Cục trưởng ra quyết định xử phạt.
- Vượt thẩm quyền của Cục trưởng: Công chức kiểm soát hải quan hoàn thiện hồ sơ, làm báo cáo trình Cục trưởng đề xuất chuyển sang Phòng chống buôn lậu & xử lý vi phạm để tham mưu cho Cục trưởng, chuyển hồ sơ đến
UBND thành phố để Chủ tịch UBND thành phố ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền.
- Trường hợp xác định lô hàng vi phạm pháp luật hình sự: (Tội Sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại Điều 192 Bộ Luật hình sự năm 2015).
+ Công chức kiểm soát hải quan đề xuất với Lãnh đạo Tổ, Đội để tham mưu cho Cục trưởng ban hành Quyết định kiến nghị khởi tố, chuyển vụ án có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan điều tra cùng cấp để điều tra, khởi tố vụ án hình sự theo tội danh đã định.
2.3.3.2. Xử lý vi phạm pháp luật hành chính về buôn bán hàng giả trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Trong phạm vi quyền hạn, lực lượng kiểm soát hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp vi phạm. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: Cảnh cáo và phạt tiền.
- Cảnh cáo là hình thức xử phạt được áp dụng đối cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ, chưa gây thiệt hại vật chất, mức độ xâm hại đối với trật tự quản lý nhà nước không lớn, do người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện.
- Phạt tiền là hình thức phạt chủ yếu trong xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hải quan. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
- Các hình thức xử phạt bổ sung: Hình thức xử phạt bổ sung được quy
định nhằm mục đích hỗ trợ cho hình thức xử phạt chính, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Theo quy định đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm ngoài việc phải chịu 1 trong 2 hình thức xử phạt chính nêu trên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hóa phẩm độc hại, hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng.
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa, phương tiện vi phạm. + Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo quy định của Chính phủ như: Đình chỉ xuất khẩu, buộc quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa.
Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ.
- Các hình thức xử phạt chính gồm: Cảnh cáo và phạt tiền.
- Các hình thức xử phạt bổ sung gồm:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 24 tháng;
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm).
- Các biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
+ Buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật;
+ Buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi;
+ Buộc sửa đổi lại hợp đồng đã giao kết hoặc buộc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo đúng quy định;
+ Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng.
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ.
- Các hình thức xử phạt chính gồm: Cảnh cáo và phạt tiền.
- Các hình thức xử phạt bổ sung gồm:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý;
+ Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; thẻ giám định viên; giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hành nghề giám định từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành;
+ Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
- Các biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh và tiêu hủy yếu tố vi phạm; buộc thay đổi thông tin tên miền hoặc trả lại tên miền; buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp;
+ Buộc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa;
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; tang vật, phương tiện vi phạm; hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;
+ Buộc sửa đổi, bổ sung chỉ dẫn về sở hữu công nghiệp;
+ Buộc cải chính công khai đối với các hành vi chỉ dẫn sai về quyền sở hữu công nghiệp;
+ Buộc thu hồi tang vật, phương tiện vi phạm bị tẩu tán;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán hoặc tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
2.3.3.3. Kết quả kiểm tra, bắt giữ, xử lý vi phạm pháp luật về buôn bán hàng giả qua biên giới
Bảng 2.3: Kết quả kiểm tra, bắt giữ, xử lý vi phạm pháp luật về buôn bán hàng giả trong hoạt động XNK
Stt Nội dung Kết quả (vụ)
2016 2017 2018 2019 2020
1 Vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng
giả 8 11 12 26 25
2 Vi phạm hành chính (triệu đồng) 1.550 1.751 1.625 2.576 2.567 3 Vi phạm pháp luật hình sự 02 03 03 05 03
(Nguồn: Báo cáo kết quả bắt giữ của Đội Kiểm soát Hải quan các năm 2016-2020)
về buôn bán hàng giả tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng không có xu hướng giảm. Thậm chí, còn gia tăng trong giai đoạn này.
a) Về buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ qua biên giới
Thực tế cho thấy trong giai đoạn 2016-2020, các đối tượng buôn bán hàng giả qua biên giới vẫn thường sử dụng những hình thức ngụy trang, né tránh lực lượng kiểm soát hải quan, và sẵn sàng bỏ chạy, thậm chí chống trả lại lực lượng kiểm soát hải quan.
Một số vụ việc điển hình trong giai đoạn 2016-2020:
- Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại SUNO Việt Nam địa chỉ tại Hà Nội làm thủ tục nhập khẩu lô hàng theo tờ khai hải quan số 103540321251/A12 ngày 17/9/2020 tại Chi cục Hải quan ga đường sắt quốc tế Yên Viên thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Lô hàng đã được Chi cục Hải quan Yên Viên phê duyệt thông quan theo mức 2 (luồng vàng). Theo khai báo của Công ty Suno hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc, mới 100%, gồm:
+ Mục 1: Bộ Khóa cửa chất liệu sắt mạ kích thước (215*150*56mm), hiệu AG, số lượng: 2.680 bộ;
+ Mục 2: Ổ khóa bằng thép, kích thước (80*10*25mm), không nhãn hiệu, số lượng: 4.720 chiếc;
+ Mục 3: Bộ Khóa cửa chất liệu sắt mạ kích thước (215*150*56mm), hiệu AG, số lượng: 1.400 bộ;
+ Mục 4: Tay cài cửa sổ bằng thép, kích thước (155*35*50mm), không nhãn hiệu, số lượng: 16.000 chiếc;
+ Mục 5: Thanh chống cửa sổ và cửa gió bằng inox, kích thước (200~800mm), không nhãn hiệu, số lượng: 19.720 chiếc.
Qua công tác điều tra, nắm tình hình cho thấy, lô hàng trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan đã có Tờ trình báo cáo Cục trưởng và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng, kết quả kiểm tra như sau:
+ Mục 2: Hàng hóa thực tế là: Ổ khóa kim loại bao gồm cả chìa, kích thước (95*30*15)mm, nhãn hiệu KINLONG, số lượng: 998 bộ; và Ổ khóa kim loại bao gồm cả chìa, kích thước (95*30*15)mm, nhãn hiệu CHUGN, số lượng: 1.998 bộ (khai thiếu nhãn hiệu, khai sai kích thước, thiếu 1.724 bộ);
+ Mục 3: Khóa cửa tay gạt đồng bộ bằng kim loại, kích thước dài 215mm, nhãn hiệu AG, số lượng: 15.970 bộ (thừa 14.570 bộ);
+ Mục 4, mục 5: Không có hàng hóa.
Ngoài số hàng trên, còn có hàng hóa không khai báo gồm:
+ Khóa cửa tay gạt đồng bộ bằng kim loại, kích thước dài 215mm, nhãn hiệu CHUGN, số lượng: 1.918 bộ;
+ Khóa cửa tay gạt đồng bộ bằng kim loại, kích thước dài 215mm, nhãn hiệu PMA, số lượng: 2.392 bộ;
+ Khóa cửa tay gạt đồng bộ bằng kim loại, kích thước dài 215mm, nhãn hiệu KINLONG, số lượng: 1.878 bộ;
+ Khóa cửa kính đồng bộ bằng kim loại, kích thước dài 37mm, hiệu WIN, số lượng: 2.006 bộ;
+ Khóa cửa kính đồng bộ bằng kim loại, kích thước dài 37mm, hiệu PHD, số lượng: 734 bộ.
Theo kết luận giám định sở hữu công nghiệp số: NH721-20TC/KLGĐ ngày 07/10/2020 của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ: Các sản phẩm bộ khóa cửa tay gạt gắn dấu hiệu KIN LONG và sản phẩm ổ khóa gắn dấu hiệu KIN LONG là hàng hóa giả mạo đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 279841 do Chủ sở hữu Nhãn hiệu là Công ty Guangdong Kinlong Hardware Products Co.,Ltd đã đăng ký bảo hộ.
Chi cục Hải quan Đình Vũ xác định trị giá tang vật vi phạm và số thuế chênh lệch như sau:
+ Trị giá tang vật vi phạm đối với các sản phẩm giả mạo nhãn hiệu KIN LONG là: 139.620.418 đồng.
+ Trị giá tang vật vi phạm đối với số hàng hóa không khai, khai sai (không bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) là: 1.257.103.753,81 đồng.
+ Số tiền thuế chênh lệch tăng (không bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) là: 424.422.158 đồng.