Một số nguyên nhân rối loạn lo âu thường gặp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm tại bệnh viện tâm thần trung ương i (Trang 32 - 33)

1.4.1 Sự thay đổi bất thường chất hóa học trong não có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự thiếu hụt của một số chất hóa học trong não (hay còn gọi là các chất dẫn chuyền thần kinh) như serotonine, GABA (gamma aminobutyric acid), norepinephrine là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu. Điều này được giải thích là do khi nồng độ chất dẫn truyền thần kinh thấp, mạng lưới thông tin liên lạc nội bộ của não bị phá vỡ, dẫn đến bộ não có thể phản ứng một cách không thích hợp trong một số tình huống. Điều đó là yếu tố khởi phát cho sự lo lắng ở nhiều người.

1.4.2 Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lo âu.

Bên cạnh sự tác động của quá trình sinh học trong cơ thể, không thể không kể đến sự tác động của rất nhiều các yếu tố khác như di truyền, môi trường sông, tính cách…

a. Di truyền: Người bệnh rối loạn lo âu thường có liên quan đến yếu tố tiền sử gia đình. Tuy nhiên, khi có một số người thân của bạn mắc bệnh liên quan tới tâm thần thì không có nghĩa là bạn cũng sẽ mắc rối loạn lo âu. Các yếu tố thuộc về hoàn cảnh sống và yếu tố cá nhân khác vẫn có tầm ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề này.

b.Thường xuyên căng thẳng: Khi trải qua các sự kiện làm cho bạn thấy căng thẳng trong một thời gian dài cũng có thể gây rối loạn lo âu. Các tình huống có thể gây căng thẳng đó bao gồm

- Áp lực công việc hoặc thay đổi công việc - Thay đổi chỗ ở, môi trường sống

- Mang thai và sinh con

- Mâu thuẫn gia đình và các mối quan hệ - Cú sốc tình cảm lớn hoặc chấn thương - Sự mất mát người thân, của cải

c. Các vấn đề sức khỏe thể chất: Bệnh mạn tính khó hỗ trợ điều trị cũng gây ra tâm lý lo lắng cho nhiều người. Các bệnh lý phổ biến gây rối loạn lo âu như:

- Rối loạn nội tiết tố (ví dụ hoạt động quá mức tuyến giáp,phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh,…)

- Bệnh tiểu đường - Hen suyễn - Bệnh tim mạch

- Rối loạn tiêu hóa đau dạ dày - Bệnh xương khớp

d. Sử dụng chất gây nghiện: Sử dụng các chất kích thích như rượu, cần sa, thuốc an thần trong một thời gian kéo dài có thể làm tăng bệnh rối loạn lo âu.

e. Yếu tố cá tính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm tại bệnh viện tâm thần trung ương i (Trang 32 - 33)