3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
3.2. Thực trạng công tác tư vấn chẩn đoán trước sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung
Trung ương:
Khi thai phụ đến đăng ký khám tại Trung tâm sẽ được nhân viên y tế tại đây tư vấn về các xét nghiệm để chẩn đoán trước sinh. Thai phụ sẽ được đánh giá về các yếu tố nguy cơ, tiền sử… từ đó đưa ra các xét nghiệm cần thực hiện, dựa vào đó để tư vấn thêm cho thai phụ hiểu về việc cần phải xét nghiệm. (tùy vào nguy cơ của thai phụ mà sẽ có những xét nghiệm khác nhau và có những tư vấn khác nhau.)
Thai phụ đang được điều dưỡng/hộ sinh Trung tâm CĐTS tư vấn
3.2.1. Sàng lọc trước sinh:
Các thai phụ đến Trung tâm Chẩn đoán Trước sinh (trừ thai phụ đa thai) đều được bác sĩ, điều dưỡng/ hộ sinh tư vấn về các phương pháp sàng lọc trước sinh:
ĐIều dưỡng /hộ sinh đang sắp xếp mẫu ngay sau khi lấy máu xét nghiệm
Double test: thời điểm làm xét nghiệm từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày. Trên siêu âm yêu cầu phải có hai chỉ số: Chiều dài đầu mông (CRL) và Khoảng sáng sau gáy (NT)
Triple test: thời điểm làm xét nghiệm là từ 14 tuần đến 19 tuần 6 ngày. Khuyến cáo thai phụ nên làm xét nghiêm triple test ở tuổi thai 15 tuần đến 17 tuần sẽ có độ âm tính giả và dương tính giả thấp
Tư vấn cho thai phụ về các thủ tục hành chính và đơn giá dịch vụ.
Sau khi tư vấn, nếu thai phụ đồng ý làm xét nghiệm sàng lọc phù hợp, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm: Lấy 2.5 ml máu tĩnh mạch của thai phụ sau đó chuyển mẫu sang bộ phận chạy mẫu. Hẹn thai phụ ngày trả kết quả
Đối với kết quả xét nghiệm:
Có nguy cơ cao đối với hội chứng Down (T21) theo sinh hóa và hội chứng Down theo tuổi mẹ (khi thai phụ lớn hơn 37 tuổi) khuyến cáo tư vấn thai phụ nên chọc hút dịch ối để xét nghiệm nhiễm sắc thể của thai nhi.
Có nguy cơ cao đối với hội chứng Edwards (T18) và hội chứng Patau (T13) cần kết hợp với kết quả siêu âm hình thái tư vấn thai phụ chọc hút dịch ối để xét nghiệm nhiễm sắc thể của thai nhi.
Nguy cơ thấp khi kết quả nhỏ hơn ngưỡng phân biệt. Nguy cơ thấp có nghĩa là thai nhi vẫn có khả năng bị bất thường nhưng tỷ lệ thấp Kết hợp với siêu âm hình thái để tư vấn cho thai phụ về những chỉ định tiếp theo.
Hình ảnh kết quả sàng lọc Double Test cảu thai phụ tại Trung tâm CĐTS
Hình ảnh kết quả xét nghiệm Triple Test của thai phụ tại Trung tâm CĐTS
3.2.2. Lấy mẫu tế bào ối làm nhiễm sắc thể đồ thai nhi:
Thai phụ có chỉ định lấy tế bào ối làm nhiễm sắc thể đồ thai nhi: +Mẹ trên 35 tuổi (chỉ định tuyệt đối >= 40 tuổi
+Mẹ hoặc bố hoặc cả bố và mẹ bất thường gen +Tiền sử đẻ con bất thường NST
+Thai nghén lần này: Triple test hoặc Double test dương tính Tăng khoảng sáng sau gáy.
Có nghi ngờ bất thường NST. Siêu âm có bất thường hình thái
Nhóm tư vấn bao gồm: 01 bác sỹ tư vấn, 01 hộ sinh/ điều dưỡng. Trong quá trình tư vấn luôn có sự trao đổi và kết hợp giữa bác sỹ và điều dưỡng/ hộ sinh.
Điều dưỡng/ hộ sinh tư vấn cho thai phụ và người chồng về chỉ định chọc ối của thai phụ.
Điều dưỡng/ hộ sinh tư vấn cho thai phụ về các thủ tục hành chính và đơn giá dịch vụ của tư vấn chọc ối.
Điều dưỡng/ hộ sinh sắp xếp thai phụ và người chồng nghe bác sỹ tư vấn về thủ thuật chọc ối và các dịch vụ liên quan.
Thai phụ đang được nghe tư vấn về thủ thuật chọc ối
Hướng dẫn thai phụ và người chồng các thủ thuật cần thiết cho thủ thuật chọc ối: hoàn thiện các xét nghiệm cơ bản, hẹn ngày chọc ối, hoàn thiện các giấy tờ liên quan, chế độ dinh dưỡng,…
Bác sỹ tư vấn cho thai phụ và chồng về thủ thuật chọc ối: chỉ định chọc ối của thai phụ, quy trình chọc ối.
Điều dưỡng/ hộ sinh tư vấn, hướng dẫn cụ thể cho thai phụ về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động, sử dụng thuốc.
Đối với kết quả chọc ối: thai nhi ít nguy cơ đối với các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể. Sau khi thai phụ và chồng được bác sỹ di truyền trả lời kết quả chọc ối, Điều dưỡng/ hộ sinh tư vấn về việc khám thai, quản lý thai nghén tại các cơ sở y tế và lịch hẹn siêu âm kiểm tra cho thai phụ ở các tuần thai 22, 28, 32 tại Trung tâm Chẩn đoán trước sinh. Điều dưỡng/ hộ sinh giải thích cho thai phụ và chồng: kết quả xét nghiệm là ” chưa phát hiện” chứ không hoàn toàn là thai nhi không có dị tật gì khác kèm theo. Vì vậy, việc thai phụ cần khám thai và được quản lý thai nghén chặt chẽ tại các cơ sở y tế là rất quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó, thai phụ cần đến Trung tâm Chẩn đoán trước sinh theo dõi bằng siêu âm hội chẩn ở các mốc tuần thai trên để kịp thời phát hiện những bất thường và có hướng xử trí kịp thời. Thông thường mỗi thai phụ được 01 bác sỹ siêu âm theo dõi từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc thai kỳ (trừ trường hợp thai nghén của thai phụ có những diễn biến xấu hoặc có những dị tật phức tạp sẽ được các Bác sỹ xin ý kiến lãnh đạo Trung tâm: PGS-TS Trần Danh Cường)
Kết quả chọc ối ( phương pháp nuôi cấy) của thai phụ tại Trung tâm CĐTS
Đối với kết quả chọc ối: thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể:
Nếu thai phụ và chồng muốn tiếp tục theo dõi thai chấp nhận nguy cơ tư vấn thai phụ tiếp tục khám thai và quản lý thai nghén tại các cơ sở y tế.
Nếu thai phụ và người chồng muốn đình chỉ thai nghén: tư vấn cho thai phụ và người chồng Xin ý kiến Hội đồng hội chẩn các chuyên khoa liên quan
(sản khoa, chẩn đoán hình ảnh, nhi khoa/sơ sinh, ngoại khoa, xét nghiệm, giải phẫu bệnh lý…) xin hướng xử trí tiếp theo.
Trong quá trình tư vấn cho thai phụ về kết quả chọc ối luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba bộ phận: trả kết quả xét nghiệm, tư vấn và bác sỹ siêu âm.
3.2.3. Siêu âm chẩn đoán dị tật thai nhi:
Thai phụ đang được siêu âm hội chẩn tại Trung tâm chẩn đoán trước sinh
Thai phụ có siêu âm chẩn đoán dị tật từ tuyến dưới hoặc các cơ sở y tế khác:
Điều dưỡng/ hộ sinh sàng lọc, phân loại các trường hợp thai phụ theo mức độ dị tật thai nhi, sắp xếp lịch hội chẩn siêu âm tại Trung tâm sao cho hợp lý.
Đối với thai nhi có dị tật phức tạp, bất thường tim, bất thường cấu trúc não,...tiên lượng xấu--> Điều dưỡng/ hộ sinh sắp xếp, tư vấn thai phụ và người chồng nhận lịch siêu âm hội chẩn của lãnh đạo Trung tâm (PGS-TS Trần Danh Cường) để có hướng xử trí phù hợp (đặc biệt đối với thai nhi có tiên lượng xấu, khả năng thai phụ nên đình chỉ thai nghén cao hoặc trường hợp thai phụ và chồng muốn đình chỉ thai nghén khi chưa có chỉ định)
Đối với những trường hợp còn lại: Điều dưỡng/ hộ sinh sắp xếp, tư vấn cho thai phụ và người chồng nhận lịch siêu âm hội chẩn của các BS có lịch siêu âm hội chẩn hàng ngày trên Trung tâm.
Việc tư vấn siêu âm hội chẩn luôn có sự trao đổi thông tin, kết hợp giữa điều dưỡng/ hộ sinh và bác sỹ siêu âm. Đối với những trường hợp thai nhi có dị tật mà bản thân điều dưỡng/ hộ sinh chưa hiểu rõ về mức độ phức tạp của dị tật, cần trao đổi với bác sỹ siêu âm để có sự sắp xếp lịch hội chẩn cho thai phụ một cách hợp lý.
Thai phụ sau siêu âm hội chẩn, có chỉ định hướng điều trị tiếp theo:
Tư vấn chọc ối: chuyển hồ sơ của thai phụ và bàn giao cụ thể cho nhóm tư vấn chọc ối.
Hội chẩn liên bệnh viện: tư vấn cho thai phụ và chồng về hướng xử trí tiếp theo của bác sỹ siêu âm: tham khảo ý kiến của các chuyên khoa liên quan đến dị tật của thai nhi(thần kinh, tim mạch,di truyền,…). Tư vấn cho thai phụ và chồng lý do nên gửi hồ sơ hội chẩn, tầm quan trọng, giá cả dịch vụ, ngày hội chẩn ,ngày hẹn trả kết quả để thai phụ và chồng lựa chọn. Phần lớn thai phụ và chồng đều đồng ý gửi hồ sơ hội chẩn, khoảng 2% không đồng ý do điều kiện kinh tế và việc vất vả khi đi khám tại cơ sở y tế quá xa nơi sinh sống.
Chuyển khám thai theo hẹn: tư vấn cho thai phụ về kết quả siêu âm hiện tại chưa phát hiện bất thường hình thái, thai phụ cần đi khám thai và quản lý thai nghén theo tuyến.
Điều dưỡng/ hộ sinh được phân công phụ trách tư vấn cho thai phụ ngay khi thai phụ đến Trung tâm 100% đều là những điều dưỡng/ hộ sinh có trình độ, kinh nghiệm tư vấn, thái độ đúng mực. Để thuận tiện cho việc theo dõi các thai phụ đến hội chẩn tại Trung tâm, các vị trí của Điều dưỡng/ hộ sinh tư vấn thường được phân công cố định từ 3-6 tháng.
Công tác tư vấn tại Trung tâm chẩn đoán Trước sinh được các thai phụ và người nhà thai phụ đánh giá cao. Các thai phụ được cung cấp đầy đủ những
nội dung cần tư vấn của thai nghén lần này, phù hợp với mức độ dị tật thai nhi của họ và có hướng xử trí kịp thời, phù hợp cho từng trường hợp.
Kết quả hội chẩn liên viện tại Bệnh viện PSTW