Thái Bình nằm trên khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Tỉnh có vị trí gần với khu tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Tổng diện tích của tỉnh khoảng 1.542,24 km2. Thái Bình có 1 thành phố và 7 huyện đƣợc chia thành 285 xã/phƣờng/thị trấn. Dân số của tỉnh Thái Bình là 1.865.000 ngƣời, mật độ dân số 1.192 ngƣời/km2, trong đó 94,2% dân số là ngƣời ở nông thôn.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết số 20/2015 - HĐND ngày 9/12/2015 của HĐND tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; tăng cƣờng và nâng cao công tác y tế dự phòng; chủ động phòng chống dịch bệnh; kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm;củng cố, hoàn thiện hệ thống y tế, mạng lƣới y tế cơ sở; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. [21]
Thái Bình có 10 bệnh viện tuyến tỉnh, bao gồm 1 bệnh viện đa khoa, 8 bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Điều dƣỡng và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Phong Văn môn, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Mắt) và Bệnh viện Đại học Y Dƣợc Thái Bình. Mặc dù chỉ có 7 huyện nhƣng lại có 11 bệnh viện đa khoa huyện và 1 bệnh viện đa khoa Thành phố [22],[34].
Tổng số giƣờng bệnh trong toàn tỉnh 2.510 giƣờng, trong đó tuyến tỉnh 1.280 giƣờng, tuyến huyện thành phố 1.230 giƣờng. Ngoài ra có 50 giƣờng bệnh của trƣờng Đại học Y Dƣợc, 30 giƣờng bệnh của bệnh xá quân đội, 20 giƣờng bệnh công an tỉnh và 50 giƣờng bệnh Đa khoa tƣ nhân Lâm Hoa. Tỷ lệ giƣờng bệnh chung là 14 giƣờng bệnh/1 vạn dân. Trạm y tế hiện có 1.420 giƣờng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 866 cơ sở cá nhân tham gia hành nghề y dƣợc tƣ nhân, trong đó: y 295, dƣợc 482, y học cổ truyền 109 cơ sở. Ngành y tế Thái Bình đƣợc đánh giá là tỉnh có đội ngũ cán bộ y tế khá toàn diện với gần 4000 cán bộ y tế các tuyến, tỷ lệ bác sĩ/1 vạn dân là 5,17. [28]
Hệ thống y tế của tỉnh Thái Bình đã đƣợc quan tâm đầu tƣ đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đội ngũ cán bộ đƣợc đào tạo theo quy hoạch lâu dài. Cùng với đó cơ chế hoạt động sẽ tiếp tục đƣợc thay đổi tạo điều kiện cho các bệnh viện công lập sẽ đƣợc mở rộng. Hệ thống y tế sẽ đƣợc sắp xếp cho phù hợp với yêu cầu cao hơn phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh tăng cƣờng đƣợc sức mạnh chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, tại Thái Bình đang tồn tại tình trạng thừa, thiếu bác sỹ và điều dƣỡng có trình độ chuyên sâu từ tuyến tỉnh đến huyện.
Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức ngành điều dưỡng Thái Bình
Điều dƣỡng trƣởng Sở Y tế
Phòng Điều dƣỡng bệnh viện đa khoa/
chuyên khoa Điều dƣỡng trƣởng Trung tâm Y tế huyện Điều dƣỡng trƣởng các khoa Điều dƣỡng Trạm y tế Điều dƣỡng trƣởng các khoa
Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng
Báo cáo thống kê về nhân lực của 6 bệnh viện tại Thái Bình năm 2016. Báo cáo tổng kết năm 2016 và kế hoạch năm 2017 của các bệnh viện. Điều dƣỡng viên hiện đang làm việc tại 6 Bệnh viện tại tỉnh Thái Bình. * Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Các điều dƣỡng không đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Các điều dƣỡng không có mặt tại các khoa đƣợc chọn trong khoảng thời gian thu thập số liệu nghiên cứu.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính
- Giám đốc/phó giám đốc hoặc Trƣởng phòng tổ chức cán bộ 6 bệnh viện. - Trƣởng phòng điều dƣỡng bệnh viện hoặc Điều dƣỡng trƣởng khoa của 6 bệnh viện
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu tiến hành từ tháng 10/2016 đến tháng 08/2017.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại 6 bệnh viện trong toàn tỉnh Thái Bình, bao gồm các bệnh viện: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện đa khoa thành phố, Bệnh viện đa khoa huyện Tiền Hải, Bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thƣ.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp giữa nghiên cứu định lƣợng và nghiên cứu định tính.
2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu
* Cỡ mẫu nghiên cứu định lƣợng:
Báo cáo về toàn bộ nhân lực, cơ cấu tổ chức, biên chế, hợp đồng của các bệnh viện năm 2016.
Các điều dƣỡng viên đang công tác tại 6 bệnh viện tại tỉnh Thái Bình (420 điều dƣỡng).
* Cỡ mẫu nghiên cứu định tính:
Thực hiện 2 cuộc phỏng vấn sâu với 12 cuộc phỏng vấn với 2 nhóm đối tƣợng:
- Giám đốc/phó giám đốc hoặc Trƣởng phòng tổ chức cán bộ của 6 bệnh viện: 6 ngƣời
- Điều dƣỡng trƣởng hoặc điều dƣỡng trƣởng khoa của 6 bệnh viện: 6 ngƣời.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu
* Phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu định lƣợng:
Chia các bệnh viện trong tỉnh làm 2 tuyến (tuyến tỉnh và tuyến huyện)
+ Tuyến tỉnh gồm 10 bệnh viện: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình, Bệnh viện Lao, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện điều dƣỡng Phục hồi chức năng, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Phong da liễu Văn Môn, Bệnh viện Tâm thần.
+ Tuyến huyện gồm 12 bệnh viện: Bệnh viện đa khoa Đông Hƣng, Bệnh viện đa khoa Hƣng Nhân, Bệnh viện đa khoa Nam Tiền Hải, Bệnh viện đa khoa Thái Ninh, Bệnh viện đa khoa Vũ Thƣ, Bệnh viện đa khoa Hƣng Hà, Bệnh viện đa khoa Kiến Xƣơng, Bệnh viện đa khoa Phụ Dực, Bệnh viện đa khoa Thái Thụy, Bệnh viện đa khoa Tiền Hải, Bệnh viện đa khoa Quỳnh Phụ.
Mỗi tuyến chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ, tuyến tỉnh 3/10 bệnh viện và tuyến huyện 3/12 bệnh viện để tiến hành điều tra, 6 bệnh viện đƣợc chọn là: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện đa khoa Thành phố, Bệnh viện đa khoa Tiền Hải, Bệnh viện đa khoa Vũ Thƣ.
Chọn ngẫu nhiên điều dƣỡng từ 6 bệnh viện đƣợc lựa chọn, mỗi bệnh viện điều tra 70 điều dƣỡng, tổng số điều dƣỡng chọn vào nghiên cứu là 420.
* Phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu định tính:
- Lãnh đạo bệnh viện: Chọn chủ đích Giám đốc/phó giám đốc hoặc Trƣởng phòng Tổ chức cán bộ để tiến hành phỏng vấn sâu mỗi bệnh viện 01 ngƣời.
Điều dƣỡng trƣởng: Chọn chủ đích Trƣởng phòng điều dƣỡng hoặc điều dƣỡng trƣởng khoa để tiến hành phỏng vấn sâu mỗi bệnh viện 01 ngƣời.
Đối tƣợng tham gia nghiên cứu định tính đƣợc lựa chọn có chủ đích là những ngƣời đáp ứng các tiêu chuẩn về giới tính, tuổi, vị trí công tác và có khả năng cung cấp đủ thông tin.
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.5.1. Thu thập số liệu định lượng
Số liệu đƣợc thu thập bằng bộ câu hỏi có cấu trúc (Phụ lục 1, Phụ lục 2) - Tổ chức thu thập số liệu định lƣợng: Nghiên cứu viên liên hệ trƣớc với Giám đốc 6 bệnh viện tại tỉnh Thái Bình nói rõ mục đích nghiên cứu, gửi kế hoạch điều tra và hẹn thời gian để tiến hành điều tra.
- Số liệu thứ cấp về thực trạng nhân lực: do nghiên cứu viên trực tiếp thu thập từ phòng Tổ chức cán bộ của các bệnh viện: báo cáo về nhân lực chung của các bệnh viện, báo cáo thống kê nhân lực, báo cáo về quy hoạch, bổ nhiệm, công tác đào tạo, thi đua – khen thƣởng năm 2016.
- Sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc để thu thập thông tin liên quan đến nhân lực điều dƣỡng. Nghiên cứu viên xuống từng khoa phòng của 6 bệnh viện nêu rõ mục đích của nghiên cứu. Sau đó nghiên cứu viên phát phiếu điều tra đến từng đối tƣợng nghiên cứu, giải thích rõ các thắc mắc. Khi đối tƣợng nghiên cứu nộp phiếu điều tra, nghiên cứu viên kiểm tra xem phiếu đã đƣợc điền đầy đủ chƣa, nếu còn thiếu yêu cầu ngƣời tham gia bổ sung đầy đủ.
2.5.2. Thu thập số liệu định tính
- Nghiên cứu viên sử dụng bộ câu hỏi hƣớng dẫn phỏng vấn sâu cho 02 nhóm đối tƣợng để thu thập số liệu định tính. (Phụ lục 3, phụ lục 4)
- Nghiên cứu viên là ngƣời trực tiếp tiến hành 12 cuộc phỏng vấn sâu các nhóm đối tƣợng nghiên cứu. Nghiên cứu viên liên hệ trƣớc với các đối tƣợng mời tham gia phỏng vấn, nêu rõ mục đích, ý nghĩa, các nội dung phỏng vấn sâu và thống nhất thời gian, địa điểm cuộc phỏng vấn cụ thể.
- Nội dung các cuộc phỏng vấn sâu đƣợc ghi chép, thu thập bằng băng ghi âm để gỡ băng khi phân tích số liệu.
- Nội dung phỏng vấn sâu về một số yếu tố ảnh hƣởng đến nhân lực điều dƣỡng nhƣ: các quan điểm cá nhân về yếu tố công việc, thành tích đƣợc ghi nhận, điều kiện làm việc, mối quan hệ lãnh đạo – đồng nghiệp, chế độ chính sách, chế độ lƣơng – phụ cấp, môi trƣờng làm việc, nhận thức nghề nghiệp và động lực làm việc.
2.6. Các biến số nghiên cứu
2.6.1. Phương pháp xác định biến số nghiên cứu
- Các biến số về nhân lực đƣợc xây dựng dựa trên Thông tƣ liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05 tháng 06 năm 2007 của Bộ Nội vụ - Bộ Y tế về việc hƣớng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nƣớc [2].
- Xác định một số yếu tố ảnh hƣởng đến nhân lực điều dƣỡng qua bộ công cụ thu thập số liệu phát vấn điều dƣỡng và phiếu phỏng vấn sâu Giám đốc/phó giám đốc, trƣởng phòng tổ chức cán bộ; trƣởng phòng điều dƣỡng, điều dƣỡng trƣởng khoa.
2.6.2. Biến số nghiên cứu
STT Biến số nghiên cứu Loại biến Phƣơng pháp thu thập Các biến số về nhân lực
1 Số nhân viên y tế Rời rạc SL thứ cấp
2 Tỷ lệ Bác sĩ/điều dƣỡng Liên tục SL thứ cấp
Các biến số về đặc điểm
Giới Nhị phân Phát vấn
Tuổi Rời rạc Phát vấn
Tình trạng hôn nhân Phân loại Phát vấn
Thu nhập trung bình/tháng Rời rạc Phát vấn
Chức danh Phân loại Phát vấn
Thời gian công tác Rời rạc Phát vấn
Một số yếu tố ảnh hƣởng đến nhân lực điều dƣỡng Các yếu tố về công việc
B1 Công việc đang đảm nhận là quá nhiều Thứ bậc Phát vấn B2 Thực sự yêu thích công việc của mình Thứ bậc Phát vấn B3 Luôn chủ động trong công việc đƣợc giao Thứ bậc Phát vấn B4 Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc Thứ bậc Phát vấn B5 Thủ đúng quy trình kỹ thuật làm việc Thứ bậc Phát vấn B6 Công việc phù hợp với năng lực hiện tại Thứ bậc Phát vấn B7 Có một công việc ổn định và an toàn Thứ bậc Phát vấn
Sự thừa nhận thành tích
C1 Lãnh đạo luôn ghi nhận những kết quả Thứ bậc Phát vấn C2 Đồng nghiệp luôn ghi nhận những kết quả Thứ bậc Phát vấn C3 Kết quả công việc cấp trên đánh giá đúng Thứ bậc Phát vấn C4 Thi đua khen thƣởng hiện nay là hợp lý Thứ bậc Phát vấn
Đào tạo phát triển
D1 Kinh nghiệm làm việc đƣợc nâng cao Thứ bậc Phát vấn D2 Đƣợc bệnh viện tạo điều kiện học tập Thứ bậc Phát vấn D3 Hỗ trợ kinh phí đi học hiện nay là hợp lý Thứ bậc Phát vấn D4 Công bằng trong việc học tập điều dƣỡng Thứ bậc Phát vấn
Giá trị nghề nghiệp
E1 Công việc xã hội đánh giá cao Thứ bậc Phát vấn E2 Công việc lãnh đạo đánh giá cao Thứ bậc Phát vấn E3 Công việc đƣợc đồng nghiệp đánh giá cao Thứ bậc Phát vấn E4 Công việc đƣợc gia đình đánh giá cao Thứ bậc Phát vấn E5 Công việc đƣợc ngƣời bệnh/ngƣời nhà ngƣời
bệnh đánh giá cao
Thứ bậc Phát vấn
F2 Cơ sở vật chất, trang thiết đảm bảo đầy đủ Thứ bậc Phát vấn F3 Cơ sở vật chất, trang thiết đảm bảo an toàn Thứ bậc Phát vấn
Quan hệ Lãnh đạo, đồng nghiệp
G1 Cấp trên luôn lắng nghe và chia sẻ Thứ bậc Phát vấn G2 Khi gặp khó khăn đƣợc cấp trên giúp đỡ Thứ bậc Phát vấn G3 Cấp trên luôn chỉ đạo sát sao các công việc Thứ bậc Phát vấn G4 Đồng nghiệp lắng nghe và chia sẻ Thứ bậc Phát vấn G5 Đồng nghiệp hỗ trợ/phối hợp Thứ bậc Phát vấn
Chính sách, chế độ
H1 Lãnh đạo đối xử công bằng Thứ bậc Phát vấn
H2 Lãnh đạo khoa, bệnh viện công bằng Thứ bậc Phát vấn H3 Trợ cấp ốm đau, thai sản đƣợc thực hiện tốt Thứ bậc Phát vấn H4 Thực hiện đầy đủ chế độ tham quan, nghỉ
dƣỡng cho cán bộ và nhân viên
Thứ bậc Phát vấn
Thu nhập
I1 Hài lòng với mức lƣơng và phụ cấp Thứ bậc Phát vấn I2 Đồng ý với mức thƣởng của bệnh viện Thứ bậc Phát vấn I3 Hài lòng với chính sách khen thƣởng Thứ bậc Phát vấn
I4 Hài lòng chế độ phụ cấp Thứ bậc Phát vấn
2.7. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá
- Định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nƣớc đƣợc hƣớng dẫn tại Thông tƣ liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV [2]. Theo Thông tƣ này thì định mức biên chế các bệnh viện đƣợc xây dựng dựa trên căn cứ số giƣờng kế hoạch, công suất sử dụng giƣờng bệnh trung bình của 3 năm gần nhất, hạng bệnh viện.
Định mức biên chế chủ yếu đƣợc tính theo tích số của hệ số làm việc theo giờ hành chính và số giƣờng kế hoạch, trong đó hệ số làm việc theo giờ hành chính bệnh viện hạng III tối thiểu là 1,1 và tối đa là 1,2. Ngoài ra định mức biên chế còn tính theo tích số của hệ số làm việc theo giờ hành chính và số giƣờng kế hoạch với % công suất sử dụng giƣờng bệnh trung bình của 3 năm liền kề.
Về cơ cấu nhân lực thì định mức biên chế này phân bố theo tỷ lệ bộ phận và chuyên môn, trong đó quy định:
Bác sĩ/Điều dƣỡng – Hộ sinh – Kỹ thuật viên: 1/3 – 1/3,5
Dƣợc sĩ đại học/Bác sĩ: 1/8 – 1/15
- Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hƣởng đến nhân lực điều dƣỡng qua thống kê thực trạng nhân lực y tế bệnh viện, Điều dƣỡng bệnh viện (chính sách: đào tạo, tuyển dụng, thu hút, duy trì, chế độ đãi ngộ; môi trƣờng làm việc...) đƣợc xây dựng căn cứ Thông tƣ 14/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ nội vụ Hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập [3],[18]. Đồng thời có tham khảo nghiên cứu của tác giả Phan Thị Thu Hà (2015) về một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của điều dƣỡng tại các bệnh viện chuyên khoa tỉnh Phú Thọ [20] để xây dựng bộ công cụ. Chúng tôi xây dựng lại bộ công cụ bao gồm 8 yếu tố với 36 tiểu mục. Nghiên cứu viên đã tham khảo ý kiến của một số lãnh đạo các bệnh viện tỉnh Thái Bình xây dựng lại bộ công cụ cho phù hợp và tiến hành điều tra thử nghiệm trên 20 điều dƣỡng nhằm bổ sung và chỉnh sửa một số câu hỏi cho phù hợp với nội dung nghiên cứu và thực tế tại Thái Bình. Kết quả một số yếu tố ảnh hƣởng đến nhân lực điều dƣỡng có 8 yếu tố và 36 tiểu mục: Các yếu tố