Nghiên cứu của Lƣơng Ngọc Khuê về thực trạng nguồn nhân lực bệnh viện tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 cho thấy tỷ lệ NVYT trên giƣờng bệnh thực kê năm 2010 tại các tuyến là 1,07. Chỉ số này đạt đƣợc mức quy định của Thông tƣ 08 (1- 1,55). Có thể thấy ở khu vực tƣ nhân, tỷ lệ này rất cao, vƣợt trội khu vực công lập. Tỷ lệ này tăng nhẹ từ năm 2008 đến năm 2010 tại tuyến tỉnh (0,99 lên 1,08) và huyện (0,93 lên 1,05), trong khi giảm nhẹ ở tuyến trung ƣơng. Nhƣng xét về trình độ, chỉ có 6% số điều dƣỡng đang làm việc tại các bệnh viện tuyến huyện đạt đƣợc trình độ cao đẳng và đại học, không có ngƣời nào có trình độ sau đại học trong tổng số 20.023 điều dƣỡng tuyến huyện. Tại tuyến tỉnh có 8,4% đạt trình độ cao đẳng trở lên, tuyến trung ƣơng có 15,1% điều dƣỡng có trình độ cao đẳng trở lên. Nhƣ vậy có thể nói tuyến huyện đã đạt chỉ tiêu về số lƣợng nhƣng chất lƣợng vẫn cần phải cải thiện [24].
Nghiên cứu của Huỳnh Hoàng Sơn về thực trạng nguồn nhân lực Điều dƣỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên các bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Bến Tre năm 2014. Cho thấy có sự thiếu hụt về số lƣợng và không cân đối về trình độ chuyên môn. Trong 816 nhân viên y tế thì số lƣợng điều dƣỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên là 415 chỉ chiếm 87,8% so với quy định. Điều dƣỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn sau đại học chiếm 1,2%, trình độ cao đẳng và đại học chiếm 12,5%, trung học chiếm 84,8% và sơ học chiếm 1,5%. Về chất lƣợng để đạt 50% điều dƣỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao đẳng trở lên, các bệnh viện phải tuyển dụng, đào tạo ít nhất 382 điều dƣỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên. [29]
Nghiên cứu của Lê Quang Trí về thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dƣỡng tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp năm 2013 cho thấy: Nguồn nhân lực y tế và cơ cấu các bộ phận hiện tại bệnh viện Đồng Tháp còn thiếu hụt so với quy định nhƣ tỷ lệ nhân viên/giƣờng bệnh đạt 1,05 so với quy định từ 1,25 đến 1,40. Nguồn nhân lực hiện tại bệnh việc chỉ đạt từ 74,9% - 83,9% so với quy định; trình độ chuyên môn của điều dƣỡng chủ yếu là trung cấp (87,6 %) [ 3 3 ] .
Tƣơng tự nhƣ tình hình nhân lực y tế đang thiếu hụt về số lƣợng và mất cân đối về chất lƣợng cho thấy ở nghiên cứu thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa Pleiku - tỉnh Gia Lai năm 2010 của Nguyễn Thi, nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Thủy về tình hình nhân lực y tế tại bệnh viện tuyến huyện, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2007 – 2011 [31] ,[32].
Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Thu Hà về thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dƣỡng tại các bệnh viện chuyên khoa tỉnh Phú Thọ năm 2015 cho thấy nguồn nhân lực tại các bệnh viện chuyên khoa tỉnh Phú Thọ so với quy định tại TT 08 đều chƣa đủ nhân lực y tế. Nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện này không chỉ thiếu về số lƣợng mà còn có sự bất cập, thiếu hợp lý. Tỷ lệ bác sĩ/điều dƣỡng của các bệnh viện chuyên khoa tỉnh Phú Thọ đều chƣa đạt so với quy định tại TT 08. Trong đó thấp nhất là bệnh viện Y dƣợc cổ truyền đạt 1 bác sĩ/0,8 điều dƣỡng, bệnh viện Phục hồi chức năng là 1 bác sĩ/1,6 điều dƣỡng, bệnh viện Lao và bệnh phổi là 1 bác sĩ/1,7 điều dƣỡng, cao nhất là bệnh viện tâm thần 1 bác sĩ/2,1 điều dƣỡng. [20]