Một số thông tin về địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học tại trường đại học y dược hải phòng năm 2018 (Trang 32)

1.5.1. Đại học Y Dược Hải Phòng

Đại học Y Dược Hải Phòng được thành lập từ tiền thân là phân hiệu của trường Đại học Y Hà Nội.Ngày 25/01/1999 Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã ký quyết định số 6/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Y Hải Phòng.Ngày 11/11/2013 Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã ký quyết định đổi tên trường thành trường Đại học Y dược Hải Phòng. Tính đến thời điểm này, trường đã đào tạo được tất cả các mã ngành Y dược chính và quy mô gần 6000 sinh viên đang theo học. Sau gần 40 năm hình thành và phát triển trường đang vươn mình ra thế giới để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy cũng như chuyên môn. Nâng cao trình độ ngoại ngữ của cán bộ giảng viên cũng như sinh viên trong trường và thúc đẩy nghiên cứu khoa học, đóng góp thành tựu cho nền y học nước nhà, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trong khu vực.

1.5.2. Ngành Điều dưỡng – Đại học Y Dược Hải Phòng

Khoa Điều dưỡng trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã trải qua 9 năm hình thành và phát triển (2009 – 2018).Hiện nay, khoa có 5 bộ môn và 1 đơn vị trực thuộc bao gồm: bộ môn điều dưỡng cơ bản, bộ môn điều dưỡng cộng đồng, bộ môn điều dưỡng người lớn, bộ môn điều dưỡng trẻ em, bộ môn điều dưỡng sản và đơn vị trực thuộc là Skillab. Chương trình đào tạo gồm cử nhân điều dưỡng chính quy, cử nhân điều dưỡng hệ vừa làm vừa học theo chương trình đào tạo tín chỉ. Số lượng sinh viên điều dưỡng hệ vừa làm vừa học hiện đang theo học tại trường Đại học Y Dược Hải Phòng là 287 sinh viên.

1.5.3. Sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học

Sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học là những điều dưỡng viên hiện đang công tác tại các cơ sở y tế được cử đi học để nâng cao trình độ lên bậc đại học, tuy nhiên vẫn tham gia các công việc của khoa, phòng nơi làm việc.Hình thức đào tạo tập trung 12 tuần trong 01 học kỳ, sau đó quay lại cơ quan để làm việc.Thời gian đào tạo 4 năm.Mặc dù trong thời gian học tập trung các sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học đôi khi vấn tham gia trực đêm tại cơ

24

sở y tế hoặc làm việc vào các ngày nghỉ cuối tuần.Hầu hết những sinh viên này đều sinh sống và làm việc tại Hải Phòng và các tỉnh, thành phố gần thành phố Hải Phòng.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Toàn bộ 287 điều dưỡng viên hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2018.

*Tiêu chuẩn lựa chọn

Là điều dưỡng viên đã làm tại các cơ sở y tế có người bệnh trước đó.

Hiện là sinh viên điều dưỡng bậc đại học tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2018

Đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Từ tháng 1/2018 đến 9/2018 tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

2.4.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Toàn bộ sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng trong thời gian nghiên cứu do vậy chúng tôi không tính cỡ mẫu. Thực tế chúng tôi phỏng vấn được 266 điều dưỡng viên, đủ điều kiện và đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.5.Công cụvà phương pháp thu thập số liệu 2.5.1. Công cụ thu thập số liệu

Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi (Phụ lục 2). Gồm 2 phần Phần 1: Thông tin chung

Phần 2: Đánh giá tình trạng stress bằng bộ công cụ Nursing stress scale. Gồm 35 câu hỏi liên quan đến các đặc điểm cá nhân và nghề nghiệp được tham khảo từ các nghiên cứu trước đây [11], [2], [15][14]. Hệ số tin cậy tính bằng Cronbach’s alpha được tìm thấy là 0,86. Bộ công cụ đánh giá mức độ thường xuyên và mức độ căng thẳng trong các tình huống hay gặp trong thực hành điều dưỡng, nhằm đánh giá thực trạng stress nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. Phần này gồm có 35

26

tình huống gây stress (tác nhân stress) hay gặp nhất trong công việc của điều dưỡng, được chia làm 7 nhóm tác nhân chính:

(1) Nhóm các tác nhân gây stress liên liên quan đến chứng kiến cái chết và sự chịu đựng của người bệnh (7 tác nhân).

(2) Nhóm các tác nhân gây stress liên quan đến sự bất đồng với bác sĩ (4 tác nhân).

(3) Nhóm các tác nhân gây stress liên quan đến kiến thức và sự chuẩn bị của bản thân (3 tác nhân).

(4) Nhóm tác nhân gây stress liên quan đến mối quan hệ trong công việc (5 tác nhân).

(5) Nhóm các tác nhân gây stress liên quan đến điều dưỡng cấp trên (2 tác nhân).

(6) Nhóm các tác nhân gây stress liên quan đến khối lượng công việc (7 tác nhân).

(7) Nhóm các tác nhân gây stress liên quan đến việc điều trị (7 tác nhân). Mỗi tác nhân được đối tượng tự đánh giá về mức độ gây stress theo Gray-Toft [39] và mức độ thường xuyên gặp tác nhân đó theo mức điểm cho trước.

Mức độ thường xuyên 0 Không bao giờ

1 Đôi khi 2 Thường xuyên Mức độ căng thẳng 0 Không 1Căng thẳng nhẹ 2 Căng thẳng trung bình 3 Khá căng thẳng 4 Rất căng thẳng

Căng thẳng nhẹ: Các triệu chứng và biểu hiện về mặt tính khí, hành vi, cảm xúc và trạng thái cơ thể xuất hiện không thường xuyên và không đầy đủ

Căng thẳng trung bình: là căng thẳng lặp đi lặp lại nhiều lần, thường xuyên hơn, các biểu hiện hành về hành vi, cảm xúc lâu dài có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng nặng hơn.

Khá căng thẳng: là tình trạng căng thẳng thường xuyên và kéo dài. Đến thời điểm nào đó khi cơ thể con người không thể đáp ứng lại sẽ dẫn đến tình trạng rất căng thẳng gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống và sức lao động.

Rất căng thẳng: ở mức này, cơ thể cảm nhận thấy rất căng thẳng về tâm lý, con người rơi vào trạng thái khó chịu và luôn muốn thoát khỏi nó.

2.5.2. Thử nghiệm trước bộ công cụ nghiên cứu

Bộ công cụ đánh giá mức độ stress của điều dưỡng viên Nursing Stress Scale (NSS) là bộ công cụ với bản gốc là Tiếng Anh và đã được dịch sang Tiếng Việt. Các chuyên gia sau đó đã thử nghiệm trên 35 đối tượng và kết quả Cronback alpha là 0,86. Bộ công cụ này đã xin phép quyền tác giả Trần Thị Ngọc Mai tại Hà Nội được sử dụng và cùng trên đối tượng sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học [11].

2.5.3. Phương pháp thu thập số liệu

Phỏng vấn bằng phiếu tự điền

Liên hệ Ban Giám Hiệu, phòng đào tạo trường Đại học Y Dược Hải Phòng đồng ý tham gia nghiên cứu.Xin danh sách tất cả điều dưỡng viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

Liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự các lớp sinh viên vừa làm vừa học và hẹn gặp lớp để trao đổi về nghiên cứu sẽ làm.

Lựa chọn địa điểm phỏng vấn, sắp xếp mỗi nhóm phỏng vấn gồm 3 nghiên cứu viên và 25 – 30 điều dưỡng viên.

Tiến hành

+ Lựa chọn những đối tượng là điều dưỡng viên đang học hệ vừa làm vừa học.

+ Nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu mục đích, nội dung, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu. Điều dưỡng viên nếu đồng ý tham gia nghiên cứu ký vào bản đồng thuận (phụ luc 2)

+ Nhóm nghiên cứu giới thiệu bộ câu hỏi tự điền và hướng dẫn cách điền phiếu, giải thích các nội dung trên phiếu trả lời

28

Sau khi đối tượng nghiên cứu điền phiếu kết thúc, tiến hành thu phiếu trả lời, cảm ơn điều dưỡng viên và kết thúc.

Thời gian dành cho phiếu trả lời khoảng 60phút, phiếu trả lời được chấp nhận khi điền đủ >80% thông tin phiếu.

2.6.Biến số trong nghiên cứu

Được chia làm 3 nhóm biến số:

Nhóm 1: Thông tin chung

Nhóm 2: Các yếu tố liên quan (yếu tố nghề nghiệp, yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình, môi trường).

Nhóm 3: Stress (nhóm tác nhân gây stress liên quan đến chứng kiến cái chết; bất đồng với bác sĩ; kiến thức và sự chuẩn bị của bản thân; mối quan hệ trong công việc; bất đồng điều dưỡng cấp trên; khối lượng công việc; liên quan đến điều trị).

Bảng 2.1Định nghĩa các biến số nghiên cứu

Tên biến số Định nghĩa biến Loại

biến

Cách thu thập Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Tuổi Được tính bằng cách lấy năm

2017 trừ đi năm sinh Rời rạc

Phát vấn Tuổi nghề (tại bệnh viện) Số năm từ khi bắt đầu công tác tại

bệnh viện đến năm 2018

Liên tục Giới tính Giới tính được thừa nhận trên khai

sinh

Nhị phân Hút thuốc lá Có sử dụng thuốc lá

Uống rượu, bia Có sử dụng rượu, bia Hoạt động thể lực hằng

ngày

Có hoạt động thể lực tối thiểu 30 phút/lần

Đơn vị công tác Cơ quan đang làm việc mục Khối làm việc Khoa phòng đang làm việc

Tình trạng hôn nhân Tình trạng đăng ký kết hôn của NVYT

Trình độ học vấn Bậc học cao nhất theo phân chia của Bộ giáo dục

Đánh giá về sức khỏe bản thân

Đánh giá về tình trạng sức khỏe của bản thân

Môi trường gia đình và xã hội

Tổng thu nhập/tháng Tổng số tiền thu được trong 1 tháng

Liên tục

Phát vấn Phải chăm sóc con, trẻ <5

tuổi Gia đình có trẻ <5 tuổi

Nhị phân Phải chăm sóc ông/bà,

bố/mẹ bị bệnh tật

Gia đình có người già/bệnh cần chăm sóc

Tình trạng kẹt xe, tắc đường, tai nạn giao thông

Tình trạng kẹt xe, tắc đường, tai nạn giao thông trên đường đi làm

Công việc, mức độ khuyến khích

Có trực tiếp chăm sóc

người bệnh Có trực tiếp chăm sóc người bệnh

Nhị phân

Phát vấn Số người bệnh chăm

sóc/ngày Số người bệnh chăm sóc một ngày Liên tục Số buổi trực trung bình

trong 1 tuần

Số buổi trực tại bệnh viện tính trong 1 tuần

Loại hợp đồng lao động Hình thức hợp đồng lao động với bệnh viện

Danh mục Mức độ ổn định của công Đánh giá mức độ ổn định của Nhị

30

việc hiện tại công việc hiện tại phân

Công việc phù hợp với chuyên môn

Sự phù hợp giữa trình độ đào tạo và công việc hiện tại

Làm thêm ngoài giờ Làm các ngoài giờ hành chính để kiếm thêm thu nhập

Tham gia vào công tác quản lý

Tham gia vào quản lý tại các bộ phận

Được bệnh viện tạo điều kiện cho học tập nâng cao trình độ

Cơ hội được tạo điều kiện học tập từ phía bệnh viện

Môi trường làm việc

Làm việc trong môi trường có tiếng ồn quá mức

Mức độ tiếp xúc với cường độ ồn quá mức

Nhị phân

Phát vấn Làm việc trong môi

trường có nhiệt độ quá nóng

Mức độ làm việc thường xuyên trong môi trường nóng

Làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng

Mức độ thường xuyên làm việc trong môi trường thiếu sáng Làm việc trong môi

trường độc hại

Mức độ làm việc thường xuyên trong môi trường có yếu tố độc hại (hóa chất, tia X,…)

Làm việc trong môi trường lây nhiễm

Mức độ thường xuyên làm việc với nguy cơ gây bệnh từ người bệnh

Vừa học vừa làm gây áp lực

Cảm nhận thấy căng thẳng, luôn muốn có thời gian nghỉ ngơi, thời gian cho gia đình. Không đạt kết

quả tốt trong học tập và hiệu quả công việc không cao, độ tập trung thấp

Thời gian dành cho học

tập Tổng thời gian học một ngày

Liên tục Thời gian làm việc tại cơ

quan

Tổng thời gian làm việc tại cơ quan một ngày

Số giờ ngủ Tổng số giờ ngủ một ngày

Chi phí học hành Ai chi trả chi phí học hành Danh mục

Đánh giá stress (35 câu) Thứ

bậc

Phát vấn

2.7. Tiêu chuẩn đánh giá stress

Tự đánh giá stress gồm có 5 mức, mỗi câu hỏi tối đa là 4 điểm và được chia thành 5 khoảng. Để đánh giá stress gồm có 7 lĩnh vực: khối lượng công việc (28 điểm), mối quan hệ trong công việc (20 điểm), bất đồng điều dưỡng cấp trên (8 điểm), liên quan đến điều trị (28 điểm), liên quan đến cái chết (28 điểm), bất đồng bác sỹ (16 điểm), kiến thức và chuẩn bị bản thân (12 điểm). Điểm stress chung gồm 35 câu hỏi (140 điểm) được chia thành các mức stress như sau:

0 – 28 điểm : Không stress 29 – 56 điểm: Stress nhẹ 57 – 84 điểm: Stress trung bình 85– 112 điểm: Khá stress 113–140: Rất stress

2.8. Phương pháp phân tích số liệu

Các phiếu đã được kiểm tra và nhập bằng phần mềm SPSS 16.0, được nhập 2 lần để đảm bảo tính chính xác và được làm sạch số liệu trước khi phân tích.Phần mềm SPSS 16.0 được dùng để phân tích. Nghiên cứu sử dụng test Kolmogorov-

32

Smirnovđể kiểm định phân phối chuẩn của các biến định lượng. Trong thống kê mô tả, các biến định tính được biểu diễn bằng số lượng, tỷ lệ phần trăm, các biến định lượng được tính bằng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn với biến có phân phối chuẩn và tính điểm trung vị, khoảng tin cậy (25th – 75th) đối với biến có phân phối không chuẩn. Để tìm hiểu mối liên quan, nghiên cứu sử dụng tỉ suất chênh OR và khoảng tin cậy 95%CI. Xác định mối tương quan giữa 2 biến bằng Spearman test dựa vào hệ số tương quan (r), so sánh sự khác biệt về trung vị nghiên cứu sử dụng Mann- Whitney với 2 nhóm và Kruskal-wallis test từ 3 nhóm trở lên,p<0,05 được xác định mức có ý nghĩa thống kê.

2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

Nghiên cứu tuân thủ quy trình xét duyệt đạo đức nghiên cứu và chỉ được tiến hành sau khi được sự cho phép của Hội đồng Đạo đức của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.Nghiên cứu hoàn toàn được sự chấp nhận của lãnh đạo Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

Công cụ đo lường trong nghiên cứu đã được sự chấp thuận và cho phép sử dụng của tác giả bộ công cụ.

Đối tượng tham gia nghiên cứu được điều tra viên giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu.Sự tham gia của các đối tượng là hoàn toàn tự nguyện, được thể hiện qua bản chấp nhận tham gia vào nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn có thể rút khỏi nghiên cứu vào bất kỳ thời điểm nào mà không ảnh hưởng đến họ theo bất kỳ hình thức nào.

Phiếu chỉ có mã số nghiên cứu, không điền thông tin đích danh của đối tượng nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu đóng góp một phần vào việc kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe cho điều dưỡng viên hệ cử nhân tại trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục

Đây là nghiên cứu cắt ngang nên việc giải thích cho các mối quan hệ nhân quả giữa yếu tố nghề nghiệp và tình trạng stress còn hạn chế.

Nghiên cứu chỉ tiến hành trên nhóm đối tượng là điều dưỡng viên vừa làm vừa học nên chưa đưa được ra cái nhìn tổng thể về tình trạng stress của các đối tượng nghiên cứu khác.

Khống chế sai số:

Chúng tôi chọn điều tra viên là cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp, điều tra cộng đồng. Tập huấn điều tra viên trước khi tiến hành thu thập số liệu.

Giám sát viên là nghiên cứu viên: sẽ giám sát chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với điều tra viên và giải quyết những vướng mắc xảy ra trong quá trình điều tra.

Thiết kế bộ câu hỏi rõ ràng, ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp văn hóa để đối tượng có thể trả lời dễ dàng. Đã tiến hành phỏng vấn thử để hoàn thiện bộ câu hỏi.

Trước khi tiến hành phát phiếu tự điền, điều tra viên phải giải thích rõ tiêu đề, mục đích, nội dung của nghiên cứu, nội dung của bộ câu hỏi để đối tượng hợp tác, đảm bảo được tính trung thực.Nhập lại 10% số phiếu để kiểm tra.Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm tra số liệu trước khi phân tích.

34

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Nghiên cứu thu thập thông tin của 266 sinh viên điều dưỡng liên

thông hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Y Dược Hải Phòng hầu hết là nữ giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học tại trường đại học y dược hải phòng năm 2018 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)