Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức vàthực hành cho trẻ bú sớm sau sinh của sản phụ tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 46 - 47)

Hầu hết các bà mẹ Việt Nam nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên tỷ lệ trẻ được bú sớm và bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau khi sinh còn thấp. Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng và Tổ chức UNICEF Việt Nam thì tỷ lệ cho trẻ bú sớm trên toàn quốc là khoảng 58% và chỉ có 16,9% bà mẹ cho trẻ mẹ bú hoàn toàn đến hết 6 tháng đầu [4], [14]. Nghiên cứu mới đây của tổ chức Alive and Thrive về thực hành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở 11 tỉnh năm 2012 cho thấy chỉ có 55% số trẻ sơ sinh được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu, trong đó tỷ lệ cho trẻ bú sớm ở miền núi cao hơn hẳn so với đồng bằng (70% ở miền núi và 30% ở đồng bằng) [18]. Tỷ lệ cho con bú sớm ở trạm y tế cao hơn (40%) so với ở các bệnh viện (32%).

Tỷ lệ cho con bú sớm hầu như không được cải thiện trong thập kỷ qua, đặc biệt là ở vùng đồng bằng và thành thị. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Quang về thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ nội ngoại thành Hà Nội từ năm 1996 [8] cho thấy tỉ lệ trẻ được bú sớm trong vòng nửa giờ đầu sau sinh là 30%.

Liên quan đến kiến thức và thực hành của các bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ, kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy vẫn còn rất hạn chế. Nghiên cứu của Đinh Thị Phương Hòa tiến hành trên 540 bà mẹ tại 4 bệnh viện ở Hà Nội năm 2006 [6] cho kết quả là chỉ có 44,1% biết và thực hành cho con bú sữa non trong ngày đầu sau đẻ. Một nghiên cứu khác ở Quảng Trị năm 2003 cho thấy hơn một nửa (54%) số bà mẹ ở đây không cho con bú sữa non và hầu hết trong số họ (83%) cho con cai sữa trước thời điểm 18 tháng [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức vàthực hành cho trẻ bú sớm sau sinh của sản phụ tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)