Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong truyền kỳ mạn lục (Trang 79 - 86)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Trong Truyền kỳ

mạn lục, ngôn ngữ nhân vật cũng là một yếu tố quan trọng được nhà văn sử

dụng để tô đậm hình tượng nhân vật nam và nữ, từ đó thể hiện cái nhìn, quan niệm giới của tác giả.

Khi miêu tả nhân vật nam giới, đặc biệt là các nhà Nho, những nhân vật chính diện, Nguyễn Dữ thường đặt vào miệng họ những từ ngữ của đạo đức. Ví như trong truyện Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Từ Thức làm tri huyện Tiên Du, từng cởi áo chuộc tội cho người con gái bị bắt do lỡ tay làm gãy hoa quý nên được người đời khen là hiền nhân. Vì tình con người nhân hậu, bỏ áo quan để giúp người hoạn nạn, không vì danh lợi mà vì tấm lòng cao cả của người quân tử ra tay cứu giúp. Từ không ham danh lợi: “không thể vì số lương năm đấu

gạo mà buộc mình trong đám danh lợi” [5, tr.112] để rồi chàng bỏ mũ quan

đến nước non thắng cảnh nhằm giữ lòng trong sạch - Đó là khát vọng tự do. Sau đó, Từ được Ngụy phu nhân ở núi Nam Nhạc gả con gái Giáng Hương, người con gái làm gãy cành hoa quý ngày nào bởi ân tình không quên, thấy

“chàng là người cao nghĩa, sẵn sàng giúp sự nguy khốn con người”[5, tr.116]. Mối tình thơ mộng giữa Từ Thức và Giáng Hương mang nặng tình người ở nơi bồng lai tiên cảnh. Từ Thức phong lưu rất mực, hứng thú cảnh tiên mà vẫn nặng tình đời, vẫn nhớ về quê hương về cội nguồn: “tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng một nỗi buồn bâng khuâng, quấy nhiễu không

sao ngủ được… lòng quê bịn rịn, lòng cỏ héo hon…”[5, tr.125]. Chàng không

quên quê hương, không quên trách nhiệm của mình. Còn khi miêu tả những nhân vật phản diện - họ là những kẻ sĩ ham mê sắc đẹp mà bỏ bê học hành tu dưỡng, thiếu chí hướng lập công, tác giả đã đặt vào miệng họ những từ ngữ trái với các chuẩn mực đạo đức. Trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây, Hà Nhân, người học trò quê ở Thiên Trường đến ngụ ở kinh sư theo học cụ Ức Trai. Vậy mà tháng ngày chỉ lo trêu đào, ghẹo liễu, Hà sa vào mê đắm yêu dấu hai người con gái do hồn hoa biến ra. Trong những cuộc hoan lạc vụng trộm, Hà đã tán dương những bài thơ đầy khoái lạc vật chất của tình nhân, rồi để tỏ ra vốn con nhà “thi lễ”, chàng cũng làm thơ đáp lại sự “may mắn” trong cảnh “bướm giỡn, hoa phô” với hai cô gái “trai lơ, dâm đãng” đó. Tuy mang tiếng học hành nhưng “bút nghiêng chí nản, son phấn tình nồng”, không biết lo lắng đèn sách tu thân giúp đời, thật hổ danh kẻ sĩ trong thiên hạ.Nguyễn Dữ càng táo bạo và phóng túng hơn khi thể hiện quan hệ luyến ái không lành mạnh giữa Hà Nhân và hai nàng Đào, Liễu trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây . Đây là một đoạn trong truyện: “Sinh rủ rê hai ả đến chơi chỗ trọ của mình, chuyện trò đằm thắm.

Chàng lả lơi cợt ghẹo”[5, tr.54], hai ả thẹn thò nói rằng: “Chúng em việc xuân

chưa trải, nhụy thắm còn phong, chỉ e mưa gió nặng nề,hoặc không kham nổi

cho những tấm thân hoa mềm yếu”[5, tr.54]. “Sinh khuyên lơn dịu ngọt rồi

cùng tắt đèn đi nằm. Lửa đượm hương nồng, ân ái mười phần thỏa nguyện”

[T5, tr.55]. Những điều đó thật xa lạ với quan niệm lành mạnh về nhân sinh, về tình yêu nam nữ của đạo lý Nho giáo.

Khi miêu tả về người phụ nữ cá tính, tác giả Truyền kỳ mạn lục lại gắn nhân vật với những ngôn ngữ táo bạo, chủ động, vượt ra ngoài chuẩn mực đạo đức Nho gia. Ngược lại, với người phụ nữ chính diện, nhà văn thường gắn nhân vật với những ngôn ngữ khảng khái, lý trí, thể hiện sự phục tùng, nhu thuận với người đàn ông, tuân theo khuôn phép Nho gia và hầu như chưa phân biệt với ngôn ngữ tác giả.

Với góc nhìn về giới, Nguyễn Dữ đã để cho nhân vật của mình cất lên tiếng nói về giới khi để cho các nhân vật nữ sử dụng ngôn ngữ mang tính chất mạnh mẽ. Với kiểu ngôn ngữ đó, Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo là người phụ nữ hội tụ đầy đủ nhất những đặc điểm ngôn ngữ này. Gặp nhau giữa phố xá đông người, Trình Trung Ngộ dù là một nam nhân cũng chỉ dám “mang một mối tình u uất trong lòng”, chưa đủ can đảm thổ lộ với Nhị Khanh; còn Nhị Khanh lại dám chủ động gợi ý cho người đàn ông nàng thích thời gian, địa điểm hẹn hò bằng những lời lẽ táo bạo, lả lơi qua lời thoại với người hầu gái: “Ta lâu nay rượu xuân quá chén, mê mệt nằm dài, hầu nửa năm giời, không lên chơi cầu Liễu Khê lần nào cả, chẳng biết giờ phong cảnh ra sao. Đêm nay nên qua thăm cảnh cũ, để được khuây khỏa chút tình u uất ở trong

lòng, vậy em có đi theo ta không?” [5, tr.35]. Sự táo bạo trong ngôn ngữ của

nàng không chỉ thể hiện qua giọng điệu lẳng lơ, suồng sã, qua nội dung ngôn ngữ vượt ngoài khuôn phép Nho gia (rượu xuân quá chén, mê mệt nằm dài…) mà còn thể hiện trong cử chỉ đi kèm đầy cá tính và ngạo nghễ: xốc xiêm rảo bước, và bảo với con hầu gái. Ngôn ngữ và cử chỉ như thế quả thực rất táo bạo và hiếm có ở những người phụ nữ được Nho gia khen ngợi.

Ngôn ngữ chủ động và táo bạo như vậy của Nhị Khanh còn được thể hiện trong buổi tối nàng “hẹn hò” Trung Ngộ. Người con gái này không ngần ngại bộc bạch xúc cảm của mình bằng tiếng thở dài và những lời tâm sự đa sầu đa cảm khi đứng trên cầu Liễu Khê: “Nước non vẫn nước non nhà, cảnh còn

như cũ người đà khác xưa, làm sao khỏi cảm động bùi ngùi cho được!” [5, tr.36]. Thậm chí, biết Trình Trung Ngộ đang dõi theo mình, nàng chủ động thúc giục chàng xuất hiện bằng lời nói dỗi hờn: “Giải niềm u uất, muốn mượn tiếng đàn; song điệu cao ý xa, đời làm gì có kẻ tri âm hiểu cho mình được,

chẳng bằng về cho sớm là hơn” [5, tr.36]. Nàng cũng chính là người chủ động

tạo cơ hội, mở đường cho Trình Trung Ngộ, chủ động khẳng định cuộc gặp gỡ giữa nàng và Trung Ngộ là cuộc gặp gỡ do “duyên trời” xếp đặt: “Vậy chàng cũng ở đây ư? Thiếp đã từng nhiều lần được chàng đoái tới, ơn ấy thật vẫn ghi lòng. Chỉ vì ở đường sá vội vàng, không tiện tỏ bày chung khúc. Giờ nhân đêm vắng, dạo bước nhàn du, không ngờ chàng lại đã đến trước ở đây. Nếu không

phải duyên trời, sao lại có cuộc gặp gỡ may mắn như vậy…”[5, tr.36]. Ngôn

ngữ của nàng quả thực rất táo bạo và chủ động, đặc biệt khi đặt chúng vào bối cảnh văn hóa đã quen với quan niệm cho rằng trong tình yêu, nam giới phải đóng vai trò chủ động còn nữ giới chỉ là người bị động và phụ thuộc.

Không đề cập đến những luân lý đạo đức của Nho gia, ngôn ngữ của Nhị Khanh đưa ra những triết lý về sự sống và cái chết hết sức phóng khoáng và táo bạo, thể hiện thái độ trân trọng hạnh phúc trần thế. Nàng nói với Trung Ngộ trong buổi đầu hò hẹn: “Nghĩ đời người ta, thật chẳng khác gì giấc chiêm bao. Chi bằng trời để sống ngày nào, nên tìm lấy thú vui. Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân,

cũng không thể được nữa”[5, tr.36].

Không những là người chủ động, Nhị Khanh còn dùng ngôn ngữ rất phóng túng, táo bạo để miêu tả cảnh ái ân:

Giải kỳ nhẫn phụ thử lương tiêu, Túy bão ngân tranh bát phục khiêu. Ngọc yến nhiệm dung trâm trụy kế, Kim thuyền ky phạ thúc tiêm yêu.

Yên như đường ngạc hồng do thấp, Hãn thối mai trong bạch vị tiêu. Tảo vãn kết thành loan phượng hữu, Phong thần nguyệt tịch nhiệm chiên yêu. (Đêm đẹp này đâu nỡ bỏ hoài,

Ôm tranh nhẹ bấm một đôi bài. Đầu cài én ngọc hình nghiêng chếch, Lưng thắt ve vàng dáng ỏe oai.

Đường lúc nỏ rồi hồng đượm ướt, Mai khi rã hết trắng chưa phai. Phượng loan sớm kết nên đôi lứa, Gió sớm giăng khuya thỏa cợt cười.) [5, tr.38-39].

Bài thơ đã táo bạo tái hiện những cử chỉ, cảm giác của người phụ nữ khi hoan lạc chốn buồng the. Lời thơ cũng hoàn toàn không bị ràng buộc bởi bất kỳ một chuẩn mực và khuôn phép nào, rất khác với ngôn ngữ đạo đức của nhân vật nữ lý tưởng, lại càng xa lạ với quan niệm nghiệt ngã của Nho gia về quyền hưởng thụ hạnh phúc ái ân của người phụ nữ.

Không chỉ có ngôn ngữ của Nhị Khanh, ngôn ngữ của Đào Hồng Nương và Liễu Nhu Nương trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây cũng là thứ ngôn ngữ chủ động, táo bạo và không bị bó buộc bởi những phép tắc ngặt nghèo của Nho gia. Ngay từ buổi đầu hò hẹn, hai nàng đã dám bóng gió nói đến vấn đề tính dục, dám gợi tình cho Hà Nhân, chủ động nói lên những triết lý hưởng thụ bằng câu nói ranh mãnh: “Chúng em một người họ Liễu, tên gọi Nhu Nương, một người họ Đào, tên gọi Hồng Nương, nguyên là những tỳ thiếp của quan Thái Sư. Từ ngày quan Thái sư qua đời, chúng em vẫn phòng thu khóa kín. Nay gặp tiết xuân tươi đẹp, chúng em muốn làm những bông hoa

hướng dương, để khỏi hoài phí mất xuân quang”[5, tr.54].

Tính chất chủ động, táo bạo, tinh quái và lả lơi trong ngôn ngữ của hai nàng Đào, Liễu được thể hiện rõ nhất trong những bài thơ họ làm nhân lúc ái ân tình nồng với Hà Nhân. Bài thơ không ngần ngại miêu tả quan hệ tính dục và tình trạng chốn buồng the với những từ ngữ nhắc đến thân thể, gợi liên tưởng đến quan hệ thân xác nam nữ:

Xạ trần lang hãn thấp la y, Thúy đại khinh tần bát tự my. Bảo đại đông phong khoan đả lụ. Tiêm yêu bãi loạn bất thăng xuy. (Mồ hôi dâm dấp áo là,

Mày xanh đôi nét tà tà như chau. Gió xuân xin nhẹ nhàng nhau,

Thân non mềm chịu được đâu phũ phàng.) ………

Thiên cao cấm ngữ lậu thanh trì, Đăng ủng ngân giang xuất giang duy. Phân phó tài lang phan chiết khứ, Tân hồng nhận thủ tiểu đào chi. (Cung sâu thưa điểm giọt rồng,

Ngọn đèn soi tỏ trướng hồng lung linh. Tài lang mặc sức vin cành,

Đào non nhận lấy những nhành thắm tươi.)

[5, tr.55].

Ngôn ngữ của Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị cũng là ngôn ngữ táo bạo. Nàng không chỉ dám thách thức cậu học trò về tài làm thơ với câu nói rất tự tin, coi thường nam giới: “Anh bé con này cũng làm văn

được à? Vậy thử làm cho tôi xem nào” [5, tr.85] mà còn dám đối đáp trực tiếp với vua bằng bài thơ có ẩn chứa tên mình:

Hàn Than ngư đớp nguyệt Cổ lũy nhạn minh sương (Bến lạnh cá đớp nguyệt Lũy cổ nhạn kêu sương)

[5, tr.84].

Thậm chí khi chết đi, Hàn Than còn dám thẳng thắn đặt ra vấn đề tự do yêu đương, thẳng thắn đặt ra khát vọng được trả thù đời dù có phải đổi lấy cái chết khi hiện về nói với Vô Kỷ: “… đài dao mệnh đứt, đến nỗi chia bầy, sống còn chưa thỏa nguyện yêu đương, chết sẽ cùng nhau quấn quýt. Mong chàng hiểu câu kệ lục như, bỏ cõi tứ đại tạm rời cảnh Phật, về chốn suối vàng, để thiếp được ngửa nhờ Phật lực, thác hóa đầu thai, để trả cho xong cái nợ oan gia ngày

trước” [5, tr. 87]. Tính chất táo bạo trong ngôn ngữ cũng hoàn toàn thống nhất

với những hành động trong suốt cuộc đời người con gái “cá tính” này.

Như vậy, nếu như trong văn học trung đại nói chung, ngôn ngữ nhân vật thường bị lẫn với ngôn ngữ tác giả thì ngôn ngữ của những nhân vật trong

Truyền kỳ mạn lục bước đầu đã có sắc thái, cá tính riêng. Ngôn ngữ của họ là

thứ ngôn ngữ vừa mang tính chất giáo huấn của tư tưởng Nho gia vừa mang mang tính chất táo bạo, chủ động, ranh mãnh và vượt ngoài khuôn phép Nho gia. Tuy nhiên, sự chi phối của quan điểm coi thường nữ giới vẫn thể hiện đậm nét trong nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ của những nhân vật này. Ở đây, người trần thuật đã đặt những diễn ngôn “lệch chuẩn” trong miệng những hồn ma nữ bị người đời khinh bỉ né tránh, để nhân vật diễn đạt nó trong không gian phi chính thống chứ không phải trong miệng những con người chính diện lý tưởng, trong không gian văn hóa chính thống. Khó có thể nói tác giả đã hoàn toàn đồng tình và dám bảo vệ cho những diễn ngôn đầy tính nhục dục và

đề cập đến khát vọng tự nhiên của người phụ nữ. Dù vậy, chúng ta không phủ nhận một khả năng rằng: rất có thể, Nguyễn Dữ đã mượn lời của những hồn ma mà nói hộ, phát ngôn hộ tư tưởng tự do yêu đương vốn có cơ sở để bùng tỏa trong điều kiện lịch sử cho phép. Đó là tinh thần nhân đạo đáng trân trọng ở nhà Nho Nguyễn Dữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong truyền kỳ mạn lục (Trang 79 - 86)