2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác cán bộ lực lượng kiểm soát hải quan còn bất cập:
+ Một bộ phận CBCC còn chưa đáp ứng và theo kịp yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là đối với một số lĩnh vực nghiệp vụ khó, phức tạp như: Thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan, quản lý rủi ro, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, kiểm tra tại doanh nghiệp... Các CBCC tại các Chi cục hải quan có kiến thức hạn chế trong đánh giá, nhận thức về xuất xứ của hàng hóa trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa dẫn đến những lỗi cơ bản trong việc xác định xuất xứ hàng hoá.
+ Chưa có chế độ, chính sách cụ thể đối với cán bộ, công chức thuộc lực lượng kiểm soát hải quan (mới chỉ có chế độ, chính sách đối với cơ sở bí mật, cộng tác viên của ngành Hải quan). Thực tế này phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả nghiệp vụ, trong đó có công tác phòng, chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.
- Các điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất hạ tầng nói chung và phục vụ công tác kiểm soát hải quan còn nhiều hạn chế.
+ Phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng công cụ hỗ trợ cho công tác đấu tranh chống buôn lậu vừa thiếu, vừa yếu. Phần lớn các tàu, thuyền, ca nô của ngành hải quan tuy chưa cao tuổi, nhưng đã lạc hậu về kỹ thuật, khai thác ảnh hưởng khả năng hoạt động tuần tra kiểm soát công khai, dài ngày hoặc hoạt động trong điều kiện sóng, gió to, thời tiết khắc nghiệt.
giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ mặc dù nhà nước đã có quy định cụ thể nhưng trên thực tế công tác thanh quyết toán các khoản chi nghiệp vụ đặc thù còn gặp khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ, chứng từ theo quy định.
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống Luật pháp của nước ta đang trong quá trình hoàn thiện theo xu thế hội nhập quốc tế. Do vậy, khó tránh khỏi những bất cập, sơ hở, chồng chéo tạo nên các kẽ hở cho đối tượng buôn lậu, buôn bán hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa biên giới. Các văn bản dưới luật do các bộ ngành ban hành còn chậm chễ, chưa sát thực tế, nhiều trường hợp mới ban hành đã gặp phải bất cập trong áp dụng thực hiện không thống nhất giữa các địa phương/đơn vị hoặc xung đột với văn bản luật dẫn tới trường hợp phải sửa đổi bổ sung nhiều lần đối với một văn bản pháp quy. Việc này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc áp dụng các văn bản trong thực hiện công tác hải quan, gây ra những lúng túng, tăng thêm thời gian xử lý, thông quan hàng hóa.
- Địa bàn hoạt động của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng rộng, cảng biển kéo dài gồm nhiều đơn vị kinh doanh cảng, vùng sông nước lãnh hải rộng trong khi phương tiện, lực lượng kiểm soát có hạn nên không thể tuần tra kiểm soát toàn bộ hoạt động trên địa bàn. Đặc biệt trang biết bị là phương tiện tuần tra còn yếu và thiếu nên không đáp ứng được nhiệm vụ tuần tra trên biển.
- Hoạt động phối hợp giữa các đơn vị trong lực lượng chuyên trách chống buôn lậu; giữa lực lượng chuyên trách chống buôn lậu và các lực lượng nghiệp vụ khác trong ngành Hải quan ở từng cấp còn nhiều hạn chế như: Việc cung cấp, trao đổi thông tin về đối tượng, hàng hoá, vụ việc... giữa các Chi cục Hải quan với Đội Kiểm soát Hải quan, giữa các Cục Hải quan địa phương và Cục Điều tra chống buôn lậu, giữa Cục Hải quan Hải Phòng và Cục quản lý thị trường thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình chưa thường xuyên, chính xác, liên tục.
- Do hàng hóa sản xuất trong nước chưa đủ sức cạnh tranh về chất lượng, giá thành, công tác kiểm tra, quản lý từ khâu sản xuất đến lưu thông
chưa chặt chẽ, hàng giả hàng thật còn trà trộn lẫn lộn trên thị trường…gây khó khăn cho công tác phòng, chống buôn bán hàng giả, hàng nhái.
- Phương thức thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi, xảo quyệt và manh động, đòi hỏi ngành hải quan phải đầu tư đúng mực cho thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, trong khi nguồn lực, kinh phí, phương tiện phục vụ cho công tác này còn thiếu, hạn hẹp nên kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận chưa cao.
- Theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế, Việt Nam sẽ giảm dần thuế suất đối với nhiều dòng thuế và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan dẫn đến lưu lượng hàng hóa XNK, hành khách xuất nhập cảnh; các hoạt động đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu,... gia tăng mạnh mẽ. Song song với xu thế này các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới với những phương thức mới với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt mang tính quốc tế cũng đã xuất hiện tại Việt Nam.
- Năm 2021 là một năm đầy thử thách và khó khăn, dịch Covid-19 diễn ra từ năm 2020 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu trên toàn tuyến, địa bàn, khu vực cửa khẩu cảng, biển Hải Phòng. Các hình thức, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có chiều hướng tinh vi hơn, các đối tượng lợi dụng những bất cập, chính sách ưu đãi để thực hiện hành vi vi phạm, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong việc phát hiện, bắt giữ và xử lý. Việc điều tra xác minh liên quan đến hàng hóa XNK vi phạm pháp luật đối với các doanh nghiệp nằm ngoài địa bàn Hải Phòng không thể thực hiện, kể cả việc mời đại diện doanh nghiệp đến trụ sở cơ quan Hải quan làm việc (nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng ở tỉnh, thành phố đang thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ), sẽ ảnh hưởng đến thời hạn, thời hiệu, quá trình điều tra, xử lý vi phạm theo quy định.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HÀNG GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG