7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục
Giống như cuộc đời của tác giả, Truyền kỳ mạn lục ra đời lúc nào chưa rõ và còn nhiều mơ hồ. Tuy nhiên, từ các công trình nghiên cứu được biết cho đến nay, ta có thể đoán định Truyền kỳ mạn lục viết xong vào năm 30 của thế kỷ XVI. Sách gồm 20 truyện, chia thành 4 quyển, được viết bằng chữ Hán, theo thể loại truyền kỳ. Các truyện được viết bằng văn xuôi xen lẫn một ít văn biền ngẫu và thơ ca, cuối mỗi truyện đều có lời bình thể hiện chính kiến của tác giả.
Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ mô phỏng Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc). Nhưng căn cứ vào tính chất truyện, ta thấy Nguyễn Dữ không chép qua mà truyền lại và có tính chất sáng tạo hơn là sao chép nguyên văn.
Đặt tên cho tập truyện là Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ muốn biểu lộ thái độ khiêm tốn của người cầm bút. Ông muốn cho độc giả biết rằng, trước tác của mình không phải là tập sách nghiêm trang, rằng đây chỉ là một thứ ngoại thư bao gồm những truyện lạ vẫn được lưu truyền ở đời. Và nhiệm vụ của ông là sao chép một cách rộng rãi những sự việc kỳ lạ ấy chứ không phải do ông sáng tác nên.
Cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu truyện được lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuất phát từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn. Bằng trí tưởng tượng phong phú và bằng một bút pháp linh hoạt, Nguyễn Dữ đưa người đọc vào một thế giới huyền bí vừa có người, vừa có thần, vừa hư, vừa thật, nhưng xuyên qua các lớp nhân vật được thêu dệt ấy, vẫn hiện rõ một thế giới thật của cuộc đời mà ở đó có nhiều những kẻ có quyền thế độc ác, đồi bại.
Căn cứ vào tính chất của các truyện Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục … mà là một sáng tác văn học với đầy đủ ý nghĩa. Đó là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán. Và nguyên nhân chính của sự xuất hiện một tác phẩm có ý nghĩa này là nhu cầu phản ánh của văn học.
Hệ thống nhân vật của truyện đa dạng, phong phú, bao gồm đủ mọi thành phần, tầng lớp: từ vua, quan như Hạng Vương, Hồ Tông Thốc, Nguyễn Trung Ngạn, Trụ quốc họ Thân, đến cả những con người bình thường như Vũ Nương, Thị Nghi, Nhị Khanh, … Những nhân vật phàm trần này cho đến cả những nhân vật siêu nhiên sẽ mang những đặc điểm giới nhất định; chịu sự quy định, quan niệm giới khác nhau, với những ngã rẽ, số phận khác nhau.
Nếu gạt bỏ những yếu tố hoang đường kỳ ảo, chúng ta dễ dàng thấy một bức tranh xã hội hiện lên mục nát, chiến tranh liên miên, chính trị rối ren. Tất cả đều giả dối, vô đạo, tham lam, độc ác và đều có chung kết cục hoặc bị trừng phạt, phủ nhận, hoặc bị lên án, chê cười. Một xã hội mà người phụ nữ là nạn nhân đau khổ nhất của những thiết chế, của quan niệm nho giáo, hiện thực đời sống. Trong số ấy, có người được lên tiên cảnh, được thành tiên, được giải oan vì đức độ, trung thực, vì những phẩm chất tốt đẹp. Cũng có người phải ngậm ngùi vì chính hành động tàn ác, vô đạo và dâm dục của
mình. Nhưng khi nhìn nhận một cách kỹ lưỡng, ta sẽ thấy ẩn sâu trong lớp hình tượng đó chính là khát vọng được giải phóng tình cảm bản năng của con người mà tác giả hướng tới.
Truyền kỳ mạn lục là một tuyển tập hay, cái hay ở đây không chỉ về nội
dung phong phú, chi tiết sinh động mà còn ở nghệ thuật dựng truyện, xây dựng nhân vật, phân tích tâm lý, thể hiện ngôn từ. Bằng tài năng của mình, Nguyễn Dữ đã vận dụng thành công hai yếu tố kỳ và thực vào tác phẩm, kết hợp nhuần nhuyễn nghệ thuật viết truyện xen với thơ, từ cộng với bút pháp kết hợp giữa sử và truyện. Truyền kỳ mạn lục đánh dấu một bước phát triển cao của văn xuôi tự sự chữ Hán trong nền văn học dân tộc. Với thành tựu về nội dung và nghệ thuật, tác phẩm trở thành “thiên cổ kỳ bút”, cái đích không dễ dàng vượt qua đối với nhiều tác phẩm truyền kỳ sau này.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Do giới tính khác nhau nên vai trò của từng giới cũng khác nhau và không có giới nào hơn giới nào trong công cuộc xây dựng, kiến thiết cuộc sống. Người đàn ông có thể chăm sóc những đứa con, dạy con sự khéo léo; người mẹ cũng có thể dạy cho con sự khôn ngoan, trí tuệ. Người đàn ông gánh vác việc nhà thì người vợ cũng có thể làm những chuyện to lớn của đại sự quốc gia. Bình sinh, con người vốn bình đẳng, nhưng hiện thực của xã hội lúc bấy giờ lại đưa nam giới lên vị trí thống trị, nữ giới phải sống kiếp tôi đòi, bấp bênh, vô định. Khi nghiên cứu về giới, Kamla Bhashin từng có phát biểu hết sức thuyết phục rằng: “Những người đàn ông trong gia đình như mặt trời, họ luôn có ánh sáng, ánh sáng ấy đang toả ra bao bọc họ (họ sở hữu các nguồn, họ có tài chính, họ năng động, họ có quyền đưa ra những quyết định...). Còn người phụ nữ như là những vệ tinh mà xung quanh chỉ có bóng
tối. Họ chỉ có thể có được ánh sáng khi mặt trời rọi xuống họ. Đó là lí do tại sao người phụ nữ phải cạnh tranh với nhau không ngừng nghỉ để có được sự chia sẻ ánh sáng nhiều hơn. Bởi nếu không có ánh sáng thì không có cuộc
sống, chỉ còn đêm tối lạnh lẽo" Tuy nhiên, “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu
tranh”, câu nói của Karl Marx trở thành kim chỉ nam cho mọi thời đại. Là
một nhà Nho xuất thân trong gia đình khoa cử, khi viết về người phụ nữ, Nguyễn Dữ chưa thể thoát khỏi sức ép của những quan niệm văn hóa về giới. Tuy nhiên, trong phạm vi mà thời đại cho phép, nhà văn cũng đã có điều kiện phá vỡ những nguyên lý ấy ở mức độ nhất định để đến với cái nhìn nữ quyền, thể hiện tư tưởng mới của thời đại. Những vấn đề lí luận và thực tiễn này là cơ sở giúp chúng tôi phân tích, lý giải những vấn đề về giới trong Truyền kỳ
Chƣơng 2: HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ VỀ GIỚI TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
2.1. GIỚI DƢỚI GÓC NHÌN VỀ NGOẠI HÌNH VÀ PHẨM CHẤT 2.1.1. Giới dƣới góc nhìn về ngoại hình
Nhân vật như là người phát ngôn cho tư tưởng của tác giả. Thông qua nhân vật trong tác phẩm, cách nhìn, quan niệm của nhà văn được thể hiện rõ nét. Nhân vật được xây dựng thông qua việc miêu tả ngoại hình và hành động. Người xưa nói “trông mặt mà bắt hình dong”, bởi vậy miêu tả ngoại hình cũng là một trong những cách thức để thể hiện tính cách nhân vật. Bên cạnh đó, tính cách, phẩm chất nhân vật còn được bộc lộ qua hành động cụ thể. Hành động của nhân vật không chỉ góp phần thúc đẩy tiến trình truyện mà còn bộc lộ bản chất nhân vật, gửi gắm ý đồ của tác giả.
Nếu như khi khắc họa các nhân vật nam giới, tác giả Nguyễn Dữ thường tập trung về hành động và được đánh giá qua hành động, còn về ngoại hình thì lại ít được chú ý đến. Trình Trung Ngộ (Chuyện cây gạo) là một trong số ít nhân vật được nói đến phần ngoại hình: “Trình Trung Ngộ là một
chàng trai đẹp ở đất Bắc Hà, nhà rất giàu…”[5,tr.35]. Có lẽ vì vẻ bề ngoài
đẹp nên chàng lọt vào mắt của Nhị Khanh. Và phải chăng vì là lái buôn ít học mà chàng không phán đoán, không nghi ngờ để từng bước sa vào bẫy của Nhị Khanh đến nỗi chịu cảnh thịt nát xương tan. Trương Sinh (Chuyện người con
gái Nam Xương) cũng là kẻ ít học, tính lại đa nghi nên mới để một người phụ
nữ đức hạnh như Vũ Nương phải hàm oan mà gieo mình xuống sông tự tử. Người thì được chú trọng ngoại hình, lời nói, kẻ thì được khắc họa tính cách, hành động; cả Trung Ngộ và Trương Sinh đều đáng trách. Qua hai nhân vật này, Nguyễn Dữ muốn khẳng định điều gì? Kẻ làm trai phải học hành, tu dưỡng thì mới có cách phán đoán, nhận định tình hình đúng đắn, tránh những
hậu quả đáng tiếc xảy ra. Và phải chăng, vì hai nhân vật này ít chữ nghĩa nên họ đã có những hành xử đáng trách? Nhưng khi nhìn nhận, đánh giá, bình luận về sai lầm của họ, tác giả chỉ trách móc, cảnh báo chứ không lên án gay gắt như một số nhân vật khác. Còn khi miêu tả về người phụ nữ, tác giả lại chú ý đến yếu tố ngoại hình, bởi lẽ “Gái tham tài, trai tham sắc”. Tuy nhiên nếu như ở văn học hiện đại, vẻ đẹp ngoại hình được đề cao và trân trọng như cội nguồn tạo nên sự hấp dẫn, thì việc miêu tả vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ, đặc biệt người phụ nữ lý tưởng trong Truyền kỳ mạn lục lại ít được quan tâm. Nhà văn thường né tránh cái đẹp có tính gợi cảm, hấp dẫn, trong khi đức hạnh lại được khắc sâu với thái độ ngưỡng mộ, thậm chí tôn thờ. Nguyên nhân chính là bởi quan niệm kỳ thị nữ sắc của Nho gia, theo quan niệm này, sắc đẹp của người phụ nữ, đặc biệt là vẻ đẹp quyến rũ, hấp dẫn thường gắn với sự đen tối, cám dỗ sắc dục. Xây dựng nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ chưa thoát khỏi ảnh hưởng của quan niệm khắt khe này, dường như nhà văn vẫn có quan niệm một chiều về người phụ nữ. Điều này khiến người đọc khi đọc tác phẩm của ông thường hình dung giá trị của người phụ nữ không ở dung nhan, thân thể mà chủ yếu là ở đức hạnh.
Trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu , nàng Nhị Khanh là một người phụ nữ nhan sắc, nhưng Nguyễn Dữ không miêu tả cụ thể về sắc đẹp của nàng. Sắc đẹp đó chỉ được nhắc đến trong hai câu giới thiệu không gây ấn tượng: “Phùng có người con giai là Trọng Quỳ, Từ có người con gái là Nhị Khanh, gái sắc trai tài, tuổi cũng suýt soát. Hai người thường gặp nhau trong những bữa tiệc, mến vì tài, yêu vì sắc, cũng có ý muốn kết duyên Châu Trần”
[5, tr.22 ]. Ta thấy, cái đẹp của Nhị Khanh trong truyện này chỉ được điểm qua một cách mờ nhạt mà không hề được hình tượng hóa và ca ngợi như nàng Thúy Vân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Hay như Quỳnh Thư trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái:
Chiều cá nhảy, vẻ nhạn sa,
Mắt long lanh nguyệt, tóc rà rà mây. Má hồng môi thắm hây hây,
Khổ mê thược dược, thức say hải đường.
Trong khi đó, đức hạnh của Nhị Khanh lại được nhấn mạnh và ca ngợi bằng giọng điệu thể hiện đầy sự ngưỡng mộ: “Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng rất hòa mục và thờ chồng
rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền” [5, tr.22].
Trong Chuyện đối tụng ở Long cung, Dương thị cũng không được miêu tả về vẻ đẹp ngoại hình dù chính ngoại hình của nàng đã hấp dẫn, khiến Thần Thuồng Luồng phải mê đắm. Vẻ đẹp ấy chỉ được nhắc đến một cách mơ hồ và nhạt nhòa qua hai câu thơ:
Người đẹp đầu cài trâm bích ngọc Cho ta thương nhớ ngẩn ngơ lòng
[5, tr.75].
Nàng Vũ Nương, trong Chuyện người con gái Nam Xương, lại không được nhấn mạnh về ngoại hình dù nàng có thể là một người phụ nữ đẹp. Cả tác phẩm chỉ có một câu văn duy nhất nhắc đến vẻ đẹp của nàng. Song trong câu văn ấy, sắc đẹp cũng chỉ được coi là một phần phụ, một yếu tố có tính chất bổ sung cho chân dung đạo đức: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương. Người đã thùy mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” [5, tr.194]. Ở đây, cả người trần thuật, gia đình Trương Sinh lẫn Trương
Sinh đều coi trọng vẻ đẹp đạo đức của Vũ Nương hơn vẻ đẹp ngoại hình, ngoại hình chỉ là một yếu tố đi kèm của phẩm hạnh.
Né tránh cái đẹp hấp dẫn về hình thể chính là đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nàng Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương và phu nhân Ngô Chi Lan trong Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa. Điều này khiến người đọc hình dung, người kể chỉ chú ý ở người phụ nữ lý tưởng là đức hạnh.
Nếu vẻ ngoại hình của những người phụ nữ chính diện chỉ được nhắc đến mờ nhạt và là yếu tố đi kèm phẩm hạnh, thì các nhân vật nữ phản diện, vẻ đẹp ngoại hình lại thường xuyên được miêu tả có dụng ý. Tuy nhiên, việc miêu tả này không đi kèm thái độ trân trọng, ngưỡng mộ mà thường gắn với sự e sợ, né tránh. Bởi nó được dùng như yếu tố tô đậm kiểu nhân vật cám dỗ sắc dục, đầy nguy hiểm.
Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo là người con gái chết trẻ, hồn ma của nàng hiện diện như một mỹ nữ giữa nhân gian. Nguyễn Dữ đã nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại điều này ngay ở đầu truyện: “Trình Trung Ngộ là một chàng đẹp trai ở đất Bắc Hà. Nhà rất giàu, thuê thuyền xuống vùng Nam buôn bán. Chàng thường đỗ thuyền ở dưới cầu Liễu Khê rồi đi lại vào chợ Nam Xang. Dọc đường, hay gặp một người con gái xinh đẹp, từ Đông thôn đi ra, đằng sau có một ả thị nữ theo hầu. Chàng liếc mắt trông, thấy là một giai nhân
tuyệt sắc” [5, tr.35]. Được miêu tả xinh đẹp, hoàn hảo nhưng ngoại hình của
Nhị Khanh không phải yếu tố tô thêm vẻ đẹp đạo đức mà nó biểu hiện cho sự cám dỗ, mê hoặc. Bởi điều khiến Trung Ngộ đắm đuối nàng là sức hấp dẫn của nhan sắc, rồi sau đó là sức hấp dẫn của thân thể chứ không phải đức hạnh:
Đầu cài én ngọc hình nghiêng chếch Lưng thắt ve vàng dáng ỏe oai.
[5, tr.39].
cũng là thứ yêu nghiệt, cũng sẽ hãm hại, cản trở sự nghiệp của đàn ông. Hai nàng Đào và Liễu trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây là những tinh hoa biến thành nhưng cũng mang nét đẹp kiều diễm, tột bậc. Nàng Liễu được Hà Nhân khen ngợi: “Vẻ kiều diễm của em Liễu thật là tột bậc, có thể xứng đáng với một câu
thơ cổ: “Mỹ nhân nhan sắc đẹp như hoa”’[5, tr.57]. Ngoài ra, hai cô gái này còn
xuất hiện với những cử chỉ đa tình nhằm quyến rũ chàng học trò. Thấy Hà Nhân qua đường, hai nàng “nhí nhoẻn cười đùa”, “hái những quả ngon, bẻ bông hoa
đẹp mà ném cho sinh” khiến sinh động lòng: “Lâu lâu như thế, sinh không mần
ngơ được, một hôm mới dừng lại trò chuyện lân la” [5, tr.54].
Đào Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị xuất hiện qua lời nhận xét của sư cụ Pháp Vân: “tuổi đã trẻ trung, sắc lại lộng lẫy” [5, tr.89]. Tuy nhiên, dưới con mắt của vị sư cụ này, vẻ đẹp của nàng là cám dỗ sắc dục, khiến người khác phải e sợ. Ngoài ra, sư cụ Pháp Vân còn cảnh báo sư Vô Kỷ:
“Ta e lòng thiền không phải đá, sắc đẹp dễ mê người; tuy sen hồng chẳng
nhuộm bùn đen, nhưng tấc mây dễ mờ bóng nguyệt. Vậy ngươi nên liệu lời từ
chối, đừng để hối hận về sau” [5, tr.89]. Sư bác Vô Kỷ không nghe, sau này
sắc đẹp của Hàn Than đã đánh thức lòng dục, khiến Vô Kỷ trễ nải kinh kệ và đắm chìm trong bể tình ái. Còn trong mắt cậu học trò, ngoại hình nữ tính của