- Nghiên cứu tuân thủ quy trình đạo đức của Hội đồng đạo đức Trường Đại học Y tế Công Cộng và được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.
- Nghiên cứu tiến hành dựa trên cơ sở tự nguyện tham gia của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC). Trường hợp ĐTNC từ chối hợp tác vẫn được tôn trọng và bỏ ra ngoài danh sách điều tra. Đối với những ĐTNC đồng ý hợp tác thì trước khi trả lời phỏng vấn, ĐTNC được giải thích rõ ràng về mục đích của cuộc điều tra. Sau khi phỏng vấn, ĐTNC được cung cấp thêm những thông tin mà đối tượng chưa biết. Toàn bộ những thông tin thu thập được trong quá trình điều tra chỉ để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, đặc biệt những thông tin nhạy cảm, riêng tư của ĐTNC sẽ được cam kết giữ bí mật tuyệt đối.
- Kết quả nghiên cứu được phản hồi và báo cáo tới ban Giám đốc bệnh viện, các cán bộ quản lý khoa phòng cũng như nhân viên y tế tại các khoa tham gia nghiên cứu sau khi kết thúc nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kiến thức về bú sớm và bú mẹ hoàn toàn của ĐTNC.
Bảng 3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Các thông tin chung n = 290 Tỉ lệ %
Nhóm tuổi 17 – 19 5 1,7 20 – 24 57 19,7 25 – 29 128 44,1 30 – 34 73 25,2 35 – 44 27 9,3 Nghề nghiệp Làm ruộng 13 4,5 Nội trợ 36 12,4 Buôn bán, dịch vụ 42 14,5 CNVC 160 55,2 Khác (HS, SV…) 39 13,4
Nơi sống Nông thôn 104 35,9
Thành thị 186 64,1 Trình độ học vấn Tiểu học 1 0,4 THCS 8 2,8 THPT 61 21,0 Trung cấp/cao đẳng 90 31,0 Đại học trở lên 130 44,8
Đối tượng trong nghiên cứu chủ yếu là các sản phụ ở độ tuổi tuổi 25-29 và 30-34 với các tỷ lệ là 44,1% và 25,2%. Nhóm sản phụ ở độ tuổi 35-44 chiếm 9,3% và thấp nhất là nhóm tuổi 17-19 với tỷ lệ 1,7%. Có 64,1% số sản phụ sống ở nội thành và 35,9% ở ngoại thành. Hơn một nửa số trong số họ là cán bộ công chức (68,6%), tiếp đến buôn bán và nội trợ (12,4% và 14,5%). Tỷ lệ sản phụ làm ruộng chiếm tỷ lệ rất nhỏ (4,5%). Trình độ văn hóa là đại học và sau đại học chiếm tới 44,8%, tiếp đến là trung cấp/cao đẳng (31,0%), THPT chiếm 21,0%. Số sản phụ tốt nghiệp THCS và tiểu học rất ít (2,8% và 0,4%).
Bảng 3.1.2. Khám thai và tư vấn trước sinh về sữa mẹ của ĐTNC Số lần khám thai n = 290 Tỉ lệ % < 3 lần 5 1,7 ≥ 3 lần 285 98,3 Nơi khám thai nhiều nhất BV Phụ sản Hà Nội 168 57,9 BV huyện 47 16,2 Phòng khám tư nhân 75 25,9
Tư vấn trước sinh NCBSM Có (n=102) BVPSHN 24 (23,5%) 35,2 BV Huyện 28 (27,5%) PK tư nhân 50 (49%) Không 188 64,8
Nội dung tư vấn (N=102)
Lợi ích của sữa mẹ 74 72,5
Cho trẻ bú sớm 73 71,6
Bú mẹ hoàn toàn 77 75,5
Khác (chế độ ăn, thuốc lợi sữa…)
8 7,8
Chọn cả 3 nội dung trên 42 41,2
Hầu hết sản phụ đều khám thai trên 3 lần (98,3%), chỉ có một số rất ít sản phụ đi khám thai 1 và 2 lần (1,7%). Nơi khám thai của sản phụ ở Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chiếm 57,9%, khám thai tại phòng khám tư nhân là 25,9% và 16,2% khám thai tại bệnh viện huyện. Số sản phụ không được tư vấn trong khám thai chiếm 64,8%, chỉ có 35,2% được tư vấn NCBSM. Các nội dung tư vấn cho sản phụ là về lợi ích của sữa mẹ (72,5%), cho trẻ bú sớm sau sinh (71,6%), cho trẻ bú mẹ hoàn toàn (75.9%), còn lại là các nội dung khác (7,8%). Có 41,2% được tư vấn về cả 3 nội dung trên.
Bảng 3.1.3. Thông tin về lần sinh con của ĐTNC Lần sinh con n = 290 Tỉ lệ % Thứ nhất 143 49,3 Thứ 2 126 43,4 Con thứ 3 trở lên 21 7,3 Cách thức đẻ Đẻ thường 181 62,4 Đẻ mổ 75 25,9 Đẻ can thiệp 34 11,7 Tình trạng mẹ sau đẻ Mẹ bình thường 272 93,8
Mẹ phải can thiệp (mẹ bệnh lý, chảy máu, đờ TC, KSTC…)
18 6,2
Trong 290 đối tượng nghiên cứu hầu hết các sản phụ sinh con lần thứ nhất và thứ hai (49,3% và 43,4%), sản phụ sinh con lần thứ ba chiếm tỉ lệ không nhiều (7,3%). Sản phụ đẻ thường chiếm 62,4%, mổ đẻ là 25,9%, và 11,7% là số sản phụ phải can thiệp trong khi sinh con. Hầu hết các sản phụ (93,8%) có tình trạng sức khỏe bình thường sau sinh. Có 18 sản phụ (6,2%) bị chảy máu sau đẻ (đờ tử cung, rách phức tạp, mẹ bị bệnh lý về tim mạch, hô hấp và kiểm soát tử cung do sót rau).
Bảng 3.1.4. Kiến thức về sữa non của ĐTNC
n Tỉ lệ %
Khái niệm sữa non
Là sữa có ngay sau khi sinh và trong ngày đầu sau đẻ 212 73,1
Là sữa chứa nhiều dinh dưỡng 19 6,5
Sữa đọng trong vú mẹ 15 5,2
Không biết 44 15,2
Tổng số 290 100
Phần lớn số sản phụ (79,6%) trả lời đúng về khái niệm về sữa non là sữa có ngay sau khi sinh và trong ngày đầu sau đẻ và là sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng. Số sản phụ không biết khái niệm về sữa non là sữa như thế nào chiếm 15,2%. Có 5,2% số bà mẹ cho là sữa non là sữa đã đọng lâu trong vú mẹ.
Bảng 3.1.5. Kiến thức về thời gian cho trẻ bú sớm của ĐTNC
Thời gian cho bú n Tỉ lệ %
Trong vòng một giờ đầu sau khi sinh 77 26,6
Cho bú càng sớm càng tốt (ngay sau khi sinh) 149 51,4
Cho bú khi sữa về 60 20,7
Không biết 4 1,3
Tổng số 290 100
Có 26,6% sản phụ biết cho trẻ bú sớm là bú trong vòng một giờ sau khi sinh, 51,4% cho là cho trẻ bú càng sớm càng tốt. Có 20,7% số sản phụ cho là phải chờ sữa về mới cho bú và có 1,3% không biết về khái niệm cho bú sớm.
Biểu đồ 3.1.1 Kiến thức về lợi ích sữa non của ĐTNC
Sản phụ trả lời về lợi ích của sữa non là sữa có nhiều chất giúp trẻ chống nhiễm khuẩn là 79,3%, sữa rất tốt cho trẻ mới sinh là 79,9%, có nhiều chất giúp hoàn thiện hệ tiêu hóa của trẻ là 50,7%. Vẫn còn 2,4% số sản phụ không biết về lợi ích của sữa non.
Biểu đồ 3.1.2. Kiến thức về lợi ích cho trẻ khi bú mẹ sớm của ĐTNC
Phần lớn sản phụ (78,6%) biết rằng bú sớm trẻ sẽ được cung cấp kháng thể, giảm nguy cơ vàng da (67,2%). Có 41,4% số sản phụ cho rằng bú sớm tránh hạ thân nhiệt. Rất ít các sản phụ (6,2%) biết về lợi ích khác (trẻ tăng cân, thông minh, tiêu hóa tốt hơn) và có 5,9% số sản phụ không biết về kiến thức này.
Biểu đồ 3.1.3. Kiến thức về lợi ích cho mẹ khi cho trẻ bú sớm của ĐTNC
Các bà mẹ biết về lợi ích chính của việc cho bú sớm đối với mẹ là kích thích sữa về (84,5%), giảm nguy cơ chảy máu (62,1%) và giảm các bệnh về vú (54,5%).
Biểu đồ 3.1.4. Kiến thức về nguy cơ cho trẻ khi không được bú sữa non của ĐTNC
Hầu hết sản phụ biết về nguy cơ khi trẻ không được bú sữa non là trẻ dễ bị mắc bệnh (94,8%), dễ bị suy dinh dưỡng (64,5%), kém thông minh (29,7%), một số nguy cơ khác như rối loạn tiêu hóa, còi xương, nôn trớ (2,8%).
Bảng 3.1.6. Niềm tin về số lượng và chất lượng của sữa non của ĐTNC
Niềm tin n Tỉ lệ %
Số lượng sữa non Có đủ sữa 155 53,4
Không đủ sữa 135 46,6
Tổng cộng 290 100
Dinh dưỡng của sữa non
Thiếu dinh dưỡng 29 10,0
Đủ dinh dưỡng 261 90,0
Tổng cộng 290 100
Có 53,4% số bà mẹ tin rằng có đủ số lượng sữa non cho trẻ bú sau khi sinh và 46,6% không tin điều đó trong khi có đến 90% số bà mẹ tin là sữa non đủ dinh dưỡng cho trẻ, chỉ có 10% số sản phụ cho rằng sữa non thiếu chất dinh dưỡng.
Biểu đồ 3.1.5. Kiến thức về cho trẻ bú sớm của ĐTNC
Trong 290 đối tượng nghiên cứu có 73,1% đạt kiến thức về cho trẻ bú sớm và tỷ lệ không đạt là 26,9%.
Bảng 3.1.7. Kiến thức về bú mẹ hoàn toàn của ĐTNC
n Tỉ lệ % Khái niệm về bú mẹ hoàn toàn
Chỉ bú mẹ không cho bất cứ thức ăn, nước uống nào khác 136 46,9 Bú mẹ là chính, có thể cho uống thêm nước lọc tráng miệng 154 53,1
Tổng cộng 290 100
Có 46,9% số sản phụ hiểu đúng về khái niệm bú mẹ hoàn toàn là chỉ cho trẻ bú mẹ không cho ăn bất cứ thức ăn, nước uống nào khác.
Bảng 3.1.8. Kiến thức về số bữa bú trong ngày của trẻ của ĐTNC
n Tỉ lệ %
Số bữa bú trong ngày của trẻ
Bú theo nhu cầu của trẻ (ít nhất là 8 lần/ngày) 183 63,1
Bú khi trẻ khóc 107 36,9
Tống số 290 100
Phần lớn các sản phụ đều nói rằng cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ ít nhất là 8 lần/ngày (63,1%), có 36,9% số sản phụ cho rằng chỉ cho trẻ bú khi trẻ khóc.
Bảng 3.1.9. Kiến thức về cách bảo vệ và duy trì nguồn sữa của ĐTNC
n Tỉ lệ %
Cho trẻ bú nhiều 191 65,9
Uống đủ nước 159 54,8
Ăn đủ chất, tăng chất lợi sữa 210 72,4
Tinh thần thoải mái 189 65,2
Khác (uống thêm cốm lợi sữa, uống thêm sữa…) 4 1,3 Cách duy trì nguồn sữa mẹ tốt nhất được 72,4% số sản phụ trả lời là ăn nhiều, ăn đủ chất, tiếp theo là cho trẻ bú mẹ nhiều (65,9%), tinh thần thoải mái (65,2%), uống đủ nước (54,8%). Còn lại 1,3% sản phụ cho rằng ngoài các yếu tố trên phải sử dụng thêm sữa và cốm tăng sữa.
Biểu đồ 3.1.6. Sự tiếp cận thông tin của ĐTNC
Trong 290 ĐTNC phần lớn các sản phụ cho biết thông tin từ người thân bạn bè (69,7%), trên mạng internet (66,9%), đọc sách, báo (53,3%), thông tin đại chúng (55,8%). Nguồn tin từ cán bộ y tế chỉ chiếm 25,8%.
Bảng 3.1.10 Mong muốn được nhận thêm thông tin của ĐTNC
n Tỉ lệ %
Có 278 95,9
Không 12 4,1
Tổng cộng 290 100
Hầu hết các sản phụ đều mong muốn nhận được thêm thông tin về sữa mẹ (97,1%), chỉ có 4,1% nói rằng họ đã đủ thông tin và đây là những sản phụ có kiến thức, thực hành đúng về cho trẻ bú sớm và hơn nữa đây là nhóm sản phụ có trình độ học vấn và là cán bộ viên chức.
3.2. Thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh của ĐTNC
Biểu đồ 3.2.1. Thực hành cho trẻ bú sớm của ĐTNC
Chỉ có 33,8% sản phụ thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh.
Lý do các sản phụ cho con bú sớm trong vòng giờ đầu sau sinh, chủ yếu là
nhờ có kiến thức và được tư vấn về lợi ích của cho bú sớm. “Em cho con bú khoảng 30 phút sau khi sinh, khi BS chuyển em và con ra giường em cho con bú luôn, bác sỹ cũng nhắc cho con bú và em cũng được biết rằng cho con bú sớm là tốt” (Sản
phụ LA, 30 tuổi sinh con lần thứ hai).
Tuy nhiên cũng nhiều sản phụ hiểu biết về lợi ích của cho con bú sớm nhưng vì đau do các can thiệp trong khi sinh:
“Em nghĩ sau khi sinh xong nếu cho trẻ bú được ngay là tốt nhất, nhưng cũng phải phụ thuộc vào mẹ nữa chị ạ. Em sinh con bị khâu nhiều nên không thể bế con cho bú được” (NTH 25 tuổi – sinh con lần thứ nhất).
“Em có biết là cho trẻ bú sớm sau sinh là rất tốt cho trẻ, nhưng em sinh mổ nên không thể cho trẻ bú ngay sau sinh được. Khi chuyển con về với mẹ là em cố gắng cho con bú ngay nhưng lúc đó cháu bé lại ngủ không bú mẹ” (NTD, 24 tuổi –
sinh con lần thứ nhất). Sản phụ quá mệt mỏi, mất sức sau cuộc đẻ nên mặc dù biết
kiến thức về bú sớm nhưng không thể cho con bú sớm được “Sinh xong em như không còn chút sức lực nào nữa, nhìn thấy con muốn cho con bú mà không làm được” (Sản phụ HTH, 25 tuổi, sinh con lần thứ nhất).
Tuy nhiên một số sản phụ do thiếu kiến thức, thiếu kinh kinh nghiệm và bị ảnh hưởng bởi quan niệm, thực hành của các thành viên gia đình là cần cho trẻ ăn thêm
sữa ngoài vì sợ trẻ đói “Do mẹ chồng em nói nên cho trẻ bú sữa ngoài, sợ trẻ mới đẻ đói, mẹ mệt, nên bà pha sữa cho con em uống. Ngày hôm sau đỡ mệt em mới cho con bú” ( ĐHT, 20 tuổi, sinh con lần thứ nhất).
Bảng 3.2.1. Nguyên nhân cản trở trẻ bú mẹ sớm sau sinh (n=192)
Nguyên nhân cản trở n Tỉ lệ % Lý do y tế Mẹ: - Mổ đẻ (mẹ cách ly con 6h đầu) 75 39,1 - Mẹ bị tai biến 12 6,2 - Mẹ đau, mệt sau đẻ 156 81,3 Trẻ cách ly với mẹ:
Trẻ sơ sinh do non tháng 26 13,5
Trẻ bị suy hô hấp, tiêm vacxin... 46 24,0 Yếu tố gia đình (sợ trẻ đói, SP chưa có sữa…) 46 24,0
Chưa có đủ sữa 31 16,1
Khác (do cơ sở y tế, môi trường…) 14 7,3
Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chủ yếu cản trở bà mẹ cho con bú sớm là lý do về y tế và tác động từ gia đình. Nguyên nhân y tế từ phía mẹ là là do mẹ đau, mệt sau đẻ (81,3%), mổ đẻ là 39,1%; về phía con là trẻ non tháng (13,5%) và bị bệnh (24,0%).
Phỏng vấn một số sản phụ cũng cho thấy nguyên nhân cản trở sản phụ cho trẻ bú sớm sau sinh do đau hoặc phải sinh mổ
“Sau khi đẻ em bị bại hông, đau lắm không cho con bú được, ngày hôm sau em mới cho con bú” (LDL, 33 tuổi, sinh con lần thứ hai)
“Em cách ly con 6 tiếng do mổ đẻ sau đó chuyển con lên sợ con đói gia đình em pha sữa ngoài cho cháu bú, sau đó 1 ngày em mới cho con bú được” (LPT, 27
tuổi – sinh con lần thứ nhất).
Nguyên nhân do các bệnh lý, trẻ sinh non tháng phải nằm theo dõi và điều trị
tại khoa sơ sinh ảnh hưởng đến thời gian trẻ được về với mẹ “Em bị viêm gan B, khi sinh xong cháu phải chuyển lên khoa sơ sinh để tắm và tiêm vacxin, theo dõi 1 ngày mới chuyển về với mẹ” (LTP, 25 tuổi, sinh con lần thứ hai).
“Cháu sinh thiếu tháng phải nằm lồng ấp không bú mẹ được” (NTM – 19
tuổi, sinh con lần thứ nhất)
Về vấn đề này NVYT chăm sóc sau sinh cho biết“Em nhắc các sản phụ cho con bú khi trả con về mẹ nhưng sản phụ thường kêu đau, mệt” (NHS chăm sóc sau khi sinh khoa A2).
Biểu đồ 3.2.2. Những khó khăn khi cho trẻ bú lần đầu của ĐTNC
Có 53,8% sản phụ cho rằng mẹ mệt và đau sau sinh, mẹ mổ đẻ chiếm 25,9%, trẻ không chịu bú mẹ là 21,7%, chỉ có 7,9% không gặp khó khăn gì.
Về khó khăn gặp phải khi cho trẻ bú lần đầu sau khi sinh chủ yếu vẫn là lý do đau và mệt sau khi sinh“Sau khi sinh xong em rất mệt, cháu được gia đình cho ăn sữa ngoài” (ĐTX, 34 tuổi, sinh con lần thứ hai).
Ngoài ra cũng có một số lý do khó khăn khiến sản phụ không cho bú được như
không biết cách cho trẻ bú mẹ “Khi sinh xong em loay hoay 1 lúc không cho bú được” (NTH, 25 tuổi – sinh con lần thứ nhất).
Cũng có một số trẻ sau khi sinh trẻ ngủ nhiều vì bắt đầu hồi phục sau quá
trình thở “Sinh xong cháu cứ ngủ, đánh thức cũng không dậy” (BTNH, 32 tuổi -
sinh con lần thứ hai).
Bảng 3.2.2. Người hỗ trợ khi cho trẻ bú lần đầu của ĐTNC
Người hỗ trợ n Tỉ lệ %
Cán bộ Y tế 22 7,6
Người nhà 217 74,8
Không ai giúp 51 17,5
Tổng số 290 100
Phần lớn sản phụ được người nhà hỗ trợ cho bú với tỉ lệ 74,8%, không có ai hỗ trợ là 17,5%. Chỉ có rất ít sản phụ nói rằng được cán bộ y tế giúp khi cho trẻ bú lần đầu tiên (7,6%).
Nhân viên y tế có vai trò rất quan trọng trong việc theo dõi, chăm sóc, trợ giúp sản phụ sau khi sinh nhất trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. NVYT sẽ giải đáp những thắc mắc cho sản phụ
“Sản phụ thường hay hỏi về các loại sữa non thay thế”( NTH- 25 tuổi- NHS)
Hỗ trợ, tư vấn cho sản phụ về lợi ích của cho trẻ bú sớm, NVYT còn phải tư vấn cho sản phụ các kỹ năng cho bú như tư thế ngồi, cách cho trẻ ngậm bắt vú đúng. Về vấn đề này NVYT cho biết:
“Sản phụ ra phòng chăm sóc, NVYT nhắc nhở về cho trẻ bú sớm nhưng sản phụ chỉ cho bú chiếu lệ thôi” (NVC – 35 tuổi – ĐDT).
Hơn nữa tình trạng bệnh nhân đông nên phần lớn sản phụ vẫn phải cần có sự