Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên tại viện bỏng quốc gia năm 2019 (Trang 44 - 46)

Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá dựa trên tham khảo đề tài nghiên cứu của Võ Văn Tân cùng cộng sự năm 2010 [19] và đề tài nghiên cứu của tác giả Lê Thị Liên năm 2018 [15].

2.8.1. Tiêu chuẩn đánh giá và thang đo kiến thức về NKTN liên quan đến việc chăm sóc ống thông tiểu của ĐDV :

Kiến thức của ĐDV trong nghiên cứu được đánh giá dựa vào bộ câu hỏi tự điền phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và được chia làm 6 nhóm kiến thức. Việc đánh giá kiến thức bằng cách cho điểm và điểm được tính theo lựa chọn của từng câu, mỗi câu trả lời đúng ứng với 1 điểm và câu trả lời sai ứng với 0 điểm.

+ Kiến thức về KSNK bệnh viện gồm 6 câu, điểm chạy từ 0 – 6 điểm + Kiến thức về vệ sinh bàn tay gồm 6 câu, điểm chạy từ 0 – 6 điểm + Kiến thức về NKTN gồm 5 câu, điểm chạy từ 0 – 5 điểm

+ Kiến thức về các yếu tố nguy cơ gây NKTN gồm 3 câu, điểm chạy từ

0 – 3 điểm

+ Kiến thức thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn ở người bệnh đặt ống thông tiểu gồm 4 câu, điểm chạy từ 0 – 4 điểm

+ Kiến thức chăm sóc người bệnh có lưu ống thông tiểu gồm 6 câu, điểm chạy từ 0 – 6 điểm

Đánh giá kiến thức của ĐDV được xác định bằng cách lấy tổng số điểm ĐDV đạt được chia cho tổng điểm chuẩn và được biểu thị bằng tỷ lệ %. Mức độ kiến thức phân loại thành các mức độ kiến thức tốt,khá, trung bình, kém. Điểm kiến thức đạt từ mức trung bình (≥50% điểm đạt) trở lên được coi là “đạt” và điểm kiến thức ở mức kém (<50%) được coi là “không đạt”.

Điểm đạt Phân loại

≥ 80% Tốt

Đạt

65% - 79% Khá

50% - 64% Trung bình

< 50% Kém Không đạt

2.8.2 Tiêu chuẩn đánh giá và thang đo về tuân thủ quy trình chăm sóc ống thông tiểu :

Có 2 mức độ để đánh giá sự hoàn thành ở mỗi bước quy trình : “đạt” ( hoàn thành như yêu cầu 2 điểm) hay “không đạt” ( không làm hoặc làm nhưng không đạt yêu cầu hay không tuân thủ trình tự của mỗi bước, 0 điểm). Tổng điểm thực hành rửa tay và sát khuẩn tay nhanh là 12 điểm, chăm sóc ống thông tiểu là 32 điểm. Điểm thực hành của 2 quy trình rửa tay từ mức ≥ 6 điểm trở lên được coi là “đạt” và điểm thực hành < 6 điểm được coi là “không đạt”. Điểm thực hành của quy trình chăm sóc ống thông tiểu từ mức ≥ 12 điểm trở lên được coi là “đạt” và điểm thực hành <16 điểm được coi là “không đạt”.

Tên quy trình thực hành Số bước Tổng điểm Xếp loại (điểm) Đạt Không đạt

Quy trình rửa tay thường quy 6 12 6 < 6

Quy trình sát khuẩn tay nhanh 6 12 6 < 6

Quy trình chăm sóc ống thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ống thông tiểu của điều dưỡng viên tại viện bỏng quốc gia năm 2019 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)