Thực trạng stress nghề nghiệp củađiều dưỡng viên vừa làm vừa học tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học tại trường đại học y dược hải phòng năm 2018 (Trang 67 - 77)

trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào trên thế giới sử dụng bộ công cụ NSS để tính chính xác tỉ lệ stress của điều dưỡng viên mà chỉ dừng lại ở việc mô tả các nhóm yếu tố tác nhân dẫn đến tình trạng stress. Theo cách chia điểm của thang đo chúng tôi đã dựa vào lý thuyết để mong muốn tìm ra tỉ lệ điều dưỡng viên có stress và không có stress. Sau khi tiến hành điều tra trên 266 điều dưỡng viên vừa làm vừa học tại trường Đại học Y Dược Hải Phòng bằng bộ công cụ Nursing stress scale, kết quả cho thấy tỉ lệ điều dưỡng viên vừa làm vừa học có biểu hiện stress là 52,3% (bảng 3.6).

Tỉ lệ này cao hơn so với 40,8% của Lê Thành Tài (2014) tại Cần Thơ và Hậu Giang, 18,0% của Nguyễn Văn Tuyên (2015) tại Bình Định và 25,2% của Bạch Nguyên Ngọc tại Gia Lai (2015)[16]. Sự khác biệt này có thể giải thích do 2 lý do. Lý do thứ nhất là bộ công cụ được sử dụng nghiên cứu khác nhau. Trong các nghiên cứu này sử dụng bộ công cụ DASS 21 cũng đánh giá về stress. Lý do thứ 2, các nghiên cứu kể trên đều chỉ thực hiện trên đối tượng điều dưỡng viên ở các bệnh viện, còn nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên đối tượng điều dưỡng viên vừa

làm vừa học, điều này cũng đã được chỉ ra trong nghiên cứu khi có gần một nửa (49,0%) điều dưỡng viên bị stress cho rằng việc vừa làm vừa học gây áp lực cho họ. Việc có thêm một công việc nữa khiến cho quỹ thời gian của các điều dưỡng viên đã eo hẹp nay còn eo hẹp hơn, ngoài thời gian đi học tại trường, họ vẫn phải tham gia trực đêm tại cơ sở làm việc, chính những lý do trên khiến tình trạng stress gia tăng đáng kể.

Mặc dù sử dụng bộ công cụ DASS 21 để đánh giá tình trạng căng thẳng của điều dưỡng viên nhưng nghiên cứu của Dương Thành Hiệp và cộng sự (2014) tại Bến Tre lại có kết quả khá tương đồng với 56,91% điều dưỡng viên bị stress trong đó stress nhẹ và vừa là 47,15%, nghiên cứu của chúng tôi là 46,7%. Có sự tương đồng này là do đối tượng nghiên cứu có quy mô hơn, điều này khá tương đồng với đối tượng chúng tôi chọn để nghiên cứu, các điều dưỡng viên vừa làm vừa học đến từ các chuyên khoa và bệnh viện khác nhau. Trong khi các nghiên cứu trước chỉ nghiên cứu trên một nhóm đối tượng điều dưỡng viên ở một hay một vài khoa phòng nhất định.

4.2.1. Về nhóm tác nhân gây stress do khối lượng công việc.

Kết quả nghiên cứu bảng 3.7 chỉ ra rằng quá tải công việc do không đủ điều dưỡng là yếu tố dẫn tới tình trạng stress cao nhất chiếm 79,7% với tần suất xảy ra thường xuyên khá cao 21,4%. Trong đó tỷ lệ stress (khá + nặng) chiếm 19,9%. Điều dưỡng phải làm quá nhiều công việc không phải của điều dưỡng có tỷ lệ stress khá + nặng cao nhất chiếm 21,8% và 27,1% xảy ra thường xuyên. Tỷ lệ điều dưỡng không đủ thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ được giao gây stress (khá + nặng) chiếm 15,4% với tần suất thường xuyên là 13,5%. Không còn thời gian để nghe điện thoại, lịch làm việc phát sinh thường đến không báo trước hay không đủ thời gian để hỗ trợ tâm lý cho người bệnh là những tác nhân này vấn đề này chỉ diễn ra vào một khoảng thời gian ngắn do xuất hiện không thường xuyên với tỷ lệ stress (khá +nặng) ở mức thấp lần lượt là 4,1%; 11,3%; 8,7%. Điều động nhân sự giữa các khoa với nhau trong cùng bệnh viện tần suất xảy ra ít nhất chiếm (4,1%) do đó có

60

đa số (59,0%) đối tượng nghiên cứu không bị stress khi bị chuyển tới khoa khác do thiếu nhân viên.

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống vớitác giả Trần Thị Ngọc Mai (2013) tại Hà Nội khi điểm trung bình mức độ stress của điều dưỡng ở nhóm tác nhân này do quá tải công việc vì không đủ điều dưỡng là cao nhất (2,52) và xảy ra thường xuyên nhất (1,51) [11].Tác giả Lê Thành Tài (2004) cũng có kết quả tương đồng khicó 90,4% điều dưỡng viên luôn làm việc quá tải phục vụ số lượng người bệnh trung bình là 12 người bệnh/ngày [16]. Trên thế giới, một nghiên cứu điều tra qua internet trên 263 điều dưỡng tại Mỹ của Raeda Fawzi AlbuAlRub (2008) cũng cho thấy tỷ lệ stress của điều dưỡng viên do quá tải công việc là khá cao với giá trị trung bình (2,77± 0,58)[28]. Vấn đề này cũng được JiajiaGuo và các cộng sự (2016) tại Trung Quốc mô tả tương tự[41].

Cũng theo bảng 3.19 cho thấy có mối tương quan giữa khối lượng công việc và tần suất thường xuyên của nhóm này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (r=0.87),ở đây là tương quan thuận, mức độ mạnh. Từ đó cho thấy tác nhân xảy ra với tần suất cao sẽ dẫn tới tình trạng stress cao hơn.

Không có sự khác biệt giữa kết quả nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu trước đó là do tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực y tế mà cụ thể là các điều dưỡng viên không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà cả trên thế giới. Đây là vấn đề cấp thiết hiện nay do nhu cầu chăm sóc của người dân ngày một gia tăng đòi hỏi chất lượng dịch vụ cũng cần được cải thiện, các bệnh viện ngoài công lập hiện không còn hào hứng với các điều dưỡng viên trung học mà thường chỉ tuyển dụng các điều dưỡng viên có trình độ cao đẳng trở lên để tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo nâng cao trình độ cũng như tăng năng suất lao động nhưng nhóm đối tượng này hiện chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng hiện nay. Mặt khác những điều dưỡng viên là nguồn lao động chất lượng cao, đòi hỏi tính khắt khe về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như thời gian đào tạo dài, điều này dẫn tới thiếu hụt về nhân lực điều dưỡng.

Khối lượng công việc chăm sóc người bệnh của điều dưỡng khá lớn, đồng thời những công việc hành chính như cấp phát thuốc, ghi phiếu theo dõi chăm sóc còn chiếm nhiều thời gian làm việc của điều dưỡng. Mặc dù đã có hầu hết cơ sở y tế áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý bệnh viện mà cụ thể là hồ sơ online nhưng hậu quả của việc thiếu hụt nhân lực khiến cho ngay cả bác sĩ cũng không còn thời gian cho việc nhập thông tin vào máy tính, vì vậy những điều dưỡng viên luôn được các bác sĩ điều trị nhờ thêm một phần việc nhập thông tin người bệnh và một số chỉ định cận lâm sàng.Chính những điều này đang khiến cho tình trạng stress của điều dưỡng ngày một gia tăng nếu không có những điều chỉnh phù hợp. Vì vậy các cơ sở y tế cần thiết phải có những giải pháp xây dựng, thiết kế rút gọn và giảm bớt các công việc hành chính để điều dưỡng có thể tập trung nhiều hơn vào chăm sóc và giảm stressdo vậy ngành điều dưỡng nước ta đang cần bổ sung thêm nguồn nhân lực do nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, việc bố trí, đào tạo cho các nhân viên điều dưỡng về các công việc cần hợp lý hơn, tránh tình trạng phải nhận quá nhiều nhiệm vụ và thực hiện nhiều việc một lúc.

4.2.2. Về nhóm tác nhân gây stress do mối quan hệ trong công việc.

Chúng ta thường không chỉ làm việc cùng nhau 1 giờ, 1 ngày, hay thậm chí là 1 tháng mà thường chúng ta sẽ làm việc với nhau nhiều tháng, nhiều năm hoặc cả sự nghiệp của mình, phát triển tốt mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau sẽ giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc chăm sóc người bệnh, những mối quan hệ này cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo sợi dây liên kết để điều dưỡng viên gắn bó với công việc, có được điều này người điều dưỡng sẽ luôn có trạng thái tâm lý tốt, thúc đẩy họ không ngừng trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm chuyên môn của nhau, nhưng nếu những mối quan hệ đồng nghiệp không tốt sẽ tạo ra bè phái, ức chế, ghen ghét trong quá trình chăm sóc người bệnh, đôi khi chính người bệnh lại gánh những hậu quả do nguyên nhân này gây ra làm giảm khả năng lao động, dẫn tới cả một hệ thống không thể phát triển kéo theo nó là không

62

công bằng, là không phù hợp với công sức bỏ ra dễ dẫn đến tình trạng stress cho nhân viên.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả cho thấy trong số 05 tác nhân về mối quan hệ trong công việc dẫn tới tình trạng stress của điều dưỡng viên có 01 tác nhân gây stress cao nhất đó làkhi điều dưỡng thiếu cơ hội nói chuyện cởi mở với lãnh đạo về các vấn đề của khoa, đây cũng là tác nhân có tình trạng stress khá + nặng (70,7%)cao nhất và tần suất thường xuyên mức cao nhất (26,7%) (bảng 3.8). Các tác nhân khác như: thiếu cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và cảm xúc với đồng nghiệp, thiếu cơ hội để bày tỏ cảm giác tiêu cực của bản thân về người bệnh, khó khăn khi làm việc với điều dưỡng khác trong khoa và ngoài khoa đều có tần suất thường xuyên xảy ra ít hơn và tỷ lệ stress khá + nặng thấp lần lượt là 6,4%, 5,6%, 4,5% và 8,6%.Tác giả Trần Thị Ngọc Mai (2013) tại Hà Nội cũng cho thấy trong nhóm tác nhân gây stress mối quan hệ trong công việc, điểm trung bình về mức độ stress do thiếu cơ hội để nói chuyện cởi mở với lãnh đạo về các vấn đề của khoa là cao nhất (1,57) và thường xuyên xảy ra nhất (0,96) [11]. Trên thế giới, tác giả Andal cũng cho kết quả nghiên cứu tương tự khi điểm trung bình về mức độ stress ở tác nhân này cao nhất (2,33) [31].

Kết quả bảng 3.19 cũng cho thấy có mối tương quan thuận, mức độ mạnh giữa nhóm tác nhân mối quan hệ trong việc và tần suất xảy ra của nhóm tác nhân này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (r=0,78) và đều có tương quan với những nhóm tác nhân khác nhưng ở mức độ trung bình. Đây là tín hiệu tốt khi mối quan hệ giữa các điều dưỡng viên đang ở mức khá tốt.

Sở dĩ kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước đó là do số lượng người bệnhđang ngày một gia tăng do ảnh hưởng trực tiếp từ việc thiếu hụt nguồn lực y tế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quỹ thời gian rảnh rỗi của điều dưỡng viên cũng như thời gian làm việc của lãnh đạo khoa khi vừa phài điều trị trực tiếp người bệnh vừa phải quản lý, giải quyết các vấn đề của khoa, thêm vào đó số lượng người bệnh tăng cao đồng nghĩa với khối lương công việc ngày một nhiều thêm, các bệnh lý cũng ngày một nhiều, một đa dạng do vậy các lãnh đạo

khoa sẽ có ít thời gian để lắng nghe trực tiếp ý kiến của nhân viên đặc biệt là các điều dưỡng viên, những người vẫn luôn nhỏ bé trong các cuộc họp toàn bộ nhân viên. Tại Philipin tác giả Andal cũng lý giải điều này tương tự và một phần còn do văn hóa gây ra vì ở đây sẽ là bất lịch sự khi điều dưỡng viên trao đổi cởi mở các vấn đề của khoa với lãnh đạo khoa.

Đối với các điều dưỡng viên họ thường xuyên làm việc cùng nhau, hiểu được công việc nên dễ dàng chia sẻ cho nhau trong công việc cũng như các vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Để giải quyết vấn đề này những điều dưỡng viên phụ trách công đoàn cần phát huy hơn nữa vai trò và trách nhiệm của mình trong việc tạo ra các môi trường cởi mở thuận lợi cho lãnh đạo lắng nghe các ý kiến từ cấp dưới, hay có thể áp dụng công nghệ mới vào vấn đề này như: lập nhóm trao đổi thông tin nội bộ trên facebook, zalo …để toàn thể nhân viên có thể trò chuyện và lắng nghe ý kiến người khác mọi lúc, mọi nơi, góp phần tạo môi trường cởi mở hơn giữa các đồng nghiệp trong khoa giúp việc thực hiện chăm sóc người bệnh ngày càng tốt hơn.

4.2.3. Về nhóm tác nhân gây stress do bất đồng với điều dưỡng cấp trên.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Mai (2013) tại Hà Nội trên cùng đối tượng và bộ công cụ NSS tỷ lệ stress và tần suất thường xuyên của 2 tác nhân gồm bị điều dưỡng trưởng/cấp trên phê bình và bất đồng với điều dưỡng trưởng/cấp trên gần bằng nhau. Bảng 3.9 cho thấy tần suất thường xuyên đều là 5,3% và mức độ stress khá + nặng với tỷ lệ thấp lần lượt là 9,8% và 10,5%. Theo Trần Thị Ngọc Mai điểm trung bình về mức độ của 2 tác nhân này ở mức thấp lần lượt là 1,56 và 1,51 [11].

Điều này có thể giải thích là donhững điều dưỡng viên vừa làm vừa học là những người đã có kinh nghiệm, thâm niên công tác>5 năm (95,1%) (biểu đồ 3.2), hiểu được cách làm việc và ứng xử trong cuộc sống để phù hợp với công việc. Những điều dưỡng viên mới đi làm, do chưa quen với môi trường làm việc mới, khi làm việc luôn có quy tắc, quy trình chung khiến cho họ dễ mắc sai lầm và bị điều dưỡng trưởng hoặc điều dưỡng cấp trên phê bình, dẫn tới họ dễ có bất đồng với điều

64

dưỡng trưởng/điều dưỡng cấp trên. Chính vì vậy, là một điều dưỡng viên trẻ chúng ta cần lắng nghe, tiếp thu, học hỏi, trao đổi thẳng thắn với cấp trên những kỹ năng chúng ta chưa biết hoặc chưa thành thạo cũng như chia sẻ những sáng tạo mới để cùng các điều dưỡng cấp trên thực hiện tốt vai trò chăm sóc người bệnh.

4.2.4. Về nhóm tác nhân gây stress do bất đồng với bác sĩ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn một nửa (57,1%) số đối tượng nghiên cứu cho biết mình bị stress do bất đồng với bác sĩ gây ra, chủ yếu là stress nhẹ và vừa, trong đó tác nhân bị chỉ trích bởi bác sĩ xảy ra thường xuyên hơn với tần suất 5,6% và 13,5% bị stress khá + nặng (bảng 3.10). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Elizabeth M. Andal (2006) tại Philippines và Trần Thị Ngọc Mai (2013) tại Hà Nội có điểm trung bình mức độ stress cao nhất lần lượt là 2,66 và 1,31 [31], [11]. So sánh các tác nhân khác đều rất tương đồng với 2 nghiên cứu này đặc biệt tác nhân khi điều dưỡng có những quyết định liên quan tới người bệnh mà không có bác sĩ có tần suất xảy ra thường xuyên thấp nhất (3,0%) và mức stress khá + nặng ít nhất (10,5%). Nhìn chung khả năng gây stress của nhóm tác nhân này ở mức nhẹ. Có thể giải thích là do bộ câu hỏi đánh giá được sử dụng giống nhau và địa điểm nghiên cứu cùng trong khu vực Đông Nam Á.

Điều này cho thấy chức năng, nhiệm vụ, vai trò của người điều dưỡng ngày càng rõ ràng trong thực hiện công việc của mình tại các cơ sở y tế hiện nay, một phần do sự nhìn nhận của xã hội với nghề điều dưỡng ngày một tường minh hơn. Việc các bác sĩ chỉ đạo trực tiếp công việc của điều dưỡng viên đã giảm mạnh mà thay vào đó là sự phối hợp và làm việc độc lập theo hướng dẫn và quản lý của điều dưỡng cấp trên, ngoài ra điều dưỡng viên có trình độ bậc đại học, thạc sĩ cũng ngày một nhiều hơn, đây là những điều dưỡng viên có trình độ chuyên môn cao do vậy những bất đồng với bác sĩ xảy đến không thường xuyên dẫn tới giảm tỷ lệ stress do tác nhân này gây ra với điều dưỡng viên. Chính vì vậy, các chương trình hợp tác quốc tế với nghề ngày càng mở rộng hơn, đã có nhiều điều dưỡng viên có thể xuất khẩu lao động sang các nước phát triển như Nhật Bản, Đức, Đài Loan, đó là tín hiệu rất vui cho sự phát triển nghề điều dưỡng tại Việt Nam, song nó chứng minh rằng

hệ thống đào tạo và chương trình đào tạo cho hệ cử nhân vừa làm vừa học ở nước ta đã và đang được thực hiện khá tốt, đáp ứng được nhu cầu về kiến thức, kỹ năng, giúp người điều dưỡng có sự chuẩn bị tốt hơn trong công việc, tránh những xung đột với người đồng nghiệp là bác sĩ.

4.2.5. Về nhóm tác nhân gây stress do liên quan đến việc điều trị.

Nhóm gồm 7 tác nhân gây ra stress cho điều dưỡng viên, trong đó việc thiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học tại trường đại học y dược hải phòng năm 2018 (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)