Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên tại viện bỏng quốc gia năm 2019 (Trang 77 - 82)

tiểu của điều dưỡng viên.

4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về NKTN liên quan đến chăm sóc ống thông tiểu.

Về mối liên quan giữa một số đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu với kiến thức, kết quả của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa nhóm tuổi, nhóm thâm niên công tác và nhóm trình độ chuyên môn với kiến thức của điều dưỡng viên (p<0,05) (Bảng 3.19). Kết quả này tương tự so với nghiên cứu của tác giả Lê Thị Liên về kiến thức phòng ngừa NKTN cho người bệnh đặt ống thông tiểu tại khoa hồi sức bệnh viện Nhiệt đới trung ương kết luận có mối liên quan giữa trình độ chuyên môn và thâm niên công tác với kiến thức phòng ngừa NKTN (p<0,05) [15].Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu của tác giả Jacqueline M không tìm thấy sự ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học với kiến thức [40]. Trên kết qủa thu được tại bảng 3.19, tôi tiến hành phân tích sâu với bảng 3.20 thấy điểm trung bình của 3 nhóm tăng dần từ trung cấp đến đại học, giữa trình độ đại học có sự khác biệt về điểm kiến thức trung bình với hai nhóm còn lại là cao đẳng và trung cấp, với p(1),(2) - (3)<0,05. Có thể lý giải vấn đề này là do hiện nay hệ thống y tế Việt Nam đang có 4 loại hình đào tạo : Trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Trong đó thời gian đào tạo cũng như khối lượng kiến thức thay đổi lần lượt là 2 năm, 3 năm, 4 năm và sau khi tốt nghiệp đại học cần học thêm 2 năm nữa để tốt nghiệp thạc sĩ ĐDV. Điều này cho thấy rằng sự khác nhau về kiến thức của các bậc học của ĐDV được thể hiện rõ ràng. Kết quả bảng 3.21 cho thấy tỷ lệ điểm trung bình giảm dần từ nhóm thâm niên <10 năm đến ≥ 20 năm, giữa thâm niên công tác ≥20 năm có sự khác biệt về điểm kiến thức trung bình với hai nhóm còn lại là <10 năm và 10 – 19 năm với P(1),(2) - (3)<0,05. Để giải thích cho kết quả này: Những người có thâm niên trên 20 năm đa số có trình độ trung cấp, được đào tạo về KSNK và các vấn đề về chăm sóc ống thông tiểu đã lâu và hiện nay kiến thức về các vấn đề này đã có nhiều đổi mới so với hai nhóm thâm niên còn lại có độ tuổi còn trẻ, đa số ở trình độ cao đẳng và đại học.

Kết quả tại biểu đồ 3.3 cho thấy có mối tương quan nghịch giữa điểm kiến thức và tuổi. Độ tuổi tăng thì tỷ lệ điểm kiến thức giảm và ngược lại ( r = -0,315, p = 0,007). Kết quả trên là phù hợp với kết luận tại bảng 3.19 và 3.21 với sự khác biệt giữa điểm trung bình của nhóm thâm niên ≥ 20 năm với các nhóm thâm niên < 10 năm, 10 -19 năm.

4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên.

Về mối liên quan giữa một số đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu với thực hành chăm sóc ống thông tiểu, kết quả của chúng tôi cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ chuyên môn với thực hành chăm sóc ống thông tiểu (p<0,05), kết quả này khác biệt với tác giả Lê Thị Liên (p>0,05) [15] và tác giả Jacqueline M (p>0,05) [40]. Tại bảng 3.23 cho thấy tỷ lệ điểm trung bình của 3 nhóm trình độ tăng dần từ trung cấp đến đại học và giữa trình độ trung cấp có sự khác biệt về điểm thực hành trung bình với hai nhóm còn lại là cao đẳng và đại học với p(2),(3) - (1)<0,05. Kết quả trên là phù hợp bởi vì hiện nay tại Việt Nam đã có 4 loại hình đào tạo tương ứng từ thấp đến cao cho 4 bậc học là trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học đồng thời cho thấy trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu có tác động nhiều đến kết quả thực hành của bản thân họ. Ngoài ra, bảng 3.23 còn cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê đối với tuổi, giới, nơi làm việc, thâm niên công tác với thực hành chăm sóc ống thông tiểu (p>0,05).

Để kiểm định mối liên quan giữa đặc điểm tính chất công việc của điều dưỡng viên với thực hành chăm sóc ống thông tiểu, kết quả của chúng tôi cho thấy không có mối liên quan giữa số lượt chăm sóc ống thông tiểu trong ngày với thực hành chăm sóc ống thông tiểu (p>0,05), kết quả này không tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của tác giả Lê Thị Bình với mối liên quan giữa chăm sóc chân ống thông tiểu 1 lần/ngày và chăm sóc chân ống thông tiểu 2 lần/ngày ( p<0,05), đồng thời việc chăm sóc 2 lần/ngày của ĐDV giúp giảm tỷ lệ NKTN trên NB có đặt ống thông tiểu [3]. Để giải thích cho việc này là do phần lớn ĐDV được khảo sát ở các khoa như Bỏng trẻ em, bỏng người lớn, liền vết thương hiện nay đa số ĐDV đang

chăm sóc ống thông tiểu 1 lần/ngày chỉ có khoa Hồi sức cấp cứu thường xuyên chăm sóc ống thông tiểu 2 lần/ngày (bảng 3.2) cho thấy ĐDV chưa nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc chăm sóc ống thông tiểu trên NB có đặt ống thông tiểu thường xuyên đem lại hiểu quả rất lớn trong việc phòng ngừa NKTN nhất là đối với những NB bỏng tại một số vùng có nguy cơ NKTN cao như tỷ lệ NB bỏng vùng sinh dục, vùng bẹn, mông thì cao hơn so với bỏng các vùng khác được chỉ ra trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hải An năm 2018 tại khoa Hồi sức cấp cứu viện Bỏng quốc gia [1]. Trong đặc điểm tính chất công viêc của ĐDV yếu tố số lượng người bệnh 1 ĐDV chăm sóc trong ca làm việc không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với thực hành chăm sóc ống thông tiểu (p>0,05), kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Liên nhưng lại khác biệt so với nghiên cứu của tác giả Jeannie P.Cimiotti (2012) về quá tải công việc của điều dưỡng viên (p=0,02) [15] [33]. Để lý giải cho kết quả trên là do bệnh viện Bỏng Quốc gia là bệnh viện chuyên khoa lẻ đầu nghành, tuyến cuối về bỏng, trong những năm qua bệnh viện đã triển khai rất tốt công tác chỉ đạo tuyến, tổ chức các lớp tập huấn về sơ cứu và chăm sóc người bệnh bỏng trong khắp cả nước. Đồng thời viện Bỏng cũng là một trong những bệnh viện thực hành cho sinh viên y của Học viện Quân y vì vậy các khoa phòng thường xuyên có lực lượng học viên tham gia hỗ trợ trong công tác chăm sóc người bệnh giúp giảm một phần áp lực công việc và lực lượng ĐDV ít.

Về mối liên quan giữa đào tạo, tập huấn, yếu tố kiểm tra, giám sát với thực hành chăm sóc ống thông tiểu tại bảng 3.25 cho kết quả có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố tập huấn về chăm sóc ống thông tiểu với thực hành chăm sóc ống thông tiểu (p>0,05). Kết quả trên phù hợp khi tỷ lệ những người đã từng được tham gia tập huấn thực hành không đạt cao nhất (42,5%), những người chưa được tham gia tập huấn thực hành không đạt chỉ chiếm tỷ lệ (11%). Có thể giải thích kết quả này là do số đối tượng được tập huấn về chăm sóc ống thông tiểu đã lâu (69,9%) ĐDV chưa được tập huấn trong năm 2018 và việc cập nhật kiến thức của ĐDV phần lớn là qua giao ban hằng ngày (35%) về vấn đề lý thuyết, dẫn tới việc cập nhật thông tin về quy trình, tuân thủ các bước trong quy trình chăm sóc

chưa được đảm bảo ở toàn bộ đối tượng nghiên cứu. Số liệu nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ thực hành với yếu tố như được phát tài liệu liên quan đến chăm sóc ống thông tiểu và kiểm tra không có ý nghĩa thống kê.

Hiện nay, công tác kiểm tra, giám sát được phòng Điều dưỡng triển khai thường xuyên nhưng chưa có chế tài xử phạt mà mới dừng lại ở mức độ nhắc nhở, góp ý nên chưa đủ sức răn đe. Kết quả tại bảng 3.25 cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố kiểm tra, giám sát với thực hành chăm sóc ống thông tiểu (p>0,05). Chính vì vậy, trong thời gian tới để công tác kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả, phòng Điều dưỡng cũng như lãnh đạo bệnh viện cần xây dựng quy trình xử lý vi phạm để có thể thưởng phạt kịp thời, đúng người, đúng việc để động viên các ĐDV trong quá trình công tác, khích lệ tinh thần làm việc.

Chúng tôi đã tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành của điều dưỡng viên trong chăm sóc ống thông tiểu tại bảng 3.26. Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của điều dưỡng viên trong nghiên cứu, nhóm điều dưỡng viên có kiến thức chăm sóc ống thông tiểu đạt là 52.1% có khả năng thực hành chăm sóc ống thông tiểu đạt cao gấp 4,117 lần so với nhóm điều dưỡng viên viên có kiến thức chăm sóc ống thông tiểu không đạt ( OR = 4,1, p = 0,007, 95% CI : 1,442 – 11,755). Kết quả trên tương đồng với nghiên cứu của Võ Văn Tân và cộng sự về mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của ĐDV trong KSNK bệnh viện ( r=0,72, p<0,0001) [19]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với nghiên cứu của tác giả Lê Thị Liên khi không tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của điều dưỡng viên (p=0,19) [15]. Điều này cho thấy, khi ĐDV nắm rõ những kiến thức về việc chăm sóc ống thông tiểu, tuân thủ vệ sinh tay, nguyên nhân gây NKTN, biện pháp giảm nguy cơ NKTN cũng như nắm rõ được quy trình chăm sóc ống thông tiểu trên bệnh nhân lưu ống thông tiểu thì họ sẽ có suy nghĩ và hành động phù hợp, hiệu quả.

4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu.

Là một nghiên cứu điều tra, đánh giá kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của ĐDV mà không tiến hành bất cứ một sự can thiệp hỗ trợ nào.

Do nguồn lực về thời gian và nhân lực còn hạn chế nên nghiên cứu chỉ được thực hiện qua một nghiên cứu cắt ngang nên kết quả của nghiên cứu chỉ đánh giá được tại thời điểm nghiên cứu.

Chưa có bộ công cụ chuẩn để đo lường được kiến thức của điều dưỡng viên về NKTN liên quan đến chăm sóc ống thông tiểu tại Việt Nam, hướng dẫn về công tác chăm sóc cho người bệnh có đặt ống thông tiểu còn hạn chế, nghiên cứu viên đã tự xây dựng bộ công cụ để đo lường, chính vì vậy bộ câu hỏi có thể mới đáp ứng được các nội dung chung liên quan đến NKTN liên quan đến chăm sóc ống thông tiểu mà chưa đi sâu vào nhiều khía cạnh khác.

Chủ đề nghiên cứu được tiến hành trong 1 bệnh viện và đề tài mới, ít được thực hiện. Do không có nhiều nghiên cứu tương tự nên trong quá trình tiến hành nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai tìm tài liệu tham khả để viết tổng quan tài liệu, bàn luận, thông tin trích dẫn chưa được phong phú.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên tại viện bỏng quốc gia năm 2019 (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)