SỰ KẾT HỢP GIỮA YẾU TỐ KỲ VÀ THỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong truyền kỳ mạn lục (Trang 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. SỰ KẾT HỢP GIỮA YẾU TỐ KỲ VÀ THỰC

Bên cạnh việc sử dụng yếu tố miêu tả, sự kết hợp giữa yếu tố kỳ ảo và hiện thực cũng là yếu tố góp phần thể hiện tiếng nói về giới trong tác phẩm

Truyền kỳ mạn lục. Biểu hiện của sự kết hợp giữa hai yếu tố này là tác giả đã

xây dựng tình yêu giữa người và yêu ma, kiểu người hóa thần và không gian vừa mang yếu tố hiện thực vừa mang yếu tố huyền ảo

Yếu tố “kỳ” trong Truyền kỳ mạn lục trước hết có sự góp mặt của những nhân vật vốn không thuộc về thế giới hiện thực. Đó là hồn ma (Nhị Khanh, Thị Nghi), là yêu hoa (Đào, Liễu), là đầu thai báo oán (Hàn Than), là những Diêm Vương, quỷ sứ cõi âm hay là tiên nữ. Những nhân vật này đều hiệnhữu, đi lại, nói năng, ghen tuông, ân ái .… như con người. Và thông qua những nhân vậtnày, Nguyễn Dữ có thể bộc lộ quan điểm của mình một cách

thẳng thắn, công khai mà không phải kiêng dè.Những phát ngôn của ma nữ khiến ta phải kinh ngạc về độ táo bạo: “Chi bằng trời để sống ngày nào, nên

tìm lấynhững thú vui. Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù

có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể được nữa”[5, tr.38]. Và

trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, lời của Đào, Liễu khiến các chàng trai dễ bị mê hoặc, đắm say: “Chúng em việc xuân chưa trải, nhụy thắm còn phong, chỉ

e tình hoa run rẩy, tơ liễu điêncuồng, oán lục thẹn hồng, làm giảm thú phong

lưu đi mất” [5, tr.54]. Những khátvọng ân ái nồng nhiệt nhất, những xúc cảm

nuối tiếc tuổi trẻ trần gian, những cảm giác hoan lạc ái ân … được đặt ở miệng ma nữ, yêu hoa nên mới tự nhiên được nhưvậy. Xã hội phong kiến vốn rất khắt khe với vấn đề tình dục, đặc biệt ham muốn bản năng ở nữ giới lại càng phải tiết chế. Nếu Nguyễn Dữ đặt những khao khát trần tục, những ham muốn ái ân này ở một người con gái bình thườnglà đi ngược lại lễ giáo, là nổi loạn. Thếnhưng nhờ có sự xuất hiện của ma nữ Nhị Khanh, của yêu hoa Đào, Liễu, vấn đề được giải quyết một cách “êm đẹp”. Dẫu có là cuồng ngôn thì cũng là lời của ma nữ, của yêu hoa chứ không phải của bất cứ cô gái “hiền lương thục đức” nào của xã hội phong kiến. Và nếu người xưa giật mình vì những câu nói đậm màu sắc nhục dục trong truyện thì người ngày nay đa số đều cho rằng, Nguyễn Dữ quả có tư tưởng tiến bộ. Ông đã thể hiện được những khát khao trần thế nhất, những xúc cảm ái ân cuồng nhiệt. Đỉnh cao của tình yêu chính là sự hiến dâng; tình dục chính làchất xúc tác mãnh liệt thể tình yêu thăng hoa; trong ái ân, việc quan tâm đến cảm xúc ái ân của đối phương là sự thể hiện thái độ trân trọng đối phương. Tất cả những điều này, nhờ có sự xuất hiện của các nhân vật hư cấu nên mới được thể hiện mộtcách rõ nét. Thông qua các nhân vật hư cấu này, Nguyễn Dữ “thoải mái” truyền tải các vấn đề về giới mà không lo bị công kích.

NguyễnDữ phanh phui mặt trái của xã hội phong kiến. Đủ các lớp người từ nho sĩ, lái buôn, quan lại, sư sãi và thậm chí là thần thánh (Thần Thuồng luồng) được đưa ra để “mổxẻ”, chất vấn. Trình Trung Ngộ là lái buôn nhưng lòng chứa nhiều vật dục, kết quả bị ma nữ hại chết (Chuyện cây gạo). Hà Nhân còn trẻ, có nhiều ham mê sắc dục, không biết tiết chế bản thân nêntinh hoa mới thừa cơ quyến rũ khiến cho chàng trể nải việc lập gia thất, bút nghiên nản chí. Đến lúc tỉnh ngộ, dù không đến nỗi thân tan trăm mảnh nhưng việc đèn sách cũng bị tốn mất một khoảng thời gian (Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây). Đến như viên quan họ Hoàng cũng bị yêu mamê hoặc. Dù thoát nạn nhưng cũng bị giảm thọ một kỷ (Chuyện yêu quái ở Xương Giang). Và đặc biệt hơn là sư bác Vô Kỷ sa vào thói tà dâm, làm ô uế nơi cửa Phật, bị ma nữ Hàn Than dụ dỗ đầu thaibáo oán khiến cho hồn tan phách tán (Chuyện nghiệp oan

của Đào thị). Ngay cả thần Thuồng luồng (Chuyện đối tụng ở Long cung),

nơi đền miếu được dân cúng tế, là bậc có công cũng sa vào ham muốn nhục dục mà hủy đi côngdanh sự nghiệp (Thần Thuồng luồng hay chính là đại diện cho quan lại chốn nhân gian). Thông qua loạt nhân vật có liên quan đến ma nữ, yêu hoa, thần thánh, Nguyễn Dữ nhấn mạnh: sinh ra làm trang nam nhi đứng trong trời đất phải biếttránh xa sắc dục, tiết chế bản thân, không tham lam vô độ, không dâm dật bừa bãi thì họa tất không tới. Nhược bằng không thì họa lớn, họa nhỏ sẽ kéo đến không buông tha. Đối với nhi nữ thì phải chính chuyên, không buông thói tà dục mê hoặc đàn ông. Nếu ngoan cố, dù với mục đích gì thì những ma nữ, tinh hoa kia sẽ nhận lại trái đắng: hoặc là tan xương nát thịt, hoặc là không thoát khỏi quy luật nghiệt ngã của tạo hóa (trường hợp của Đào, Liễu). Đặc biệt, với nhân vật hư cấu thần Thuồngluồng, Nguyễn Dữ cho thấy thần thánh cũng trở thành kẻ đi ngược lại với đạo lý, ham chiếm vợ người, ngoan cố chối tội.Như vậy, việc sử dụng yếu tố kỳ ảo, hoang đường để xây dựng các nhân vật khôngchỉ tạo ra sức hút của tác phẩm

mà còn giúp Nguyên Dữ truyền tải các quan điểm về giới một cách công khai. Bên cạnh yếu tố kỳ, tác giả đã kết hợp yếu tố thực, yếu tố thực được tác giả lấy đề tài, cảm hứng, bối cảnh, nhân vật, sự kiện, khônggian, thời gian .… từ thực tế đời sống xã hội phong kiến Việt Nam. Bởi vậy đọc Truyền kỳ

mạnlục, dù có sử dụng yếu tố “kỳ” ta vẫn cảm thấy những câu chuyệnhết sức gần gũi, thậm chí gây dựng niềm tin chúng là những câu chuyện có thật.Yếu tố “thực” từ nguồn gốc xuất thân của các nhân vật. Dù là ma nữ hay người phàm đều có nguồn gốc rõ ràng (trừ trường hợp của hai yêu hoa Đào, Liễu). Trong Chuyện cây gạo, từ Trình Trung Ngộ cho đến Nhị Khanh đều được giới thiệu tỉ mỉ. Trình Trung Ngộ là “một chàng trai đẹp ở đất Bắc Hà, nhà rất giàu, thuê thuyền xuống vùng nam buôn bán. Chàng thường đỗ thuyền ở

dưới cầu Liễu Khêrồi lại đi vào chợ Nam Xang” [5, tr. 36] (chợ Nam Xang:

chợ ở huyện Nam Xang, tức huyện Lý Nhân, nay thuộc tỉnh Hà Nam). Còn Nhị Khanh cũng tự giới thiệu: “Thiếp họ Nhị tên Khanh, là cháu gái của ông

cụ Hối, một nhà danh giá trong làng.Hai thân mất sớm, cảnh nhà đơn hàn”

[5, tr. 37]. Tuy là ma nữ, nhưng trước khichết, nàng cũng có lai lịch, gốc tích rõ ràng như bao người khác. Thậm chí ở Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, Nguyễn Dữ còn đưa vào trong tác phẩm những yếu tố lịch sử cụ thể, thời gian, thời điểm xuất hiện khiến cho nhân vật, sự kiện được giới thiệu một cách khách quan, chân thực về nguồn gốc xuất thân: “Hà Nhân, người học trò quê ở

Thiên Trường, khoảng năm Thiệu Bình ngụ ở kinh sư để tòng học cụ ỨcTrai”

[5, tr. 54]. Như vậy, Hà Nhân quê ở trấn Sơn Nam thời Lê (nay thuộc tỉnh Nam Định và một phần nhỏ thuộc tỉnh Thái Bình). Niên hiệu Thiệu Bình là niênhiệu của vua Lê Thái Tông từ năm 1434 đến 1439. Trong Chuyện nghiệp

oan của Đào Thị, Hàn Than được giới thiệu về cuộc đời với những chi tiết

cho thấy số phận éo lechìm nổi: “Ả danh kỹ ở Từ Sơn là Đào thị, tiểu tự Hàn

(1345) đời nhà Trần, nàng được tuyển sung vào làm cung nhân, hằng ngày

chầu vua ở tiệc rượu hay ở chiếu bạc” [5, tr.84] … Những chi tiết nguồn gốc

xuất thân của các nhân vật được kể rất cụ thể, sinh động, đây cũng là mô tip quen thuộc thường thấy trong các truyện truyền kỳ.

Yếu tố “thực” còn thể hiện ở thời gian trong các câu chuyện. Trong phần giới thiệu về nhân vật, Nguyễn Dữ hay lồng vào các từ chỉ mốc niên đại, các nhân vật lịch sử có thật để làm tăng tính thuyết phục đối với người đọc. Rải rác trong các câu chuyện không chỉ có một thời đại được đề cập đến: “Niên hiệu Thiệu Phong thứ năm (1345) đời nhà Trần”; “Hà Nhân, người học trò quê ở Thiên Trường, khoảng năm Thiệu Bình ngụ ở kinh sư để tòng học cụ ỨcTrai”; “Trong năm Quang Thái đời nhà Trần, người ở Hóa Châu tên là Từ Thức, vìcó phụ ấm được bổ làm Tri huyện Tiên Du”; “cuối đời Hồ”; “vua Dụ Tôn” … Những mốc thời gian cụ thể gắn với các nhân vật lịch sử đã tạo dựng trong lòng người đọc niềmtin sâu sắc đây là những câu chuyện có thật. Trong tác phẩm, không thiếu nhữngkhông gian ảo thì đâu đó vẫn thấp thoáng xuất hiện những không gian thực. Khônggian bờ sông, bến bãi, cây cầu Liễu Khê, chợ Nam Xang trong Chuyện cây gạo; không gian chùa Phật Tích ở Thạch Thất, Hà Tây (cũ); chùa Lệ Kỳ ở hạt HảiDương … Và ngay cả những không gian “ảo” nơi trú ngụ của những yêu hoa, hồn ma thì cũng mang dấu tích của hiện thực. Trong Chuyện cây gạo, nơi quàn xác Nhị Khanh ở Đông thôn được miêu tả rất chân thực: “Khi đến một chỗ, chung quanh cóbức hàng

rào bằng gióng tre, thỉnh thoảng chen lẫn vào vài khóm lau khô, trong cótúp

nhà gianh nhỏ lụp sụp, dây bìm leo đầy lên vách và lên mái nhà” [5, tr. 41].

Sự kết hợp yếu tố kỳ và thực trong tác phẩm được tác giả sử dụng chủ yếu qua tình yêu giữa người và yêu ma và mô típ người hóa thần.

3.2.1. Tình yêu giữa ngƣời và yêu ma

phần xác, còn linh hồn vẫn tồn tại bất cứ đâu và có thể tiếp xúc với người sống. Dựa vào quan niệm dân gian này, Nguyễn Dữ đã xây dựng những nhân vật ma sống và sinh hoạt giống như con người, có tâm tư tình cảm, có khát khao và mong muốn hạnh phúc. Khi xây dựng mô tip tình yêu giữa người và yêu ma, phải chăng đó cũng là một cách mà ông gửi gắm tiếng nói về giới của mình?

Là kiểu nhân vật chiếm số lượng lớn trong tác phẩm, những hồn ma hiện lên đều nhằm mục đích nào đó. Chết khi tuổi đời còn quá trẻ, Nhị Khanh dường như không cam chịu số phận của mình. Hồn ma của nàng biến thành một mỹ nhân tràn đầy sức sống, quyến rũ Trung Ngộ người trần mắt thịt nhằm tìm lại cảm xúc ái ân của cõi hồng trần. Trần Trung Ngộ là thương nhân giàu có, lại gặp Nhị Khanh xinh đẹp tuyệt vời, tình yêu của hai người nảy nở mà bản thân chàng không chút hoài nghi. Để rồi cùng nhau rơi vào bể tình luyến ái, đến mức chết thành ma cùng quấy nhiễu dân làng.

Thị Nghi là một hồn ma, trở về cõi trần nhằm mong muốn báo oán. Dở trò mê hoặc, mục đích ban đầu của nàng là lợi dụng họ Hoàng tìm tro cốt cho mình. Sau trả ơn mà quyến rũ khiến họ Hoàng đem lòng yêu thương, hai người lại cùng nhau sống như vợ chồng hạnh phúc. Người vợ không những được chồng yêu thương mà còn được gia đình và bạn bè ca ngợi. Thế nhưng hạnh phúc lại ngắn ngủi, sống kiếp phu thê một tháng, họ Hoàng bị điên dại, bản thân Thị Nghi bị đạo sĩ diệt trừ vì bệnh của Hoàng từ người vợ ma mà ra. Lưới trời lồng lộng, nàng không thể một tay che; sự việc bại lộ, nàng bị tống giam vào ngục. Viên quan họ Hoàng vì ham mê sắc đẹp, đọc sách thánh hiền nhưng không thoát được bả yêu ma nên bị giảm thọ một kỷ.

Học hành, đỗ đạt, làm quan là lý tưởng của Nho gia nhưng thay vì tập trung dùi mài đèn sách thì chàng Nho sinh Hà Nhân lại rơi vào bể tình do yêu hoa vẽ ra. Cũng bởi chàng ham mê nhan sắc luyến thú ái ân nên mới trễ nải học hành, để loài yêu hoa thừa cơ quấy nhiễu. Bản thân chối duyên do cha mẹ

định đoạt, giả chăm chỉ học hành để không thất hứa với hai nàng tinh. Tuy nhiên hạnh phúc ngắn ngủi, cả Nhu Nương và Hồng Nương đều không thoát số trời đã định. Mỹ nữ xinh đẹp ngày nào giờ chỉ còn cành lá xơ xác, Hà Nhân lúc này mới tỉnh ngộ luyến tiếc cho cuộc tình đã qua, sau đó bán áo làm cỗ cúng hai nàng. Chính bởi tình cảm thật lòng của Hà Nhân đã giúp thanh giá của hai nàng yêu được tăng lên. Chàng đã rất may mắn bởi cuộc tình chấm dứt không gây họa gì. Hai nàng tinh hoa này chưa từng sống kiếp con người, lại không mang oán thù với ai cả, hiện hình chỉ nhằm mục đích hưởng chút ân ái gối chăn nên mất đi đã thỏa nguyện đôi lứa. Tuy là ma quái nhưng tình cảm của hai nàng lại nhận được sự thương xót, đồng cảm.

Mục đích khi xây dựng tình yêu giữa người và ma, Nguyễn Dữ đã để cho nhân vật của mình chẳng có bất kỳ ràng buộc khắt khe của lễ giáo, không cần sự cho phép của gia đình bởi tình yêu nam nữ là thứ tình cảm rất tự nhiên, bình thường của con người. Thế nhưng trong truyện của Nguyễn Dữ, thứ tình cảm đó lại trở nên bất bình thường. Cái bất bình thường ở đây chính là tình yêu được nảy sinh và diễn ra giữa người và ma, hai kiểu người sống ở hai thế giới khác nhau, một bên là người trần mắt thịt, một bên là ma quái gian tà. Điều này đã làm nên yếu tố ly kỳ cho truyện, khiến người đọc vừa tò mò lại vừa lo sợ. Tuy nhiên thứ tình cảm đó không được trọn vẹn, chỉ trải qua thời gian ngắn ngủi và thường kết thúc trong bi kịch. Xây dựng kiểu tình yêu này, tác giả không hề có tâm lý ca ngợi tình yêu mà có lẽ mục đích chính của ông là phê phán thực tại xã hội, nhất là những khát vọng bản năng, đi ngược lại so với lễ giáo phong kiến. Tiếng nói về giới trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ vì thế vẫn còn nằm trong những quy phạm, giáo điều của tư tưởng Nho giáo.

3.2.2. Ngƣời hóa thần

Xuất hiện không nhiều trong tập truyện, yếu tố người hóa thần được tác giả dành cho những người phụ nữ chính diện, sống tiết hạnh thủy chung, sau

khi chết đi nhờ đức độ được ban thưởng mà hóa thần.

Trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Nhị Khanh chết nhưng thượng đế thương là oan uổng cho được làm thần. Nàng không lúc nào nhàn rỗi, lúc đi làm mưa, khi lại theo xe mây lên Đế sở làm việc, không có thời gian thăm hỏi Trọng Quỳ. Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam

Xương được Linh Phi thương là vô tội, cứu cho khỏi chết, lại được hóa giải.

Từ chốn thủy cung trở về gặp Trương Sinh, “Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau lại có đến hơn năm mươi chiếc xe nữa,

tán lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện” [5, tr.200-201], lúc này nàng đã

mang phong thái của thần tiên và không trở về nhân gian nữa.

Xót thương cho số phận đau khổ của người phụ nữ tiết hạnh phải chịu kiếp bi kịch chốn nhân gian, Nguyễn Dữ đã sử dụng yếu tố người hóa thần nhằm bù đắp cho những đức tính tốt đẹp của họ. Nàng Vũ Nương, khi gieo mình xuống sông, may mắn không bị làm mồi cho cá, nàng được chư tiên cứu và giúp nàng giải oan. Hay Nhị Khanh khi chết không bị tan xương nát thịt mà được hầu chầu thượng đế, giao cho coi giữ văn tấu của các thần. Xây dựng mô típ này là một cách đem lại chút công bằng cho nhân vật nữ, tác giả đã thể hiện rõ tấm lòng nhân đạo tích cực đối với người phụ nữ dám hy sinh bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giới trong truyền kỳ mạn lục (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)