Nhiều nghiên cứu đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm và bú mẹ hoàn toàn và đã có một số kết luận giải thích vì sao kiến thức về lĩnh vực này khá tốt trong khi tỷ lệ thực hành lại thấp. Một số tác giả cho rằng việc cho con bú sớm phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ mới sinh, chất lượng tư vấn của nhân viên y tế hay các bà đỡ, tuổi của mẹ, thời gian chuyển dạ và việc mẹ và con được tiếp xúc sớm ngay sau đẻ [18]. Lý do trì hoãn cho con bú sớm thường là mẹ tiết ít sữa [21], cảm giác đau và khó chịu ở người mẹ [20], mẹ ngại cho bú nơi công cộng [31] hoặc thiếu sự hỗ trợ từ gia đình trong và sau đẻ [26]. Một số tác giả khác lại cho thấy thực hành NCBSM bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các nghi lễ văn hóa và tôn giáo [17], [25], áp lực của gia đình đối với việc nuôi dưỡng và phát triển của trẻ [26], mẹ có học vấn thấp và không có việc làm [17]. Sự quảng bá các sản phẩm thay thế sữa mẹ, các quan niệm và nhận thức sai về thực hành dinh dưỡng cho trẻ nhỏ cũng là một nguyên nhân quan trọng trong giai đoạn kinh tế phát triển hiện nay [17].
Tỷ lệ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn thấp là một thách thức lớn trong chương trình Dinh dưỡng cũng như các chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em. Tổng hợp kết quả từ các nghiên cứu, báo cáo có thể chia các nguyên nhân các bà mẹ không cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn thành 3 nhóm nguyên nhân chính:
Thứ nhất là việc áp dụng các hướng dẫn quốc gia, các khuyến nghị từ các
chương trình vào thực tế chưa hiệu quả. Chương trình sữa mẹ và hướng dẫn quốc gia do Bộ Y tế phê duyệt về cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn đã được ban hành trong toàn quốc nhưng việc thực hiện còn hạn chế.
Nhóm nguyên nhân thứ hai là do các đơn vị trong ngành y tế chưa thực hiện
tốt hoạt động khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, cụ thể là cán bộ y tế thiếu kiến thức và kỹ năng tư vấn cho bà mẹ; thiếu quyết tâm để xây dựng cũng như duy trì Bệnh viện bạn hữu trẻ em. Bên cạnh đó sự quảng cáo quá mức và những quà tặng hấp dẫn của các hãng sữa về sản phẩm thay thế sữa mẹ đã ảnh hưởng không nhỏ đến cán bộ y tế, đến thực hành hỗ trợ các bà mẹ cho con bú sớm và bú mẹ hoàn toàn.
Nhóm nguyên nhân thứ 3 và quan trọng nhất là từ phía cộng đồng. Bà mẹ và
các thành viên trong gia đình không chắc chắn là bà mẹ có thể cho trẻ sớm và bú hoàn toàn trong 6 tháng. Ở một số địa phương lại có những thực hành không tốt như
cho trẻ ăn một số thức ăn như mật ong, cam thảo… trước khi cho trẻ bú lần đầu hoặc tin rằng cho ăn bổ sung sớm sẽ làm cho trẻ cứng cáp hơn.
Phân tích tìm nguyên nhân cản trở thực hành nuôi con bằng sữa mẹ nói chung và cho trẻ bú sớm, bú mẹ hoàn toàn nói riêng giúp có các can thiệp phù hợp. Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc giáo dục và hỗ trợ các bà mẹ có thể giúp kéo dài thời gian cho con bú và đặc biệt giúp tăng cường việc NCBSMHT. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các hoạt động tư vấn và hỗ trợ ở các cơ sở y tế đã giúp tăng số bà mẹ cho con bú mẹ ngay giờ đầu tiên sau khi sinh. UNICEF đang cùng các đối tác và chính phủ ở nhiều nước tiến hành các công việc, nhằm đảm bảo cung cấp ngày càng nhiều sự hỗ trợ cho các bà mẹ đang cho con bú, thông qua các nhân viên y tế, các nhà tư vấn, các nhóm mẹ - giúp - mẹ, người sử dụng lao động, các nhân viên cấp cứu, các nhà lập pháp, gia đình và hệ thống các nhà hoạt động xã hội ở cộng đồng [13]. Sự tham gia của các thành viên trong gia đình là hết sức quan trọng trong việc khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ. Nghiên cứu gần đây của Trần Hữu Bích và cộng sự cho thấy với sự tham gia của người cha sau một năm can thiệp đã tăng tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn ở địa bàn nghiên cứu gấp 2 lần [1].
2.1 . Hoạt động khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ tại địa bàn nghiên cứu Chương trình Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) đã được triển khai tại bệnh Chương trình Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) đã được triển khai tại bệnh viện từ những năm 90 và vẫn được tiếp tục duy trì với các hoạt động nhằm tăng tỉ lệ NCBSM. Hiện nay hoạt động NCBSM đã và đang được thực hiện tại tất cả các khoa phòng liên quan trong bệnh viện.
Hoạt động nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện là nhằm hỗ trợ cải thiện việc cho trẻ bú sữa mẹ sau khi sinh theo 3 giải pháp chính: 1) Tư vấn trước, sau sinh về nuôi con bằng sữa mẹ; 2) Hỗ trợ các bà mẹ sau khi cho trẻ bú sữa mẹ; 3) Tăng cường giám sát tại các khoa phòng nhằm làm giảm tỉ lệ các bà mẹ cho trẻ ăn sữa bổ sung.
Để đạt được điều này, chương trình NCBSM hoạt động theo các lĩnh vực trọng tâm chính là lồng ghép tư vấn về NCBSM vào chương trình tư vấn trước sinh, can thiệp các hoạt động giới thiệu sản phẩm thay thế sữa mẹ, cung cấp các tờ rơi, tranh ảnh dán trên tường, trong buồng bệnh nhằm nâng cao kiến thức cho sản phụ và giám sát nhắc nhở các khoa phòng trong bệnh viện thực hiện quy định về nuôi con bằng sữa mẹ. Nhưng thực tế các sản phụ khi đến quản lý thai nghén dường như
chỉ quan tâm đến các chỉ số của thai kỳ mà không chú trọng đến tư vấn về sữa mẹ, nên hoạt động tư vấn ít được thai phụ lựa chọn khi kết thúc khám thai.
Tư vấn trước sinh là hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết, cung cấp các thông tin đúng về sữa mẹ cho các nhóm thai phụ từ 3 tháng cuối của thai kỳ và gia đình họ trong thời gian quản lý thai nghén tại bệnh viện. Các thông điệp chính được phát trên kênh truyền hình, các đoạn phim ngắn và câu chuyện truyền thanh internet, bản tin và quảng cáo cũng được lồng ghép trong tư vấn và in trên sổ y bạ của sản phụ.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu được tiến hành trên 290 phụ nữ sinh con tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trong tháng 4/2020 nhằm đánh giá thực trạng và các yếu tố liên quan đến thực hành cho trẻ bú sớm sau khi sinh, kết quả cho thấy:
5.1. Kiến thức về bú sớm và bú mẹ hoàn toàn:
Kiến thức đúng về bú sớm: Có 73,1% số bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi
có kiến thức đúng về bú sớm bao gồm hiểu đúng về khái niệm về sữa non; thời gian cho trẻ bú sớm và nguy cơ nếu trẻ không được bú sữa mẹ. Kiến thức đúng về các nội dung
Tỷ lệ sản phụ biết về thời gian cho con bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ khá cao, tương tự như tỷ lệ biết khái niệm về sữa non (78%). Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với một số nghiên cứu khác ở các tỉnh lân cận [1],[5]. Nhiều bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi có kiến thức tốt về sữa non và cho con bú sớm có thể là do họ có trình độ học vấn cao, hầu hết là có trình độ phổ thông trung học trở lên. Đóng góp vào kết quả tương đối khả quan đó, ngoài vai trò của cán bộ chăm sóc bà mẹ, trẻ em chúng tôi cho rằng còn có sự đóng góp quan trọng của các hoạt động truyền thông mà các bà mẹ tiếp cận được.
Kiến thức về bú mẹ hoàn toàn: 46,9% sản phụ hiểu đúng định nghĩa về cho
trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Theo định nghĩa của WHO và UNICEE, bú mẹ hoàn toàn là chỉ bú mẹ không cho bất cứ thức ăn, nước uống nào khác [14]. Các bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi mặc dù có tỷ lệ hiểu biết về sữa non và bú sớm khá cao nhưng hiểu về bú
mẹ hoàn toàn lại thấp. Chỉ có 58,2% sản phụ cho rằng bú mẹ hoàn toàn là chỉ bú sữa mẹ, 41,8% số sản phụ cho rằng cho trẻ bú mẹ là chính có thể cho trẻ ăn thêm sữa ngoài, uống thêm nước lọc để tráng miệng. Có 46,9% sản phụ có kiến thức đúng về cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng, số còn lại (53,1%) cho rằng cần cho trẻ uống thêm nước lọc tráng miệng, tránh tưa lưỡi, nấm miệng. Đây là một quan niệm không đúng vì người ta nghĩ rằng nước không phải là thức ăn. Cần cung cấp các kiến thức cụ thể hơn thành phần của sữa mẹ để họ có thể biết rằng 82% thành phần của sữa là nước và chỉ bú mẹ cũng cung cấp đủ nước cho trẻ mà không cần cho trẻ uống thêm [40]. Một ảnh hưởng của việc cho trẻ uống thêm nước là hạn chế số lượng sữa trẻ cần bú vì như đã đề cập ở trên dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ nếu cho trẻ uống nước sẽ làm hạn chế lượng sữa bú vào. Điều này có thể làm sữa mẹ về chậm hơn, trẻ phát triển chậm hơn, dễ bị mắc bệnh hơn khi không nhận được lợi ích to lớn của sữa non, đặc biệt là kháng thể truyền sang từ mẹ.
5.2. Tỷ lệ thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh:
Thực hành cho con bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với số liệu chung của quốc gia. Kết quả của chúng tôi cho thấy chỉ có 33,8% bà mẹ cho con bú mẹ sớm sau sinh. Các nguyên nhân chính cản trở cho trẻ bú sớm là do mẹ mệt và đau (81,3%). Không có bà mẹ nào mổ đẻ cho con bú sớm. Lý do từ con là do đẻ non/nhẹ cân (13,5%) và bị bệnh phải nằm ở khoa sơ sinh (24%). Cũng có đến 24% số trẻ không được bú sớm sau sinh là do áp lực từ gia đình vì sợ trẻ đói nên cho trẻ ăn sữa ngoài, không cho bú mẹ sớm.
Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện là rất thấp, chỉ đạt 14,5%. Tỷ lệ bà mẹ cho con ăn thức ăn khác trước khi bú mẹ lần đầu là 20%. Thức ăn thường cho trẻ ăn là mật ong, cam thảo và sữa công thức.
Như vậy việc áp dụng kiến thức vào thực tế còn là một thách thức lớn. Các chương trình tập huấn, truyền thông vẫn cần được duy trì nhưng cần ưu tiên hơn về lĩnh vực thực hành. Vai trò của cán bộ y tế là rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho con bú sớm. Hướng dẫn tư thế cho con bú, động viên khuyến khích bà mẹ, hỗ trợ bà mẹ khắc phục những khó khăn và giúp bà mẹ có đủ tự tin cho trẻ bú sớm là những can thiệp cơ bản nhằm tăng cường tỷ lệ bú sớm ở các cơ sở y tế.
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
Qua kết quả của nghiên cứu, chúng tôi có một số kiến nghị nhằm cải thiện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ nói chung và cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn sau sinh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội như sau: