Các nghiên cứu về thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên tại viện bỏng quốc gia năm 2019 (Trang 29 - 33)

tiểu của điều dưỡng viên.

1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới

Cho đến nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu về hoạt động chăm sóc ống thông tiểu của ĐDV nhằm đánh giá chất lượng chăm sóc cũng như tìm ra những phương pháp mới nhằm hạn chế NKTN. Các nghiên cứu về công tác chăm sóc ống thông tiểu cho người bệnh được thực hiện thường xuyên và ngày càng được quan tâm.

Năm 2010, Lona Mody và cộng sự đã nghiên cứu về kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu dựa trên bằng chứng trong số 356/440 nhân viên chăm sóc sức khỏe tại nhà dưỡng lão cho thấy hơn 90% nhân viên y tế nhận thức được các phương pháp như làm sạch xung quanh ống thông hằng ngày, sử dụng găng tay và vệ sinh tay với thao tác đặt ống thông. Tuy nhiên họ ít biết về các khuyến nghị đã được nghiên cứu như việc không ngắt kết nối giữa ống thông và túi (59% ĐDV, 30% phụ tá), vệ sinh tay sau khi tiếp xúc thông thường ( 60% ĐDV, 69% phụ tá), các nhân viên y tế cũng không biết về các khuyến nghị liên quan đến việc chà tay bằng cồn ( ĐDV 27%, 32% phụ tá). Kết quả này cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các khuyến nghị đã được nghiên cứu liên quan đến chăm sóc ống thông tiểu và kiến thức của nhân viên y tế và sự khác nhau về kiến thức của họ ảnh hưởng tới viêc thực hành chăm sóc ống thông tiểu. [45]

Nghiên cứu của Manisha Jain cùng cộng sự được thực hiện vào năm 2011 đánh giá kiến thức và thái độ của các bác sĩ, điều dưỡng viên liên quan đến dấu hiệu đặt ống thông và phòng ngừa NKTN trên 54 bác sĩ và 105 ĐDV. Kết quả cho thấy số năm kinh nghiện trung bình của người được hỏi trong việc thiết lập chăm sóc sức khỏe là 6,8 năm. Chỉ có 57% số người được hỏi có thể xác định tất cả các biện pháp

phòng ngừa NKTN. Kiến thức về các biện pháp phòng ngừa NKTN không tối ưu trong nhóm nghiên cứu, các nhân viên y tế không thể xác định các biện pháp phòng ngừa ít hiệu quả hoặc không hiệu quả. Tuy nhiên có một phạm vi cải thiện rất lớn trong can thiệp về giáo dục cho nhân viên y tế như đào tạo cho nhân viên y tế về nhiễm khuẩn tiết niêu, thực hiện hệ thống nhắc nhở để ngừng ống thông tiểu khi cần thiết, thay đổi chính sách trong bênh viện… nhằm giảm tỷ lệ NKTN [41].

Tại Nhật Bản, một nghiên cứu tại 5 bệnh viện đa khoa Nhật Bản (2004) khảo sát 555 NB để tìm ra mối liên hệ giữa chăm sóc ống thông tiểu và nhiễm trùng đường tiết niệu. Kết quả cho thấy hệ thống khép kín không được kết nối trước (hệ thông tiêu chuẩn) (RR 2.35, 95%CI 1.20–4.60, p ¼ 0.013) và không làm sạch vùng

đáy chậu hàng ngày (RR 2.49, 95%CI 1.32–4.69, p ¼ 0.005). Việc sử dụng hệ

thống khép kín được kết nối trước và làm sạch hàng ngày khu vực đáy chậu có thể làm giảm tỷ lệ mắc NKTN lên tới gần 50%. [59].

Nghiên cứu của Sharon Lanier Smith (2009) được thực hiện tai một bệnh viện ở khu vực đông bắc Florida – Mỹ trên 24 ĐDV và 18 kỹ thuật viên. Kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ NKTN liên quan đến ống thông tiểu sau các can thiệp về giáo dục và chăm sóc (Tỷ lệ NKTN trên 1000 ngày là 11,17 trước can thiệp, 10,53 sau can thiệp giáo dục và 0,382 sau thông báo thời gian dừng ống thông tiểu). Nghiên cứu chỉ ra những thay đổi thực hành dựa trên bằng chứng bao gồm giáo dục trong lĩnh vực chăm sóc đáy chậu, rửa tay, chăm sóc ống thông tiểu và thực hiện thông báo về thời gian dừng hệ thống với mục đích giảm NKTN [56].

Tại bang Minnesota của Mỹ năm 2008, Dimitri M. Drekonja cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu khảo sát qua internet về kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của ĐDV, Có 10.000 địa chỉ email được chọn trong nhóm 77.000 ĐDV đươc cấp phép và có 370 ĐDV hoàn thành khảo sát. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy viêc loại bỏ ống thông sớm là biện pháp can thiệp hiệu quả nhất để ngăn ngừa NKTN (trung bình 4,5 điểm theo thang điểm Likert), các ĐDV của đơn vị chăm sóc đặc biệt có khả năng cao hơn đáng kể so với các ĐDV khác để chứng thưc rằng ống thông tiểu đựơc chỉ định cho bất kỳ kịch bản lâm sàng nào và chứng

thực các ống thông tiểu được phủ kháng khuẩn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa NKTN. Mặc dù các ĐDV ở Minnesota được khảo sát đã chứng minh nhận thức ở mức độ cao về hiệu quả của việc loại bỏ ống thông tiểu sớm, tuy nhiên các khía cạnh khác của kiến thức liên quan đến ống thông tiểu chưa cao. Cải thiên những thiếu hụt này có thể giúp cải thiện thực hành chăm sóc ống thông tiểu [35].

Tại Iran, một nghiên cứu của Mohsen Adib –Hajbaghery (2007) đánh giá về chất lượng chăm sóc cho NB đặt ống thông tiểu trong các bệnh viện trên 377 NB có đặt ống thông tiểu. Kết quả chỉ ra chất lượng chăm sóc còn thấp cho NB có NKTN. Cần đặc biệt chú ý đến 2 lĩnh vực “Tư vấn kiến thức cho người bệnh” và “chăm sóc sau khi đặt ống thông tiểu”. Do đó, nghiên cứu khuyến cáo các chương trình giáo dục cho điều dưỡng viên phải tập trung vào hai lĩnh vực này. Tăng cường hệ thống giám sát và khắc phục tình trạng thiếu nhân viên cũng có thể có tác dụng có lợi đối với chất lượng chăm sóc NB [25].

Tai Thổ Nhĩ Kỳ, một nghiên cứu của Ezgi Seyhan và cộng sự (2017) đánh giá hiệu quả giáo dục của các ĐDV trong việc ngăn ngừa NKTN ở NB trải qua phẫu thuật gãy xương hông trên 60 NB và 18 ĐDV. Kết quả điểm kiến thức trung bình trước giáo dục của các ĐDV là 68,05 ± 10,69 (83,3% ĐDV đã không được giáo dục trước về NKTN), trong khi điểm số trung bình sau giáo dục là 95 ± 6,27. Thời gian đặt ống thông trung bình giảm từ 11,06 ±6,34 ngày còn 3,83 ± 0,95 ngày sau khi học, tỷ lệ NKTN kết hợp giảm 9,37 phần nghìn. Nghiên cứu đưa ra khuyến cáo về việc giáo dục cho ĐDV ngăn ngừa NKTN làm giảm đáng kể tỷ lệ NTĐTN và thời gian đặt ống thông, việc giáo dục một cách toàn diện và có hệ thống tạo sự phát triển trong thực hành các giao thức loại bỏ ống thông góp phần ngăn ngừa NKTN do ống thông tiểu [55].

Nghiên cứu của Andrea Niederhauser (2018) trên các đối tượng là Bác sĩ và ĐDV (N=1579) từ bảy bệnh viện tại Thụy Sĩ. Cuôc khảo sát đánh giá nhận thức của người tham gia về thực tiễn của họ liên quan đến chăm sóc ống thông tiểu và nhận thức nghề nghiệp trong cơ quan của họ. Kết quả cho thấy mỗi ĐDV và bác sĩ đều có nhiệm vụ riêng nhưng cũng chia sẻ trách nhiệm về việc đặt, chăm sóc và loại bỏ

ống thông tiểu. Nhìn chung các ĐDV tích cực hơn về các thực hành hiện tại và sử dụng ống thông tiểu trong nhận thức nghề của họ ( thang điểm likert trung bình 5,4 đối với ĐDV và 5,1 đối với bác sĩ. P< 0,001), nhận thức chung của cả hai nhóm về thực tiễn là tránh đặt ống thông tiểu không cần thiết. Quản lý ống thông tiểu là một lĩnh vực liên nghành và là trách nhiệm chung, điều quan trọng là việc nâng cao nhân thức và cập nhật những tiêu chuẩn mới dành cho Bác sĩ và ĐDV [49].

1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam

Trong khi xã hội ngày càng phát triển thì các mô hình bệnh tật cũng ngày càng đa dạng. Do vậy làm cho tình trạng quá tải bệnh viện ngày càng trầm trọng, Theo niên giám thống kê của Bộ Y tế (2015) tỷ lệ giường bệnh/ 1 vạn dân là 23,0 (435 NB/1 giường) trong khi mục tiêu là 185 NB/giường [5]. Tình trạng quá tải đang làm cho môi trường bệnh viện mất dần tính an toàn, làm tăng nguy cơ NKBV nói chung và NKTN nói riêng. Tại Việt Nam các công trình nghiên cứu về vấn đề NKTN mới chỉ tập trung vào xác định tỷ lệ NKTN , so sánh tỷ lệ NKTN do các dụng cụ kỹ thuật với nhau hay phân lập các loại vi khuẩn gây ra, có rất ít tác giả tiến hành nghiên cứu về NKTN do thao tác của nhân viên y tế [12].

Theo nghiên cứu của tác giả Cao Thị Mỹ Châu vào năm 2014 về các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu trên người bệnh có đặt thông tiểu lưu. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên 46 bênh nhân được chỉ định đặt thông tiểu lưu và thỏa mãn tiêu chĩ đưa vào mẫu nghiên cứu tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 5/2013 đến tháng 9/2013 tỷ lệ NKTN sau đặt thông tiểu lưu trên 48 giờ là 17,4%. Khảo sát mỗi liên quan giữa NKTN với đặc điểm bệnh nhân có 3 mối liên quan có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê là tiền sử bệnh lý của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, sử dụng thuốc tăng huyết áp và có thêm 1, 2 bệnh lý đi kèm [9].

Năm 2012, tại bệnh viện Việt Đức nghiên cứu của Nguyễn Thị Duyên về nhận thức chăm sóc ống thông tiểu của người nhà NB. Kết quả cho thấy khi đánh giá cụ thể về kiến thức chăm sóc ống thông tiểu có 102/120 (85%) đối tượng đánh giá có kiến thức chăm sóc ở mức độ đạt, quá trình thực hành chăm sóc lại không tốt, điều này đươc suy luận gián tiếp qua dấu hiệu 45% số NB bị sốt ở ngày thứ 3 sau

phẫu thuật. Tuy nhiên phần thực hành chăm sóc chỉ là suy luận của tác giả vì nghiên cứu không tiến hành đánh giá trực tiếp kết quả chăm sóc ống thông tiểu của người nhà NB và các yếu tố gây sốt khác sau phẫu thuật [12].

Nghiên cứu của Lê Thị Bình (2012) về tình trạng NKTN ở người bệnh đặt xông tiểu tại các khoa lâm sàng bệnh viện Bạch Mai trên 39 người bệnh. Kết quả có sự liên quan giữa chăm sóc người bệnh có ống thông tiểu, chăm sóc ống thông mỗi ngày 1 lần chiếm 66,7%, hai ngày một lần chỉ chiếm 33,3%, và thời gian lưu xông càng dài tỷ lệ NKTN càng tăng, lưu xông trên 15 ngày tỷ lệ cao nhất 28,5%[4].

Năm 2018, nghiên cứu của tác giả Lê Thi Liên tại khoa cấp cứu và khoa hồi sức tích cực bệnh viện Nhiệt đới trung ương trên 94 ĐDV về kiến thức và thực hành phòng ngừa NKTN cho NB đặt ống thông tiểu, với kết quả có 29% ĐDV đạt về kiến thức phòng ngừa NKTN ,64% ĐDV đạt về thực hành, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thâm niên công tác, trình độ chuyên môn với kiến thức của điều dưỡng viên, yếu tố giám sát chăm sóc ống thông tiểu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với thực hành của điều dương viên [15].

Tại viện Bỏng Quốc gia, nghiên cứu của Nguyễn Hải An và cộng sự (2018) trên 57 NB bỏng được đặt ống thông tiểu. Kết quả cho thấy các NB bị bỏng vùng sinh dục có tỷ lệ NKTN cao hơn các NB không có bỏng vùng sinh dục (32% so với 3,12%) p< 0,01, thời gian lưu ống thông bàng quang từ 7 – 14 ngày, tỷ lệ NKTN là 21, 05%, thời gian lưu thông tiểu càng dài, tỷ lệ NKTN càng cao p< 0,05 [1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên tại viện bỏng quốc gia năm 2019 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)