Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học tại trường đại học y dược hải phòng năm 2018 (Trang 34 - 40)

Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

2.4.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Toàn bộ sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng trong thời gian nghiên cứu do vậy chúng tôi không tính cỡ mẫu. Thực tế chúng tôi phỏng vấn được 266 điều dưỡng viên, đủ điều kiện và đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.5.Công cụvà phương pháp thu thập số liệu 2.5.1. Công cụ thu thập số liệu

Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi (Phụ lục 2). Gồm 2 phần Phần 1: Thông tin chung

Phần 2: Đánh giá tình trạng stress bằng bộ công cụ Nursing stress scale. Gồm 35 câu hỏi liên quan đến các đặc điểm cá nhân và nghề nghiệp được tham khảo từ các nghiên cứu trước đây [11], [2], [15][14]. Hệ số tin cậy tính bằng Cronbach’s alpha được tìm thấy là 0,86. Bộ công cụ đánh giá mức độ thường xuyên và mức độ căng thẳng trong các tình huống hay gặp trong thực hành điều dưỡng, nhằm đánh giá thực trạng stress nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. Phần này gồm có 35

26

tình huống gây stress (tác nhân stress) hay gặp nhất trong công việc của điều dưỡng, được chia làm 7 nhóm tác nhân chính:

(1) Nhóm các tác nhân gây stress liên liên quan đến chứng kiến cái chết và sự chịu đựng của người bệnh (7 tác nhân).

(2) Nhóm các tác nhân gây stress liên quan đến sự bất đồng với bác sĩ (4 tác nhân).

(3) Nhóm các tác nhân gây stress liên quan đến kiến thức và sự chuẩn bị của bản thân (3 tác nhân).

(4) Nhóm tác nhân gây stress liên quan đến mối quan hệ trong công việc (5 tác nhân).

(5) Nhóm các tác nhân gây stress liên quan đến điều dưỡng cấp trên (2 tác nhân).

(6) Nhóm các tác nhân gây stress liên quan đến khối lượng công việc (7 tác nhân).

(7) Nhóm các tác nhân gây stress liên quan đến việc điều trị (7 tác nhân). Mỗi tác nhân được đối tượng tự đánh giá về mức độ gây stress theo Gray-Toft [39] và mức độ thường xuyên gặp tác nhân đó theo mức điểm cho trước.

Mức độ thường xuyên 0 Không bao giờ

1 Đôi khi 2 Thường xuyên Mức độ căng thẳng 0 Không 1Căng thẳng nhẹ 2 Căng thẳng trung bình 3 Khá căng thẳng 4 Rất căng thẳng

Căng thẳng nhẹ: Các triệu chứng và biểu hiện về mặt tính khí, hành vi, cảm xúc và trạng thái cơ thể xuất hiện không thường xuyên và không đầy đủ

Căng thẳng trung bình: là căng thẳng lặp đi lặp lại nhiều lần, thường xuyên hơn, các biểu hiện hành về hành vi, cảm xúc lâu dài có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng nặng hơn.

Khá căng thẳng: là tình trạng căng thẳng thường xuyên và kéo dài. Đến thời điểm nào đó khi cơ thể con người không thể đáp ứng lại sẽ dẫn đến tình trạng rất căng thẳng gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống và sức lao động.

Rất căng thẳng: ở mức này, cơ thể cảm nhận thấy rất căng thẳng về tâm lý, con người rơi vào trạng thái khó chịu và luôn muốn thoát khỏi nó.

2.5.2. Thử nghiệm trước bộ công cụ nghiên cứu

Bộ công cụ đánh giá mức độ stress của điều dưỡng viên Nursing Stress Scale (NSS) là bộ công cụ với bản gốc là Tiếng Anh và đã được dịch sang Tiếng Việt. Các chuyên gia sau đó đã thử nghiệm trên 35 đối tượng và kết quả Cronback alpha là 0,86. Bộ công cụ này đã xin phép quyền tác giả Trần Thị Ngọc Mai tại Hà Nội được sử dụng và cùng trên đối tượng sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học [11].

2.5.3. Phương pháp thu thập số liệu

Phỏng vấn bằng phiếu tự điền

Liên hệ Ban Giám Hiệu, phòng đào tạo trường Đại học Y Dược Hải Phòng đồng ý tham gia nghiên cứu.Xin danh sách tất cả điều dưỡng viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

Liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự các lớp sinh viên vừa làm vừa học và hẹn gặp lớp để trao đổi về nghiên cứu sẽ làm.

Lựa chọn địa điểm phỏng vấn, sắp xếp mỗi nhóm phỏng vấn gồm 3 nghiên cứu viên và 25 – 30 điều dưỡng viên.

Tiến hành

+ Lựa chọn những đối tượng là điều dưỡng viên đang học hệ vừa làm vừa học.

+ Nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu mục đích, nội dung, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu. Điều dưỡng viên nếu đồng ý tham gia nghiên cứu ký vào bản đồng thuận (phụ luc 2)

+ Nhóm nghiên cứu giới thiệu bộ câu hỏi tự điền và hướng dẫn cách điền phiếu, giải thích các nội dung trên phiếu trả lời

28

Sau khi đối tượng nghiên cứu điền phiếu kết thúc, tiến hành thu phiếu trả lời, cảm ơn điều dưỡng viên và kết thúc.

Thời gian dành cho phiếu trả lời khoảng 60phút, phiếu trả lời được chấp nhận khi điền đủ >80% thông tin phiếu.

2.6.Biến số trong nghiên cứu

Được chia làm 3 nhóm biến số:

Nhóm 1: Thông tin chung

Nhóm 2: Các yếu tố liên quan (yếu tố nghề nghiệp, yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình, môi trường).

Nhóm 3: Stress (nhóm tác nhân gây stress liên quan đến chứng kiến cái chết; bất đồng với bác sĩ; kiến thức và sự chuẩn bị của bản thân; mối quan hệ trong công việc; bất đồng điều dưỡng cấp trên; khối lượng công việc; liên quan đến điều trị).

Bảng 2.1Định nghĩa các biến số nghiên cứu

Tên biến số Định nghĩa biến Loại

biến

Cách thu thập Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Tuổi Được tính bằng cách lấy năm

2017 trừ đi năm sinh Rời rạc

Phát vấn Tuổi nghề (tại bệnh viện) Số năm từ khi bắt đầu công tác tại

bệnh viện đến năm 2018

Liên tục Giới tính Giới tính được thừa nhận trên khai

sinh

Nhị phân Hút thuốc lá Có sử dụng thuốc lá

Uống rượu, bia Có sử dụng rượu, bia Hoạt động thể lực hằng

ngày

Có hoạt động thể lực tối thiểu 30 phút/lần

Đơn vị công tác Cơ quan đang làm việc mục Khối làm việc Khoa phòng đang làm việc

Tình trạng hôn nhân Tình trạng đăng ký kết hôn của NVYT

Trình độ học vấn Bậc học cao nhất theo phân chia của Bộ giáo dục

Đánh giá về sức khỏe bản thân

Đánh giá về tình trạng sức khỏe của bản thân

Môi trường gia đình và xã hội

Tổng thu nhập/tháng Tổng số tiền thu được trong 1 tháng

Liên tục

Phát vấn Phải chăm sóc con, trẻ <5

tuổi Gia đình có trẻ <5 tuổi

Nhị phân Phải chăm sóc ông/bà,

bố/mẹ bị bệnh tật

Gia đình có người già/bệnh cần chăm sóc

Tình trạng kẹt xe, tắc đường, tai nạn giao thông

Tình trạng kẹt xe, tắc đường, tai nạn giao thông trên đường đi làm

Công việc, mức độ khuyến khích

Có trực tiếp chăm sóc

người bệnh Có trực tiếp chăm sóc người bệnh

Nhị phân

Phát vấn Số người bệnh chăm

sóc/ngày Số người bệnh chăm sóc một ngày Liên tục Số buổi trực trung bình

trong 1 tuần

Số buổi trực tại bệnh viện tính trong 1 tuần

Loại hợp đồng lao động Hình thức hợp đồng lao động với bệnh viện

Danh mục Mức độ ổn định của công Đánh giá mức độ ổn định của Nhị

30

việc hiện tại công việc hiện tại phân

Công việc phù hợp với chuyên môn

Sự phù hợp giữa trình độ đào tạo và công việc hiện tại

Làm thêm ngoài giờ Làm các ngoài giờ hành chính để kiếm thêm thu nhập

Tham gia vào công tác quản lý

Tham gia vào quản lý tại các bộ phận

Được bệnh viện tạo điều kiện cho học tập nâng cao trình độ

Cơ hội được tạo điều kiện học tập từ phía bệnh viện

Môi trường làm việc

Làm việc trong môi trường có tiếng ồn quá mức

Mức độ tiếp xúc với cường độ ồn quá mức

Nhị phân

Phát vấn Làm việc trong môi

trường có nhiệt độ quá nóng

Mức độ làm việc thường xuyên trong môi trường nóng

Làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng

Mức độ thường xuyên làm việc trong môi trường thiếu sáng Làm việc trong môi

trường độc hại

Mức độ làm việc thường xuyên trong môi trường có yếu tố độc hại (hóa chất, tia X,…)

Làm việc trong môi trường lây nhiễm

Mức độ thường xuyên làm việc với nguy cơ gây bệnh từ người bệnh

Vừa học vừa làm gây áp lực

Cảm nhận thấy căng thẳng, luôn muốn có thời gian nghỉ ngơi, thời gian cho gia đình. Không đạt kết

quả tốt trong học tập và hiệu quả công việc không cao, độ tập trung thấp

Thời gian dành cho học

tập Tổng thời gian học một ngày

Liên tục Thời gian làm việc tại cơ

quan

Tổng thời gian làm việc tại cơ quan một ngày

Số giờ ngủ Tổng số giờ ngủ một ngày

Chi phí học hành Ai chi trả chi phí học hành Danh mục

Đánh giá stress (35 câu) Thứ

bậc

Phát vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng liên thông hệ vừa làm vừa học tại trường đại học y dược hải phòng năm 2018 (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)