Kiến thức chuyên môn, các nhân viên cần học các kĩ năng cần thiết. Nhất là đối với các nhân viên trẻ. Ví dụ: Nếu công ty có thể mở rộng thị trường nước ngoài, hoặc khách hàng, đối tác của họ là công ty nước ngoài thì các nhân viên cũng cần ngoại ngữ, hoặc cần hiểu cách ứng xử, giao tiếp của họ. Đó là các kĩ năng họ cần.
Tóm lại, vấn đề nhân lực là vấn đề cốt yếu. Quyết định sự thành công. Đầu tư và ở đây là đúng đắn, trước mắt và lâu dài.
Để làm tốt việc này, ngoài việc đầu tư ngân sách, công ty còn cần các yếu tố khác như tạo môi trường làm việc thuận lợi, xây dựng văn hóa công ty: kỷ luật làm việc, ứng xử nội bộ. Tạo điều kiện cho nhân viên phấn đấu. Cho họ thấy triển vọng phát triển của họ. Vì chính công ty có thể tạo môi trường học tập, cọ xát cho nhân viên.
Các giải pháp cụ thể có thể là đưa người đi đào tạo, tổ chức các buổi huấn luyện kĩ năng. Thu hút nhân lực có chất lượng từ nơi khác. Khuyến khích nhân viên bằng chính sách lương để tuyển mộ họ. Khởi xướng các phong trào học tập trong doanh nghiệp. Các biện pháp giản đơn nhiều khi mang lại hiệu quả cao.
2.4.3 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các đối thủ cạnh tranh của Nghĩa Hùng liên tục thay đổi chiến lược nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng về phía mình nên họ luôn đưa ra cho khách hàng rất nhiều sự lựa chọn. Hơn nữa nhu cầu của khách hàng ngày càng phong phú đa dạng, vậy đâu là phương pháp giúp công ty tháo gỡ tình thế này? Câu trả lời chính là sự khác biệt hoá sản phẩm. Thông qua yếu tố độc đáo, khác biệt để thu hút khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh cho chính mình đồng thời đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Mặt khác nó đặc trưng sản phẩm, công ty muốn thu hút được khách hàng thì cần phải có khác biệt hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh.
Lựa chọn chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, công ty sẽ chú trọng nhiều hơn vào mảng các công trình nhà ở, biệt thự sang trọng, nhà đa năng…
Theo quan sát gần đây, một bộ phận khách hàng muốn kiểu nhà vườn hài hòa tự nhiên, thoáng đãng thích hợp với thư giãn nghỉ ngơi hay hội họp gia đình trong các dịp lễ, tết... hay kiểu nhà kết hợp nhà ở với văn phòng công ty, kết hợp giữa hai hộ gia đình cùng ở (ví dụ: hai anh em ruột)…
Đối với những mảnh đất hết sức bất lợi như quá ngắn, quá hẹp hay những mảnh đất xéo thì thực sự là bài toán khó đối với kiến trúc sư về sự kết hợp giữa kết cấu và thẩm mỹ, nhưng cũng là bài toán thú vị về sắp đặt công năng, bố trí các không gian sinh hoạt cho ngôi nhà. Công ty sẽ tận dụng chính đặc điểm này của khu đất để tạo ra những không gian mới lạ mang lại sự đặc sắc riêng cho ngôi nhà. Và đây cũng chính là quá trình tạo ra sản phẩm khác biệt cho công ty. Ngôi nhà là sự kết hợp giữa tiện nghi, hiện đại và nét đặc sắc mới lạ của không gian sinh hoạt công ty sẽ đem đến cho khách hàng
một ngôi nhà ưng ý nhất. Áp dụng phong thủy vào việc thiết kế cũng đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay.
Một điều cũng cần phải quan tâm, đó là các công trình thuộc loại này đang trở nên ngày càng phổ biến hơn theo đà phát triển kinh tế, do đó cũng khó tránh khỏi sự bắt chước theo của đối thủ.
Đề cao tiêu chí khác biệt của việc thiết kế so với đối thủ cạnh tranh đồng thời giảm bớt sự cạnh tranh của đối thủ thực sự là chiến lược mà công ty đang cần trong mục đích phát triển dài hạn của mình. Tuy nhiên, trong điều kiện thông tin phát triển nhanh như ngày nay, chỉ nhờ vào sự khác biệt sản phẩm là chưa đủ đối thủ hoàn toàn có thể nhanh chóng rút ngắn chênh ệch về khoảng cách. Do đó thiết kế cho khách hàng cần phải có sự cá thể hóa cho từng người. Có thể nói chiến lược có thành công hay không là dựa vào sự đáp ứng nhu cầu rất khác biệt của khách hàng. Như vậy, công ty mới có thể đem đến cho khách hàng một ngôi nhà thực sự ưng ý.
Tóm tắt chương II
Từ các ma trận ở chương I đã tổng hợp hình thành ma trận SWOT phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của công ty từ đó lựa chọn các chiến lược kết hợp từ các yếu tố như điểm mạnh + cơ hội, điểm mạnh + thách thức, cơ hội + điểm yếu, thách thức + cơ hội. Dùng ma trận SPACE và ma trận QSPM để phân tích lựa chọn các chiến lược thích hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của công ty
KẾT LUẬN
Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, chạy đua để theo kịp bước chân của những nước đã phát triển trong khu vực và trên thế giới, sau khi gia nhập WTO nhịp độ phát triển của đất nước lại càng mạnh mẽ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển sẽ còn đối mặt với rất nhiều thử thách: môi trường kinh tế biến động nhanh và khó lường, sự cạnh tranh ngày càng của đối thủ trong và ngoài nước, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trên thế giới… Trong bối cảnh như vậy, thì hoạch định chiến lược là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Chỉ có hoạch định chiến lược doanh nghiệp mới có thể có hướng đi đúng đắn, có thể vượt qua những thủ thách và tận dụng những thời cơ, chiến thắng đối thủ và ngày càng phát triển.
Với tư duy trên, đề tài đã nghiên cứu thực trạng của công ty cổ phần thiết kế xây dựng và thương mại Nghĩa Hùng để từ đó đề xuất ra những chiến lược cho công ty đến năm 2020.
Đề tài đã trình bày những vấn đề sau: