1.5.1 Lo âu và bận tâm quá mức (chờ đợi với sự lo sợ) xuất hiện với phần lớn
thời gian kéo dài tối thiểu là 6 tháng về một số sự kiện hoặc hoạt động (như việc làm hoặc thành tích học tập).
1.5.2 Bệnh nhân cảm thấy khó kiểm soát mối bận tâm này.
1.5.3 Lo âu và bận tâm này kết hợp với 3 (hoặc nhiều hơn) trong số 6 triệu
chứng sau (tối thiểu vài triệu chứng phải hiện diện trong phần lớn thời gian của 6 tháng cuối). Ghi chú: Với trẻ em, chỉ cần 1 triệu chứng là đủ.
(2) Dễ mệt mỏi
(3) Khó tập trung hoặc có những lỗ hổng trí nhớ (4) Dễ bị kích thích
(5) Căng cơ
(6) Rối loạn giấc ngủ (khó đi vào giấc ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn hoặc giấc ngủ không yên, không thoải mái).
1.5.4 Lo âu, bận tâm hoặc các triệu chứng của cơ thể là nguyên nhân gây ra
sự đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng, hoặc làm thay đổi chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác.
1.5.5 Rối loạn này không phải do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất
(chất gây nghiện, thuốc) hoặc do một bệnh khác gây nên (ví dụ: bệnh cường giáp).
1.5.6 Rối loạn này không được giải thích rõ bằng một rối loạn tâm thần khác
(ví dụ: lo âu và bận tâm về những cơn hoảng loạn trong Rối loạn hoảng loạn, đánh giá tiêu cực trong Rối loạn lo âu xã hội [Ám ảnh sợ xã hội], sợ bẩn hoặc những ám ảnh khác trong Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, sợ chia ly với đối tượng mà mình gắn bó trong Rối loạn lo âu chia ly, nhớ lại những sang chấn tâm lý trong Rối loạn Stress sau sang chấn, về giảm cân trong Chán ăn tâm thần, phàn nàn về những đặc điểm của cơ thể trong Rối loạn sợ biến dạng cơ thể, có một bệnh trong Rối loạn nghi bệnh, hoặc có ý nghĩ hoang tưởng trong Hội chứng Tâm thần phân liệt hoặc Rối loạn hoang tưởng).