Điều trị bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm tại bệnh viện tâm thần trung ương i (Trang 34 - 36)

Có 2 phương pháp điều trị bệnh rối loạn lo âu

1.6.1 Dùng thuốc: Có nhiều loại thuốc để giảm bớt triệu chứng của bệnh rối

loạn lo âu, cụ thể:

+ Các thuốc chống lo âu: Benzodiazepines là những thuốc an thần có ưu điểm làm giảm bớt lo âu trong vòng 30 - 90 phút. Nhược điểm của chúng

là gây lệ thuộc thuốc nếu dùng quá vài tuần. Do đó, bác sĩ chỉ dùng thuốc này trong thời gian ngắn để giúp bạn vượt qua giai đoạn đặc biệt căng thẳng.

Các thuốc thường dùng gồm: Alprazolam (xanax), chlordiazepoxide (librium), clonazepam (klonopin), diazepam (valium) và lorazepam (ativan). Tác dụng phụ của những thuốc này có thể gây lảo đảo, choáng váng và mất phối hợp vận động. Dùng liều cao và trong thời gian dài có thể gây rối loạn trí nhớ. Không được lái xe và vận hành máy móc khi đang uống thuốc.

Dùng thuốc là một cách điều trị rối loạn lo âu

+ Buspirone (BuSpar) là một loại thuốc khác thường dùng để điều trị rối loạn lo âu. Đặc điểm của thuốc là phải mất vài tuần mới cải thiện được các triệu chứng, tuy nhiên ưu điểm của nó là không gây lệ thuộc thuốc. Tác dụng phụ thường gặp là cảm giác lâng lâng trong một thời gian ngắn xảy ra sau khi dùng thuốc. Những tác dụng phụ ít gặp hơn là nhức đầu, buồn nôn, cảm giác bồn chồn và mất ngủ.

+ Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc này ảnh hưởng đến hoạt động của một số chất dẫn truyền thần kinh được xem là có vai trò trong hình thành rối loạn lo âu. Các thuốc thường dùng gồm: Fluoxetine (prozac), paroxetine (paxil), imipramine (tofranil), venlafaxine (effexor), escitalopram (lexapro) và duloxetine (cymbalta).

Dù dùng thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm hoặc cả hai, bác sĩ cần điều trị thử vài thứ thuốc trước khi chọn được một loại thích hợp và ít tác dụng phụ nhất cho bạn. Bạn tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

1.6.2 Điều trị bằng tâm lý

- Tư vấn giúp bệnh nhân, gia đình bệnh nhân hiểu được bản chất của rối loạn lo âu và trầm cảm( nguyên nhân, lâm sàng, tiến triển )

- Chiến lược kiểm soát lo âu và giảm stress: + Liệu pháp nhận thức hành vi

+ Tập thư giãn, tập thở, tập khí công, tập yoga.

+ Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động thể lực ( để thư giãn hoặc lôi cuốn bệnh nhân )

+ Tránh lạm dụng rượu, thuốc ngủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm tại bệnh viện tâm thần trung ương i (Trang 34 - 36)