Trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có những điểm mạnh và còn một số những điểm hạn chế cụ thể như sau:
Điểm mạnh: Trong nghiên cứu này chúng tôi không chỉ khảo sát thực trạng stress mà còn xác định được một số yếu tố liên quan đến điều dưỡng viên vừa làm vừa học, qua đó là cơ sở để đưa ra những khuyến nghị giúp những nhà quản lý hiểu rõ hơn về tình trạng stress trên điều dưỡng viên và có biện pháp giúp giảm tỷ lệ stress trên nhóm đối tượng này.
72
Bên cạnh đó, chúng tôi không thể tránh khỏi những điểm hạn chế không mong muốn trong nghiên cứu này:
Do đặc thù nghề nghiệp, số lượng điều dưỡng nam chưa đủ lớn để thực hiện so sánh và đưa ra những kết luận về sự ảnh hưởng của giới tính lên tình trạng stress của điều dưỡng viên
Bộ công cụ sử dụng chỉ đánh giá được tình trạng stress của điều dưỡng viên khi thực hành tại bệnh viện, đối với các điều dưỡng viên làm các công việc không liên quan trực tiếp đến chăm sóc người bệnh phải cần có sự chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp.
Sai số có thể xảy ra khi đối tượng nghiên cứu được yêu cầu cảm nhận về tình trạng stress có thể đã xảy ra trước đó.
Còn nhiều yếu tố khác có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng stress của điều dưỡng viên vừa làm vừa học như: mức độ thi cử, sự thăng tiến trong công việc, số buổi trực và các mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên… chưa được đề cập đến. Vì vậy cần có những nghiên cứu khác đánh giá thêm các yếu tố liên quan khác có ảnh hưởng đến tình trạng stress của điều dưỡng viên vừa làm vừa học và so sánh tình trạng stress trên các đối tượng điều dưỡng viên khác nhau. Nghiên cứu định tính để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa sẽ là hướng cần thiết cho các nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học
Tỷ lệ stress chung của đối tượng nghiên cứu là 52,0%, trong đó khá stress là 4,5% và stress nặng là 1,1%,chủ yếu stress nhẹ 35,0% và stress vừa 11,7%.
Hai nhóm tác nhân gây stress do khối lượng công việc, liên quan đến cái chết của người bệnh có tác nhân gây stress khá và nặng nhiều nhất.Mức độ stress khá và nặng cao nhất do các tác nhân: phải làm quá nhiều các công việc không phải của điều dưỡng (21,8%), quá tải công việc do không đủ điều dưỡng (19,9%), thiếu cơ hội nói chuyện cởi mở với lãnh đạo về các vấn đề của khoa (21,1%).
2. Một số yếu tố liên quan đến stress của sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học
Qua phân tích chúng tôi tìm được một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở đối tượng nghiên cứu bao gồm:
Nhóm tuổi: tuổi ≤30 tuổi (OR=1,7; 95%CI: 1,046 – 2,885)
Tình trạng hôn nhân: Chưa lập gia đình (OR = 2,5; 95%CI : 1,102 – 6,107) Liên quan tới việc trực đêm: Có đi trực đêm (OR = 1,8; 95%CI : 1,016 – 3,24)
Mức độ ổn định công việc: Công việc không ổn định (OR = 3,4; 95%CI : 1,266 – 9,165)
Môi trường làm việc: Làm việc trong môi trường thiếu sáng (OR = 3,3; 95%CI : 1,342 – 8,524)
Áp lực vừa làm vừa học: Cảm thấy có áp lực khi vừa làm vừa học (OR = 2,7; 95%CI : 1,51 – 5,07)
74
KHUYẾN NGHỊ
1. Các cơ sở y tếgửi điều dưỡng viên đi học bậc đại học cần tạo chính sách tạo điều kiện thuận lợi như giảm khối lượng công việc, giãn thời gian trực, hạn chế luân chuyển cán bộ, tạo môi trường làm việc tốt hơn
2. Đối với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng cần sắp xếp chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng là sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học, lịch thi cử hợp lý, tránh lịch học ngoài giờ đặc biệt vào hai ngày cuối tuần.
3. Cần có nghiên cứu trên diện rộng, so sánh tỷ lệ stress trên nhiều nhóm đối tượng, đồng thời kết hợp nghiên cứu định tính để đưa ra những giải pháp hữu hiệu giúp giảm tình trạng stress cho điều dưỡng viên vừa làm vừa học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Phạm Thị Minh Đức (2008). Sinh lý học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Nguyễn Thu Hà, Tạ Tuyết Bình, Nguyễn Khắc Hải (2005). Điều tra stress
nghề nghiệp ở nhân viên y tế, Báo cáo khoa học toàn văn: Hội nghị khoa học
quốc tế y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ II, Hội nghị Y học lao động toàn quốc lần thứ VI, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 209-214.
3. Nguyễn Khắc Hải, Nguyễn Bích Diệp (2010). Các yếu tố stress nghề nghiệp, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Hải (2008). Nghiên cứu stress ở người trưởng thành, Luận văn Thạc sĩ khoa học tâm lý, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
5. Dương Thành Hiệp (2014). Tình trạng stress của điều dưỡng, nữ hộ sinh ở 8
khoa lâm sàng tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre năm 2014 và một số yếu tố liên quan, Luận văn Thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học
Y tế công cộng, Hà Nội.
6. Phạm Thanh Hương (2006). Stress và sức khỏe. Tạp chí Tâm lý học, 4(85), 60-62.
7. Đặng Phương Kiệt (1998). Stress và đời sống, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội, Hà Nội.
8. Đặng Phương Kiệt (2000). Tâm lý và sức khỏe, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
9. Đặng Phương Kiệt (2004). Stress và sức khỏe, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.
10. Nguyễn Thành Khải (2001). Nghiên cứu stress ở cán bộ quản lý, Luận án
Tiễn sĩ tâm lý, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
11. Trần Thị Ngọc Mai (2013). Thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng đang học hệ cử nhân vừa làm vừa học tại trường Đại học Thăng Long và Thành Tây năm 2013. Tạp chí Y học thực hành, 914(4), 110-114.
12. Nguyễn Văn Mạnh (2004). Điều tra một số stress nghề nghiệp và dấu hiệu
bệnh lý liên quan đến nghề ngiệp của công nhân may công ty may Kinh Bắc,
Luận văn tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội. 13. Ngô Thị Kiểu My, Trần Đình Vinh, Đỗ Mai Hoa (2014). Tình trạng stress
của điều dưỡng và hộ sinh Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng năm 2014. Tạp
chí Y tế công cộng, 34(1), 57-62.
14. Bạch Nguyên Ngọc (2015). Stress nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai, năm 2015, Luận văn thạc
sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
15. Mai Hòa Nhung (2014). Tình trạng stress và một số yếu tố liên quan ở điều
dưỡng viên lâm sàng tại bệnh viện giao thông vận tải trung ương năm 2014,
Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội. 16. Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh (2008). Tình hình stress
nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng. Tạp chí Y học thực hành TP Hồ Chí
Minh, 14(1), 217-221.
17. Nguyễn Trung Tần (2012). Stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần
Tiền Giang, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh.
18. Nguyễn Văn Tuyên (2015). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến căng
thẳng của điều dưỡng viên lâm sàng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định,
Luận văn Thạc sĩ y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
19. Đậu Thị Tuyết (2013). Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của cán bộ y tế khối lâm sàng bệnh viện đa khoa thành phố Vinh, bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An năm 2013 và một số yếu tố liên quan Luận văn Thạc sĩ quản lý bệnh
viện, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
20. Nguyễn Viết Thiêm (2003). Rối loạn lo âu, các rối loạn liên quan với stress
và điều trị học trong tâm thần, Bộ môn Tâm Thần, Đại học Y Hà Nội, Hà
21. Trần Thị Thúy (2011). Đánh giá trạng thái Stress của cán bộ y tế khối lâm sàng bệnh viện Ung bướu TƯ Hà Nội, năm 2011, Luận văn thạc sĩ quản lý
bệnh viện, Trường Đại học y tế công cộng Hà Nội.
22. Trần Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Liên Hương (2015). Tình trạng căng thẳng và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến căng thẳng ở điều dưỡng tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2015. Tạp chí Y tế công cộng, 40, 20-26. 23. Đỗ Nguyễn Nhựt Trần, Nguyễn Hồng Hoa, Trần Thiện Thuần (2008). Stress
và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai năm 2008. Tạp chí Y học thực hành TP Hồ Chí Minh, 12(4), 211-215.
24. Lê Trung (1999). Stress nghề nghiệp và bệnh tật. Tạp chí Y học lao động và
vệ sinh môi trường, 4, 81-85.
25. Vũ Bá Quỳnh, Nguyễn Bạch Ngọc, Nguyễn Thị Huyền Trang và cộng sự (2018). Thực trạng stress nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng khối ngoại Bệnh viện trung ương quân đội 108, năm 2018. Y học thực
hành, 1078, 102-105.
26. Nguyễn Hồng Vỹ (2007). Nguy cơ stress tăng cao ở nhân viên Y tế, Bệnh
viện E Trung ương, truy cập tại trang web http://ehospital.vn/Home/ttsk/2007/05/292.aspx ngày 12/2/2018
Tài liệu tham khảo Tiếng Anh
27. National Institute for Occupational Safety and Health. (1999). Stress at work.
U.S. National Institute for Occupational Safety and Health, DHHS (NIOSH) Publication Number 99-101.
28. AbuAlRub R.F. (2006). Replication and examination of research data on job stress and coworker social support with internet and traditional samples.
Journal of Nursing Scholarship, 38(2), 200-204.
29. Alenezi A.M., Aboshaiqah A. and Baker O. (2018). Work‐related stress among nursing staff working in government hospitals and primary health care centres. International journal of nursing practice, 24(5), e12676.
30. ALnems A., Aboads F., Al-Yousef M.at al (2005). Nurses' perceived job related stress and job satisfaction in Amman private hospitals. Retrieved December, 1, 2009.
31. Andal E.M. (2006). A pilot study quantifying Filipino nurses’ perception of stress. Californian Journal of Health Promotion, 4(4), 88-95.
32. Asscocitaion A.N. (2017), What is Nursing, access date, at the site
http://www.nursingworld.org/EspeciallyForYou/What-is-Nursing.
33. Blum R.W., Mmari K.N.and Organization W.H. (2005). Risk and protective factors affecting adolescent reproductive health in developing countries. 34. Cannon W.B. (1929). Bodily changes in pain, hunger, fear and rage.
35. Cooper C.L., Kirkcaldy B.D.and Brown J. (1994). A model of job stress and physical health: The role of individual differences. Personality and Individual Differences, 16(4), 653-655.
36. Chatzigianni D., Tsounis A., Markopoulos N.at al (2018). Occupational stress experienced by nurses working in a Greek Regional Hospital: A cross- sectional study. Iranian journal of nursing and midwifery research, 23(6),
450.
37. Essmat Mansour D.N., Nabila Taha D.N., Maha El-Araby D.N.at al (2014). Nurses’ perceived job related stress and job satisfaction in two main hospitals in Riyadh city. Life Science Journal, 11(8), 336-341.
38. Friedman H.S. (2002). Health Psychology, NJ: Prentice Hall.
39. Gray-Toft P.and Anderson J.G. (1981). The nursing stress scale: development of an instrument. Journal of behavioral assessment, 3(1), 11-
23.
40. Guo H., Ni C., Liu C.at al (2018). Perceived job stress among community nurses: A multi‐center cross‐sectional study. International Journal of Nursing Practice, e12703.
41. Guo J., Chen J., Fu J.at al (2016). Structural empowerment, job stress and burnout of nurses in China. Applied Nursing Research, 31, 41-45.
42. Ha N.N., Rattanajarana S.and Sakulkoo S. (2011). Effects of job stress, role conflict and role ambiguity on job satisfaction among staff nurses in Thai Nguyen provincial general hospitals, Vietnam. Unpublished master’thesis). Burapha University, Thailand.
43. Henrich C.C., Brookmeyer K.A., Shrier L.A.at al (2005). Supportive relationships and sexual risk behavior in adolescence: An ecological– transactional approach. Journal of pediatric psychology, 31(3), 286-297. 44. Kamal S., Al-Dhshan M., Abu-Salameh K.at al (2012). The effect of nurses’
perceived job related stressors on job satisfaction in Taif governmental hospitals in Kingdom of Saudi Arabia. Journal of American Science, 8(3),
119-125.
45. Karim A.M., Magnani R.J., Morgan G.T.at al (2003). Reproductive health risk and protective factors among unmarried youth in Ghana. International family planning perspectives, 14-24.
46. Levi L. (1990). Occupational stress: Spice of life or kiss of death? American
Psychologist, 45(10), 1142.
47. Lu L., Shiau C.and Cooper C.L. (1997). Occupational stress in clinical nurses. Counselling Psychology Quarterly, 10(1), 39-50.
48. Magnavita N.and Fileni A. (2014). Association of work-related stress with depression and anxiety in radiologists. La radiologia medica, 119(5), 359-
366.
49. Makie V.V. (2006).Stress and coping strategies amongst registered nurses
working in a South African tertiary hospital, University of the Western Cape.
50. Moustaka E.and Constantinidis T.C. (2010). Sources and effects of work- related stress in nursing. Health science journal, 4(4), 210.
51. Nguyen H.T.T., Kitaoka K., Sukigara M.at al (2018). Burnout Study of Clinical Nurses in Vietnam: Development of Job Burnout Model Based on Leiter and Maslach's Theory. Asian nursing research, 12(1), 42-49.
52. Organization W.H. (1948). Preamble to the Constitution of the World Health Organization, as adopted by the International Health Conference, New York, pp. 19-22 (June 1946): signed on 22 July 1946 by the Representatives of 61 States,(Official Records of the World Health Organization, No. 2 p. 100) and Enterd into Force on 7 April 1948. http://www. who. int/abouwho/en/definition. html.
53. RebeccaJ. C., Hofheimer, J., & Kazinka, R. (2013). Stress regulation and cognitive control: Evidence relating cortisol reactivity and neural responses to errors. Cognitive, Affective, & Behavioral Neuroscience, 13(1), 152-163.
54. Selye H. (1956). The stress of life, McGraw Hill, New York.
55. Selye H. (1976). Stress in health and disease, Butterworth Boston,
Massachusetts.
56. Sharifah Z., Afiq I.and Siti S. (2011). Stress and its associated factors amongst ward nurses in a public hospital Kuala Lumpur. Malaysian J. Public
Health Med, 11(1), 78-85.
57. Tao L., Guo H., Liu S.at al (2018). Work stress and job satisfaction of community health nurses in Southwest China. Biomedical Research, 29(3). 58. Tran T.D., Tran T.and Fisher J. (2013). Validation of the depression anxiety
stress scales (DASS) 21 as a screening instrument for depression and anxiety in a rural community-based cohort of northern Vietnamese women. BMC psychiatry, 13(1), 24.
PHỤ LỤC Phụ lục 1 Bản đồng thuận
ĐƠN TÌNH NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Chào anh/chị!
Tình trạng stress xảy ra sẽ dẫn tới những ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống hằng ngày cũng như tinh thần của mỗi anh chị nếu không biết cách phát hiện và phòng chống. Hiện nay chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng viên hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2018”
Chúng tôi trân trọng mời anh/chị tham gia nghiên cứu, anh/chị sẽ cung cấp cho chúng tôi một số thông tin qua bảng câu hỏi.Các thông tin cá nhân của anh/chị được bảo đảm bí mật và được mã hóa để sử dụng trong quá trình nghiên cứu.Nếu anh/chị có điều gì thắc mắc, điều tra viên sẽ có trách nhiệm giải thích cặn kẽ để làm rõ với anh/chị.
Trong quá trình tham gia nghiên cứu, anh/chị có quyền từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào hoặc dừng tham gia nghiên cứu mà không cần giải thích lý do.
Người tiến hành và chịu trách nhiệm về nghiên cứu này là Hoàng Tuấn Anh. Nếu anh/chị có bất kỳ câu hỏi gì, xin hãy liên hệ qua số điện thoại 0964931818, hoặc qua hòmthư điện tử: arigato.gau@gmail.com
Những kết quả thu được từ nghiên cứu này tuy không mang lại lợi ích cho cá nhân nhưng sẽ có ích cho việc phòng tránh stress cho đối tượng điều dưỡng viên, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, và năng suất lao động.
Rất mong nhận được sự hợp tác của anh/chị!
Hải Phòng , ngày……..tháng ……năm 2018
Phụ lục 2 Bộ câu hỏi khảo sát
Tên đề tài nghiên cứu:“Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại
học Y dược Hải Phòng năm 2018”
Các Anh/ Chị sinh viên thân mến! Tôi đang tìm hiểu về “Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng viên đang học hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Y dược Hải Phòng”. Những thông tin quý báu của Anh/Chị có tính chất quyết định cho sự thành công của nghiên cứu này do đó rất mong Anh/Chị vui lòng dành khoảng 20 phút để trả lời bảng hỏi kèm theo sau đây. Chúng tôi cam kết tất cả thông tin Anh/Chị cung cấp chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu. Chúng tôi xin chân thành cám ơn và rất hoan nghênh sự hợp tác của quý Anh/Chị!
Người điều tra ……… Ngày điều tra:………
Mã phiếu điều tra: ………..
PHẦN A: THÔNG TIN CHUNG (13 câu)
Anh/chị vui lòng điền thông tin hoặc đánh dấu (X) vào từng câu hỏi dưới đây: