Vài nét về Viện Bỏng Quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên tại viện bỏng quốc gia năm 2019 (Trang 36)

Ngày 01 tháng 12 năm 1964, thành lập Khoa Bỏng trên cơ sở Khoa Ngoại dã chiến – Viện Quân Y 103 do Bác sĩ Lê Thế Trung làm Chủ nhiệm khoa. Biên chế lúc đó gồm 18 người, trong đó có 03 bác sĩ, 02 y sĩ, 09 y tá và 04 công vụ.

Nhiệm vụ của khoa bỏng: Điều trị, huấn luyện và nghiên cứu khoa học về Bỏng, đặc biệt là bỏng chiến tranh.

Ngày 25 tháng 04 năm 1991, Phó Chủ Tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Khánh đã ký Quyết định số 142/CT, thành lập viện Bỏng Quốc gia mang tên Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, gọi tắt là Viện Bỏng Lê Hữu Trác, trên cơ sở phát triển từ khoa Bỏng (BM3), Viện Quân y 103. Viện Bỏng được đặt tại 263 đường Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Là viện đầu nghành Bỏng của quân và dân trong cả nước.

Là bệnh viện huấn luyện của Học viện Quân y, đào tạo nghiên cứu, cao học, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, Bác sĩ dài hạn, Bác sĩ cơ sở, cử nhân điều dưỡng viên…

Hai lần được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Là 1 trong 10 bệnh viện thân thiện trên 917 bệnh viện trong cả nước.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Là điều dưỡng viên đang làm việc tại 4 khoa Hồi sức cấp cứu, liền vết thương, Bỏng người lớn và Bỏng trẻ em tại Viện Bỏng Quốc gia.

* Tiêu chuẩn lựa chọn:

ĐDV đang trực tiếp chăm sóc người bệnh tại 4 khoa trên được đưa vào phỏng vấn và quan sát.

Lý do chọn bốn khoa trên vì : Cả bốn khoa đều yêu cầu vô khuẩn cao, có khối lượng NB đặt ống thông tiểu lớn,…

* Tiêu chuẩn loại trừ:

- ĐDV đang làm công tác quản lý, hành chính tại 4 khoa. ĐDV không đồng ý tham gia nghiên cứu.

- ĐDV không có mặt tại bệnh viện trong thời gian nghiên cứu do đi học, nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ thai sản hoặc đi công tác.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2018 đến hết tháng 6/2019

Địa điểm nghiên cứu : Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Liền vết thương, Khoa Bỏng Người lớn, Khoa Bỏng trẻ em tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.4. Mẫu nghiên cứu

2.4.1. Cỡ mẫu

Mẫu được xác đinh là toàn bộ 73 điều dưỡng viên lấy từ danh sách các điều dưỡng viên đang làm việc trực tiếp trên lâm sàng tại 04 khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Bỏng Người lớn, Khoa Liền vết thương và khoa Bỏng trẻ em. Trong đó có 27 ĐDV ở khoa HSCC, 17 ĐDV ở Khoa Bỏng Người lớn, 14 ĐDV ở khoa Liền vết thương, 15 ĐDV ở khoa Bỏng trẻ em.

2.4.2.1. Chọn khoa: Chọn có chủ đích

Chọn các khoa lâm sàng : 04 khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Bỏng Người lớn, Khoa Liền vết thương, khoa Bỏng trẻ em (ĐDV ở các khoa này thường xuyên chăm sóc NB đặt ống thông tiểu, nhất là ở các NB sau phẫu thuật ghép da vì vậy có nhiều cơ hội để kiểm tra đánh giá quy trình chăm sóc ống thông tiểu).

2.4.2.2. Chọn ĐDV tham gia nghiên cứu:

- Cỡ mẫu lý thuyết: Chọn mẫu toàn bộ ĐDV đang trực tiếp làm việc trên lâm sàng tại 4 khoa trên và đồng ý tham gia nghiên cứu. Sau khi đưa vào lựa chọn các tiêu chí trên, đã chọn được 73 ĐDV tham gia vào nghiên

- Cỡ mẫu thực hành: Cỡ mẫu cho quan sát điều dưỡng viên thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc ống thông tiểu, mỗi ĐDV được quan sát 1 lần thực hiện quy trình kỹ thuật.

Do đó :

+ Thực hành rửa tay thường quy: 73 lần + Thực hành sát khuẩn tay nhanh là 73 lần + Thực hành chăm sóc ống thông tiểu là 73 lần

Trong quy trình chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên bao gồm quy trình kỹ thuật rửa tay thường quy và quy trình sát khuẩn tay nhanh vì vậy chúng tôi tiến hành quan sát lần lượt cả 3 kỹ thuật trong quá trình điều dưỡng viên chăm sóc ống thông tiểu.

2.5. Công cụ thu thập số liệu * Gồm 02 bộ công cụ : * Gồm 02 bộ công cụ :

- Bộ công cụ thứ nhất : “Phiếu khảo sát kiến thức về NKTN liên quan đến chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng” được tác giả xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu có tham khảo một số bộ công cụ nghiên cứu về kiến thức của tác giả Lê Thị Liên (2018) [15], bộ công cụ của tác giả Yildiz Kose (2016) [42] đồng thời tham khảo các tài liệu : “Tài liệu đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế của Bộ y tế năm 2012” [8], “Hướng dẫn và phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế ban hành năm 2012” [6], Hướng dẫn phòng

ngừa NKTN liên quan đến đặt ống thông tiểu trong các cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế xuất bản năm 2017 [7].

Phần kiến thức về nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt ống thông tiểu của ĐDV ( Phụ lục 1): Bao gồm 2 phần :

- Thông tin người được phỏng vấn

- Kiến thức về Nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến việc chăm sóc ống thông tiểu : Gồm 30 câu hỏi dạng MCQ. ĐDV lựa chọn một câu đúng nhất trong bốn phần A, B, C, D.

Sau khi xây dựng được bộ công cụ tiến hành kiểm tra độ tin cậy của bộ công cụ qua 3 bước :

+ Bước 1 : Bộ công cụ hoàn chỉnh được sử dụng nghiên cứu thử nghiệm trên 30 ĐDV đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn mẫu ( số người này không tham gia vào cỡ mẫu nghiên cứu).

+ Bước 2 : Nhập số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0

+ Bước 3 : Xác định độ tin cậy của bộ công cụ bằng cách xác định hệ số Cronbach alpha cho mỗi phần ≥ 0,7 thì bộ công cụ có độ tin cậy cao và được sử dụng để thu thập số liệu.

- Bộ công cụ thứ 2 : “Bảng kiểm thực hành cho quan sát quy trình điều dưỡng”. Được tác giả tham khảo bộ công cụ của tác giả Võ Văn Tân và cộng sự năm (2010), bảng kiểm kỹ năng lâm sàng dành cho các trường Cao đẳng và Trung cấp Y của nhà xuất bản Y học năm 2013 [10] và Hướng dẫn phòng ngừa NKTN liên quan đến đặt ống thông tiểu trong các cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế xuất bản năm 2017 [7]. Bao gồm 3 bảng kiểm quan sát :

- Quy trình rửa tay thường quy ( Phụ lục 2) - Quy trình sát khuẩn tay nhanh ( Phụ lục 3)

- Quy trình giám sát chăm sóc ống thông tiểu ( Phụ lục 4)

2.6. Phương pháp thu thập số liệu.

Chọn đối tượng nghiên cứu: Theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Đối tượng được đưa vào nghiên cứu thỏa mãn đồng thời tiêu chí chọn vào và loại ra.

Mỗi điều dưỡng viên đồng ý tham gia nghiên cứu được lập danh sách theo từng khoa và có 01 mã số nghiên cứu. Mã số này tương ứng với mã số phiếu khảo sát kiến thức, bảng kiểm quan sát quy trình chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên.

Sau khi được sự đồng ý của hội đồng khoa học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Viện Bỏng Quốc gia và sự đồng ý tham gia nghiên cứu của ĐDV bắt đầu tiến hành thu thập số liệu.

Bộ công cụ :Khi tiến hành thu thập dữ liệu chúng tôi chia làm hai phần để

thu thập số liệu :

* Phần kiến thức bằng cách phát vấn ĐDV thông qua bộ câu hỏi tự điền gồm 4 phần. Phần 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. Phần 2 : gồm các câu hỏi liên quan đến thông tin hỗ trợ của đồng nghiệp. Phần 3: gồm các câu hỏi liên quan đến yếu tố hỗ trợ, giám sát từ bệnh viện. Phần 4: Kiến thức điều dưỡng viên bao gồm 30 câu hỏi tự điền về NKTN liên quan đến viêc chăm sóc ống thông tiểu.

- Thời gian tiến hành thu thập số liệu : Sau khi giao ban khoa

- Đặt lịch hẹn với khoa để tập trung ĐDV tại phòng hành chính của khoa. Số liệu thu thập thông qua phát vấn với bộ câu hỏi tự điền được soạn sẵn. Trong các buổi thu thập số liệu, nghiên cứu viên giải thích rõ mục tiêu nghiên cứu và phát phiếu “Đồng ý tham gia nghiên cứu”, ĐDV tích vào ô “đồng ý” và tiếp tục phần trả lời vào phiếu tự điền. Nếu ĐDV tích vào ô “không đồng ý”, nghiên cứu viên kết thúc phần phát vấn với ĐDV, nghiên cứu viên giải thích các cách thức lựa chọn các phương án trả lời, thắc mắc của ĐDV trong quá trình tích phiếu.

- Trong quá trình điền phiếu, nghiên cứu viên kiểm soát không để ĐDV trao đổi câu trả lời với nhau, khi ĐDV trả lời xong. Nghiên cứu viên kiểm tra lại các thông tin xem đã đầy đủ chưa, nếu còn thiếu sót thì hướng dẫn ĐDV bổ sung hoặc điều chỉnh.

* Phần tuân thủ quy trình chăm sóc ống thông tiểu (thực hành).

- Nghiên cứu viên gặp và xin ý kiến lãnh đạo các khoa về mục đích nghiên cứu, kế hoạch, thời gian nghiên cứu. Sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo các khoa,

quan sát viên xem lịch phân công chăm sóc các NB có đặt ống thông tiểu tại khoa của ĐDV để tiến hành quan sát theo bảng kiếm.

- Do đặc điểm của bệnh viện việc CSNB chủ yếu diễn ra trong giờ hành chính nên chúng tôi tiến hành quan sát trong giờ hành chính mà hoạt động chăm sóc của ĐDV diễn ra nhiều nhất, thời gian sáng từ 8 giờ đến 10 giờ, chiều từ 14 giờ đến 15 giờ 30 phút. Không thực hiện quan sát vào thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.

- Chúng tôi đánh giá các mức độ hoàn thành của ĐDV “đạt” (làm đúng yêu cầu, 2 điểm) và “không đạt” ( không làm hoặc không làm đúng, 0 điểm). Về thực hành vệ sinh tay là việc sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn hoặc rửa tay bằng nước xà phòng. Mối điều dưỡng viên được quan sát vệ sinh tay tại các thời điểm trước khi chạm vào ống thông tiểu, sau khi chạm vào ống thông tiểu trong quá trình chăm sóc ống thông tiểu. Bên cạnh việc rửa tay đúng thời điểm, điều dưỡng viên khi vệ sinh tay cần đảm bảo đầy đủ 6 bước. Khi điều dưỡng viên thực hiên đúng thời điểm đồng thời đúng các bước sát khuẩn tay/rửa tay như trong hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành theo quyết định 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 thì gọi là đạt [7]. Về thực hành chăm sóc ống thông tiểu, điều dưỡng viên thực hiện đúng và đủ các bước trong bảng kiểm quy trình kỹ thuật. Có 3 bảng kiểm quan sát bao gồm :

Quan sát 1 : Quy trình rửa tay thường quy ( Phụ lục 2)

Quan sát 2 : Quy trình sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn (phụ lục 3)

Quan sát 3 : Quy trình chăm sóc ống thông tiểu ( Phụ lục 4)

- Nhân lực thu thập số liệu phần thực hành: Nhân viên điều dưỡng thuộc phòng điều dưỡng bệnh viện đã được tập huấn kỹ năng quan sát khi thực hiện thu thập số liệu thực hành, Khi quan sát thực hành gồm người nghiên cứu và 01 điều dưỡng viên thuộc phòng điều dưỡng.

- Giám sát: Điều dưỡng viên thuộc phòng điều dưỡng cùng người nghiên cứu tiến hành giám sát điều dưỡng viên thực hiện công việc liên quan đến chăm sóc ống thông tiểu 3 lần/tuần/khoa. Thời gian từ ngày 3/2019 đến 5/2019. Thời điểm quan sát thực hành trùng vào thời điểm nhân viên khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đi giám

sát vệ sinh tay. Công việc giám sát quy trình chuyên môn và quy trình vệ sinh tay hiện nay được thực hiện hàng ngày, luân phiên ngẫu nhiên giữa các khoa lâm sàng trong bệnh viện. Do vậy, điều dưỡng không được biết đang quan sát quy trình nào.

- Sử dụng phương pháp quan sát không tham gia. Quan sát viên đứng ở vị trí phù hợp, dễ quan sát và không gây ảnh hưởng đến việc thực hiện của ĐDV, ĐDV không được biết trước mình sẽ được quan sát vào thời gian nào và ai sẽ quan sát. Quan sát viên sử dụng bảng kiểm quan sát đã được thiết kế, 3 bảng kiểm được thiết kế cho một lượt thực hiện quy trình chăm sóc ống thông tiểu.

- Giám sát quá trình thu thập số liệu để đảm bảo bộ công cụ được đầy đủ, chính xác và khách quan cho nghiên cứu.

2.7. Các biến số nghiên cứu

2.7.1. Mục tiêu 1

Biến số kiến thức về NKTN liên quan đến việc chăm sóc ống thông tiểu của ĐDV : Biến số định tính, có hai giá trị: “đạt” và “không đạt". Bao gồm các nhóm biến sau :

+ Kiến thức về KSNK bệnh viện: 6 câu + Kiến thức về vệ sinh bàn tay: 6 câu + Kiến thức về NKTN: 5 câu

+ Kiến thức về các yếu tố nguy cơ gây NKTN: 3 câu

+ Kiến thức thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn ở người bệnh đặt ống thông tiểu: 4 câu

+ Kiến thức chăm sóc người bệnh có lưu ống thông tiểu: 6 câu

Quy trình rửa tay thường quy : Biến số định tính, có hai giá trị: “đạt” ( hoàn thành như yêu cầu) và “không đạt” ( không làm hoặc làm nhưng không đạt yêu cầu hay không tuân thủ trình tự của mỗi bước). ( phụ lục 2)

Quy trình sát khuẩn tay nhanh với dung dịch có chứa cồn: Biến số định tính, có hai giá trị : “đạt”( hoàn thành như yêu cầu) và “không đạt” ( không làm hoặc làm nhưng không đạt yêu cầu hay không tuân thủ trình tự của mỗi bước). ( phụ lục 3)

Biến số về tuân thủ quy trình chăm sóc ống thông tiểu: Biến số định tính, có hai giá trị: “đạt” ( hoàn thành như yêu cầu) và “không đạt” ( không làm hoặc làm nhưng không đạt yêu cầu hay không tuân thủ trình tự của mỗi bước). ( phụ lục 4)

2.7.2. Mục tiêu 2

2.7.2.1. Biến số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Nhóm tuổi : Biến định lượng không liên tục, tính bằng năm sau đó được mã hóa thành biến số định tính, có 4 giá trị : <30 tuổi, từ 30 – 39 tuổi, từ 40 – 49 tuổi và ≥ 50 tuổi.

Giới tính : Biến số nhị phân, có 2 giá trị : nam, nữ

Thâm niên công tác : Biến số định tính, xác định qua phỏng vấn, có 3 giá trị < 10 năm, 10 – 19 năm và ≥ 20 năm.

Trình độ học vấn : Biến số định tính, xác định qua phỏng vấn, có 3 giá trị : Trung cấp, cao đẳng, đại học.

Nơi làm việc : Biến số định tính, có 4 giá trị : Khoa Hồi sức cấp cứu, khoa bỏng người lớn, khoa Bỏng Trẻ em, khoa Liền vết thương.

2.7.2.2. Biến số về đặc điểm tính chất công việc

Số người bệnh chăm sóc/ngày: Biến số định lượng, xác định qua phát vấn. Khối lượng công việc : Biến số định lượng, xác định qua phát vấn

2.7.2.3. Biến số về sự phối hợp, hỗ trợ đối với đồng nghiệp

Giúp đỡ ĐDV khác : Biến số định tính, xác định qua phỏng vấn, có 3 giá trị : Thường xuyên, thỉnh thoảng, không giúp đỡ

Nhận được giúp đỡ của ĐDV khác : Biến số định tính, xác định qua phỏng vấn, có 3 giá trị : Thường xuyên, thỉnh thoảng, không giúp đỡ

Phối hợp với bác sỹ : Biến số định tính, xác định qua phỏng vấn, có 3 giá trị : Phụ thuộc hoàn toàn, phụ thuộc 1 phần, độc lập

2.7.2.4. Biến số về đào tạo

ĐDV được tập huấn về chăm sóc ống thông tiểu tại bệnh viện : Biến định tính, có 2 giá trị : Có, không

Cung cấp tài liệu : Biến định tính, xác định qua phỏng vấn, có 2 giá trị : Có, không

2.7.2.5. Biến số về kiểm tra, giám sát, phối hợp

Lãnh đạo kiểm tra, giám sát : Biến định tính, xác định qua phỏng vấn, có 2 giá trị : Có, không

Phối hợp giữa khoa lâm sàng, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng điều dưỡng : Biến định tính, xác định qua phỏng vấn, có 3 giá trị : Thường xuyên, thỉnh thoảng, không liên hệ

2.8. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá.

Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá dựa trên tham khảo đề tài nghiên cứu của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên tại viện bỏng quốc gia năm 2019 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)