vừa học tại trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2018
4.3.1. Các yếu tố thuộc về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu bảng 3.20 (phụ lục 3) cho thấy điểm trung vị của nhóm tuổi ≤ 30 là 36,0 điểm cao hơn nhóm >30 tuổi (28,0 điểm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Đồng thời qua kết quả phân tích ở bảng 3.14 chúng tôi ghi nhận có mối liên quan giữa yếu tố tuổi và tình trạng stress của điều dưỡng viên hệ vừa làm vừa học. Cụ thể điều dưỡng viên thuộc nhóm tuổi<30 tuổi (51,6%) có nguy cơ stress gấp 1,7 lần so với nhóm >30 tuổi. Tỷ lệ này ở nghiên cứu của Mai Hòa Nhung là 6,6 lần, cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi[15]. Do khác biệt về đối tượng nghiên cứu, tác giả Mai Hòa Nhung nghiên cứu trên điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng, chúng tôi chọn đối tượng hiện đang làm ở nhiều khoa phòng, bệnh viện khác nhau.
Theo kết quả (bảng 3.18) tuổi cũng có mối tương quan với điểm stress và hầu hết các nhóm tác nhân gây ra stress cụ thể là: khối lượng công việc, mối quan hệ trong công việc, bất đồng với điều dưỡng cấp trên, bất đồng với bác sĩ, liên quan đến điều trị, thiếu kiến thức bản thân có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong nghiên cứu này chủ yếu là mối tương quan nghịch, mức độ yếu, trong đó nhóm tác nhân bất đồng với điều dưỡng có mối tương quan cao nhất (r=0.2). Tuy nhiên tuổi không có mối liên quan với nhóm tác nhân liên quan đến cái chết (r<0,1).
Điều này cho thấytuổi càng trẻ thì tỷ lệ stress càng cao, khả năng điều chỉnh tâm lý của họ càng kém, cùng với đó là khối lượng công việc lớn, những điều dưỡng viên ít tuổi sẽ dễ bị áp lực, đặc biệt họ luôn bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài cuộc sống, như gia đình, kinh tế, tình cảm cá nhân.
Tình trạng hôn nhân cũng có mối liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng viên có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ điều dưỡng viên chưa lập gia đình (64,0%) có nguy cơ cao gấp 2,5 lần so với nhóm đã lập gia đình (p<0,05). Kết quả nghiên cứu
của Hongxia Guo (2018) tại Trung Quốc cũng cho thấy có mối liên quan giữa stress với nhóm chưa có gia đình (p<0,001)[40]. Tại Việt Nam, Mai Hòa Nhung chỉ ra trong nghiên cứu của mình; nhóm điều dưỡng chưa lập gia đình có tỷ lệ stress gấp 1,6 lần so với nhóm điều dưỡng viên đã lập gia đình[15]. Điều này cũng có thể giải thích, với điều dưỡng chưa có gia đình họ phải luôn lao động hăng say, không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân về kiến thức chuyên môn cũng như phong cách làm việc chuyên nghiệp để được đóng góp và ghi nhận, việc này làm tăng áp lực dễ dẫn tới tình trạng stress.
Kết quả chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm chung như tuổi nghề, giới tính, hoạt động thể lực với tình trạng stress của điều dưỡng viên.Kết quả này của chúng tôi tương đương với các kết quảcủa Trần Thị Thu Thủy (2015), Lê Thành Tài (2008) và Hongxia Guo (2017)[22], [16], [40].
4.3.2. Các yếu tố thuộc về gia đình và môi trường sống
Nghiên cứu chúng tôi chưa phát hiện ra mối liên quan giữa các yếu tố gia đình với tình trạng stress của điều dưỡng viên hệ vừa làm vừa học (bảng 3.15), cụ thể là không có mối liên quan giữa việc phải chăm sóc con <5 tuổi và chăm sóc người bệnh/ già cả với tình trạng stress (p>0,05). Kết quả này cũng giống với kết quả của Đậu Thị Tuyết ở Thành phố Vinh, Nghệ An [19].
Tình trạng kẹt xe từ nhà đến cơ quan thuộc yếu tố môi trường sống được chúng tôi đưa vào trong nghiên cứu tuy nhiên cũng chưa phát hiện mối liên quan giữa yếu tố này với tình trạng stress của điều dưỡng viên. Điều này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thúy, nhưng lại có khác biệt với nghiên cứu của Mai Hòa Nhung khi chỉ ra nhóm gặp tình tình trạng kẹt xe thường xuyên từ nhà đến cơ quan có tỷ lệ stress cao gấp 2 lần so với nhóm không bao giờ hoặc thỉnh thoảng mới gặp. Vấn đề này có thể do có sự khác nhau tại địa bàn nghiên cứu và tình trạng này thường xảy ra ở những thàn phố lớn, nên họ chấp nhận việc tắc xe là chuyện chưa tới mức nghiêm trọng để tác động đến tâm lý.
70
Trong các yếu tố được chúng tôi đưa vào nghiên cứu, kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 yếu tố có mối liên quan tới tình trạng stress của điều dưỡng viên có ý nghĩa thống kê bao gồm việc điều dưỡng có tham gia trực và mức độ ổn định trong công việc vớip<0,05(bảng 3.16). Cụ thể(bảng 3.22, phụ lục 3)thấy điểm trung vị stress của điều dưỡng viên có tham gia trực (32,0 điểm) cao hơn nhóm không trực. Kết quả bảng 3.16 cho thấy những điều dưỡng viên tham gia trực có nguy cơ stress cao gấp 1,84 lần so với những điều dưỡng viên không tham gia trực, tương tự nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuyên tại Bình Định chỉ ra số buổi trực càng nhiều thì tình trạng stress của điều dưỡng càng cao[18]. Tác giả Mai Hòa Nhung cũng chỉ ra rằng điều dưỡng trực 2 buổi/tuần có nguy cơ căng thẳng cao gấp 3,0 lần đối với những điều dưỡng trực dưới 2 buổi/tuần[15]. Do yếu tố công việc khác nhau, bộ phận khoa, phòng làm việc khác nhau mà dẫn tới mật độ trực khác nhau, từ đó nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khác nhau. Đặc biệt với những điều dưỡng viên vừa làm vừa học, ngoài thời gian đi học còn phải dành thời gian để đi làm và đi trực, dẫn tới thời gian dành cho chăm sóc gia đình và con cái bị hạn hẹp gây ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe và tâm lý người điều dưỡng.
(Bảng 3.22, phụ lục 3)thấy rằng điểm trung vị stress nhóm điều dưỡng không có công việc ổn định (46,0 điểm) cao hơn nhóm ổn định (28,0 điểm). Trong nghiên cứu này tìm thấy mối liên quan giữa mức độ ổn định công việc với stress nghề nghiệp của điều dưỡng viên và họ cho rằng mình chưa có công việc ổn định có nguy cơ stress gấp 3,4 lần so với những điều dưỡng viên có công việc ổn định. Kết quả này của chúng tôi tương đương ở nghiên cứu của Mai Hòa Nhung là 3,2 lần và Ngô Thị Kiều My là 2,6 lần [15], [13]. Việc ổn định công việc là yếu tố quan trọng vì khi công việc ổn định, người lao động hay nói cách khác là những điều dưỡng viên sẽ vững tin, yên tâm và tập trung toàn tâm toàn lực cho công việc của mình, có hướng phấn đấu rõ ràng hơn.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trực tiếp chăm sóc người bệnh, có tham gia công tác quản lý có xu hướng bị stress cao hơn, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý
nghĩa thống kê với p>0,05. Kết quả này của chúng tôi tương đương với Bạch Nguyên Ngọc tại Gia Lai và Nguyễn Văn Tuyên tại Bình Định [14], [18].
4.3.4. Các yếu tố thuôc về môi trường làm việc, học tập
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng stress của điều dưỡng viên với việc thường xuyên phải làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng với p<0,01 (bảng 3.17). Cụ thể, nhóm điều dưỡng viên thường xuyên làm trong môi trường thiếu sáng (69,6%) có nguy cơ stress cao hơn 3,3 lần so với nhóm làm việc trong môi trường thiếu sáng (40,3%). Ngoài ra, điểm trung vị stress (bảng 3.23 phụ lục 3) của nhóm điều dưỡng cho rằng vừa làm vừa học có gây áp lực là 34,0 điểm, áp lực do vừa làm vừa học có mối liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng viên (p<0,0001). Cụ thể những điều dưỡng viên cho rằng việc vừa làm vừa học gây áp lực có tỷ lệ stress cao gấp 2,7 lần những điều dưỡng viên không cảm thấy áp lực.
Chúng tôi chưa tìm thấy các nghiên cứu nào về vấn đề này.Điều này có thể giải thích (1)hiện nay tình trạng quá tải bệnh viện đang tăng cao ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Các bệnh viện cơi nới, xây dựng thêm các phòng, giường làm cho không gian bệnh viện giảm đi đáng kể, khu vực làm việc chung của điều dưỡng viên bị thu nhỏ lại (2)nghiên cứu tại Việt Nam mới có 01 nghiên cứu trên đối tượng điều dưỡng viên vừa làm vừa học nhưng chỉ dừng lại ở việc mô tả tình trạng stress và so sánh giữa các nhóm tác nhân gây stress.