Thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh của ĐTNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức vàthực hành cho trẻ bú sớm sau sinh của sản phụ tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 39 - 45)

Biểu đồ 3.2.1. Thực hành cho trẻ bú sớm của ĐTNC

Chỉ có 33,8% sản phụ thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh.

Lý do các sản phụ cho con bú sớm trong vòng giờ đầu sau sinh, chủ yếu là

nhờ có kiến thức và được tư vấn về lợi ích của cho bú sớm. “Em cho con bú khoảng 30 phút sau khi sinh, khi BS chuyển em và con ra giường em cho con bú luôn, bác sỹ cũng nhắc cho con bú và em cũng được biết rằng cho con bú sớm là tốt” (Sản

phụ LA, 30 tuổi sinh con lần thứ hai).

Tuy nhiên cũng nhiều sản phụ hiểu biết về lợi ích của cho con bú sớm nhưng vì đau do các can thiệp trong khi sinh:

“Em nghĩ sau khi sinh xong nếu cho trẻ bú được ngay là tốt nhất, nhưng cũng phải phụ thuộc vào mẹ nữa chị ạ. Em sinh con bị khâu nhiều nên không thể bế con cho bú được” (NTH 25 tuổi – sinh con lần thứ nhất).

“Em có biết là cho trẻ bú sớm sau sinh là rất tốt cho trẻ, nhưng em sinh mổ nên không thể cho trẻ bú ngay sau sinh được. Khi chuyển con về với mẹ là em cố gắng cho con bú ngay nhưng lúc đó cháu bé lại ngủ không bú mẹ” (NTD, 24 tuổi –

sinh con lần thứ nhất). Sản phụ quá mệt mỏi, mất sức sau cuộc đẻ nên mặc dù biết

kiến thức về bú sớm nhưng không thể cho con bú sớm được “Sinh xong em như không còn chút sức lực nào nữa, nhìn thấy con muốn cho con bú mà không làm được” (Sản phụ HTH, 25 tuổi, sinh con lần thứ nhất).

Tuy nhiên một số sản phụ do thiếu kiến thức, thiếu kinh kinh nghiệm và bị ảnh hưởng bởi quan niệm, thực hành của các thành viên gia đình là cần cho trẻ ăn thêm

sữa ngoài vì sợ trẻ đói “Do mẹ chồng em nói nên cho trẻ bú sữa ngoài, sợ trẻ mới đẻ đói, mẹ mệt, nên bà pha sữa cho con em uống. Ngày hôm sau đỡ mệt em mới cho con bú” ( ĐHT, 20 tuổi, sinh con lần thứ nhất).

Bảng 3.2.1. Nguyên nhân cản trở trẻ bú mẹ sớm sau sinh (n=192)

Nguyên nhân cản trở n Tỉ lệ % Lý do y tế Mẹ: - Mổ đẻ (mẹ cách ly con 6h đầu) 75 39,1 - Mẹ bị tai biến 12 6,2 - Mẹ đau, mệt sau đẻ 156 81,3 Trẻ cách ly với mẹ:

Trẻ sơ sinh do non tháng 26 13,5

Trẻ bị suy hô hấp, tiêm vacxin... 46 24,0 Yếu tố gia đình (sợ trẻ đói, SP chưa có sữa…) 46 24,0

Chưa có đủ sữa 31 16,1

Khác (do cơ sở y tế, môi trường…) 14 7,3

Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chủ yếu cản trở bà mẹ cho con bú sớm là lý do về y tế và tác động từ gia đình. Nguyên nhân y tế từ phía mẹ là là do mẹ đau, mệt sau đẻ (81,3%), mổ đẻ là 39,1%; về phía con là trẻ non tháng (13,5%) và bị bệnh (24,0%).

Phỏng vấn một số sản phụ cũng cho thấy nguyên nhân cản trở sản phụ cho trẻ bú sớm sau sinh do đau hoặc phải sinh mổ

“Sau khi đẻ em bị bại hông, đau lắm không cho con bú được, ngày hôm sau em mới cho con bú” (LDL, 33 tuổi, sinh con lần thứ hai)

“Em cách ly con 6 tiếng do mổ đẻ sau đó chuyển con lên sợ con đói gia đình em pha sữa ngoài cho cháu bú, sau đó 1 ngày em mới cho con bú được” (LPT, 27

tuổi – sinh con lần thứ nhất).

Nguyên nhân do các bệnh lý, trẻ sinh non tháng phải nằm theo dõi và điều trị

tại khoa sơ sinh ảnh hưởng đến thời gian trẻ được về với mẹ “Em bị viêm gan B, khi sinh xong cháu phải chuyển lên khoa sơ sinh để tắm và tiêm vacxin, theo dõi 1 ngày mới chuyển về với mẹ” (LTP, 25 tuổi, sinh con lần thứ hai).

“Cháu sinh thiếu tháng phải nằm lồng ấp không bú mẹ được” (NTM – 19

tuổi, sinh con lần thứ nhất)

Về vấn đề này NVYT chăm sóc sau sinh cho biết“Em nhắc các sản phụ cho con bú khi trả con về mẹ nhưng sản phụ thường kêu đau, mệt” (NHS chăm sóc sau khi sinh khoa A2).

Biểu đồ 3.2.2. Những khó khăn khi cho trẻ bú lần đầu của ĐTNC

Có 53,8% sản phụ cho rằng mẹ mệt và đau sau sinh, mẹ mổ đẻ chiếm 25,9%, trẻ không chịu bú mẹ là 21,7%, chỉ có 7,9% không gặp khó khăn gì.

Về khó khăn gặp phải khi cho trẻ bú lần đầu sau khi sinh chủ yếu vẫn là lý do đau và mệt sau khi sinh“Sau khi sinh xong em rất mệt, cháu được gia đình cho ăn sữa ngoài” (ĐTX, 34 tuổi, sinh con lần thứ hai).

Ngoài ra cũng có một số lý do khó khăn khiến sản phụ không cho bú được như

không biết cách cho trẻ bú mẹ “Khi sinh xong em loay hoay 1 lúc không cho bú được” (NTH, 25 tuổi – sinh con lần thứ nhất).

Cũng có một số trẻ sau khi sinh trẻ ngủ nhiều vì bắt đầu hồi phục sau quá

trình thở “Sinh xong cháu cứ ngủ, đánh thức cũng không dậy” (BTNH, 32 tuổi -

sinh con lần thứ hai).

Bảng 3.2.2. Người hỗ trợ khi cho trẻ bú lần đầu của ĐTNC

Người hỗ trợ n Tỉ lệ %

Cán bộ Y tế 22 7,6

Người nhà 217 74,8

Không ai giúp 51 17,5

Tổng số 290 100

Phần lớn sản phụ được người nhà hỗ trợ cho bú với tỉ lệ 74,8%, không có ai hỗ trợ là 17,5%. Chỉ có rất ít sản phụ nói rằng được cán bộ y tế giúp khi cho trẻ bú lần đầu tiên (7,6%).

Nhân viên y tế có vai trò rất quan trọng trong việc theo dõi, chăm sóc, trợ giúp sản phụ sau khi sinh nhất trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. NVYT sẽ giải đáp những thắc mắc cho sản phụ

“Sản phụ thường hay hỏi về các loại sữa non thay thế”( NTH- 25 tuổi- NHS)

Hỗ trợ, tư vấn cho sản phụ về lợi ích của cho trẻ bú sớm, NVYT còn phải tư vấn cho sản phụ các kỹ năng cho bú như tư thế ngồi, cách cho trẻ ngậm bắt vú đúng. Về vấn đề này NVYT cho biết:

“Sản phụ ra phòng chăm sóc, NVYT nhắc nhở về cho trẻ bú sớm nhưng sản phụ chỉ cho bú chiếu lệ thôi” (NVC – 35 tuổi – ĐDT).

Hơn nữa tình trạng bệnh nhân đông nên phần lớn sản phụ vẫn phải cần có sự giúp đỡ của người nhà và sự giúp đỡ của người nhà là điều mong muốn của sản phụ nhưng trong vấn đề bú sớm điều này làm tăng tỷ lệ bú bình do người nhà thực hiện

“NVYT chúng em tư vấn sản phụ cho con bú sữa mẹ nhưng khi người nhà vào lại pha sữa cho trẻ bú” (HTN - 32 tuổi – NHS)

Công tác hỗ trợ cho sản phụ sau khi sinh là rất cần thiết nhưng NVYT đôi khi cũng gặp khó khăn

“Sau đẻ sản phụ đang mệt mỏi, việc này nên làm từ khi đi khám thai ở phòng TVTS thì hiệu quả hơn” (NTHH, 45 tuổi – ĐDT)

Bảng 3.2.3. Trẻ được cho ăn/ uống trước bữa bú lần đầu

n Tỉ lệ %

Mật ong, cam thảo 58 20,0

Uống sữa ngoài 85 29,3

Không cho uống gì 147 50,7

Tổng cộng 290 100

Trong 290 sản phụ có 50,7% trả lời rằng không cho trẻ uống bất kỳ đồ uống gì trước bữa bú đầu tiên. Có 20,0% trẻ được cho uống mật ong, cam thảo, số trẻ được cho bú sữa ngoài là 29,3%.

Tình trạng trước khi cho bú lần đầu các sản phụ còn cho trẻ uống mật ong theo quan niệm dân gian để tránh tưa lưỡi, tốt cho tiêu hóa hay nước chanh để sạch

miệng, cho ăn sữa ngoài vì sợ trẻ đói “Sản phụ vẫn còn được gia đình, người thân khuyên dùng mật ong hay nước chanh trước lần bú đầu, việc này cũng rất ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Khi thấy gia đình cho trẻ uống khoa phòng có nhắc nhở. Đó là quan điểm của gia đình mình rất khó ngăn cản họ” – (NTH 52

tuổi - ĐDT BV).

Biểu đồ 3.2.3. Tỉ lệ thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện Chỉ có 14,5% sản phụ chỉ trẻ bú mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện.

24.2 88.7 13.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Sợ trẻ đói Mẹ không đủ sữa Mẹ chưa có sữa

Biểu đồ 3.2.4. Lý do cho trẻ năm thêm sữa ngoài của ĐTNC

Lý do cho trẻ ăn thêm sữa ngoài là do sản phụ cho rằng họ chưa có đủ sữa cho con bú (88,7%), sợ trẻ bị đói chiếm 24,2%, mẹ chưa có sữa là 13,7%.

Phỏng vấn các bà mẹ cho con ăn thêm cũng cho kết quả tương tự như trong phần nghiên cứu định lượng. Lý do cho trẻ ăn thêm sữa ngoài vì người mẹ nghĩ

rằng mình không đủ lượng sữa, sợ sữa mình không đủ chất “Em cho con bú sữa mẹ nhưng em vẫn phải cho ăn thêm sữa ngoài, em sợ cháu đói vì em ít sữa lắm” (HTC,

32 tuổi, sinh con lần 2).

“Em vắt nhưng chưa thấy có sữa, em cho con ăn sữa ngoài chờ sữa mẹ về”

(THP, 29 tuổi, sinh con lần hai)

“Em cho ăn thêm sữa ngoài, em nghĩ bổ sung thêm sữa ngoài sẽ tốt hơn cho trẻ” (LTN, 25 tuổi, sinh con lần thứ nhất).

Về vấn đề này CBYT cũng cho biết trong quá trình khám thai, chăm sóc sau sinh NVYT vẫn tư vấn và khuyến khích các sản phụ về NCBSM nhưng do ảnh hưởng từ các quảng cáo về thay thế sữa mẹ nên các sản phụ vẫn thực hiện theo cách

của mình “Chương trình NCBSM khuyến cáo Sản phụ sau khi sinh cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, điều này cũng được đưa vào quy trình thường quy cho công tác chăm sóc, tư vấn cho sản phụ sau khi sinh, nhưng chỉ về phía bệnh viện thì chưa đủ. Cần phải kết hợp giữa sản phụ, người nhà với bệnh viện. Quan trọng hơn nữa là niềm tin và quyết tâm của bà mẹ và không bị chi phối bởi các quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ. Đây chính là một rào cản cho sự thành công của chương trình”

Chương 3 BÀN LUẬN

1.Các nghiên cứu về nuôi con bằng sữa mẹ, cho bú sớm và bú mẹ hoàn toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức vàthực hành cho trẻ bú sớm sau sinh của sản phụ tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)