1.3.1. Nhu cầu CSGN trên thế giới
Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, năm 2018 có khoảng 40 triệu người cần CSGN và chỉ có khoảng 14% NB được đáp ứng nhu cầu CSGN [21],[25]. Có tới hơn 50% NB ung thư có triệu chứng đau, 1/3 trong sốđó phải chịu mức độ đau vừa đến đau nặng và tại các quốc gia đang phát triển thì có đến 70% NB ung thư phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn nên việc áp dụng CSGN cho NB là thực sự cần thiết [23].
Việc kết hợp CSGN với điều trị ung thư thông thường sẽ giúp NB ung thư kiểm soát tốt các triệu chứng, kiểm soát đau, tăng khả năng điều trị thành công, tăng khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, kiểm soát tốt tâm trạng bản thân; nâng cao CLCS và giảm chi phí y tế [34],[62]. Các nghiên cứu của các tác giả đã cho thấy: Nhóm NB vừa điều trị triệu chứng vừa kết hợp với CSGN có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn (16%) so với nhóm chỉ chăm sóc điều trị thông thường (33%). Thời gian sống trung bình ở NB được CSGN là 11,6 tháng so với 8,9 tháng ở những người không được CSGN [51]; thực hiện tư vấn CSGN khi NB đang điều trị nội trú ở bệnh viện thì tỷ lệ nhập viện từ 30 ngày sẽ giảm xuống từ 15% đến 10%. Giảm chi phí điều trị từ 14% - 24% [24]; CSGN được thực hiện ở giai đoạn đầu của bệnh thì CLCS sẽ cao hơn đáng kể so với những NB ở giai đoạn muộn [31].
Thấy được tầm quan trọng của CSGN với NB ung thư, có nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu về những nhu cầu cần CSGN của NB. Trên NB ung thư có rất nhiều nhu cầu cần được chăm sóc và hỗ trợ nhưng đa phần các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng NB có nhu cầu cao về thông tin y tế, thể chất sinh hoạt và nhu cầu về tâm lý.
Nghiên cứu của Ndiok A và Ncama B năm 2018 về nhu cầu CSGN của NB, gia đình NB sống chung với ung thư chỉ ra rằng NB có nhu cầu cao nhất về thông tin y tế với các tiểu mục cụ thể như sau: Nhu cầu về điều trị bệnh (92,8%), chẩn đoán bệnh (91,6%), các xét nghiệm (91,1%) và các triệu chứng về bệnh
(90,9%). Các nhu cầu khác như nhu cầu tâm lý, tâm linh và tài chính cũng gây ảnh hưởng cho NB và gia đình họ sau khi chẩn đoán ung thư [43].
Theo nghiên cứu của Konstantinidis và cộng sự năm 2017 đánh giá nhu cầu của NB ung thư giai đoạn tiến triển cho thấy NB có nhu cầu cao hơn trong việc tiếp nhận thông tin về tiên lượng bệnh chiếm 73,7%, điều trị 56,8%, chẩn đoán bệnh 51,6%. NB nữ và trẻ hơn có nhu cầu không được đáp ứng cao hơn nam giới và người cao tuổi [36].
Trong một nghiên cứu khác của Rainbird K về đánh giá nhu cầu CSGN trên 234 NB ung thư ở Australia thì 89% đối tượng nghiên cứu có nhu cầu ở mức độ trung bình trên nhiều tiểu mục chăm sóc và có đến 50% số này có nhu cầu liên quan đến tâm lý, 45% có nhu cầu liên quan đến thông tin y tế. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhu cầu NB chưa được đáp ứng một phần là do dịch vụ y tế không nhận biết được NB đang có nhu cầu gì và một phần không có đủ nguồn cung cấp thông tin hoặc hệ thống trợ giúp NB [45].
Tại Iran, nghiên cứu của tác giả Tabrizi F.J về nhu cầu CSGN ở NB năm 2016 thu được kết quả như sau: Điểm trung bình về nhu cầu thông tin y tế cao nhất là 70,89. Điểm trung bình về nhu cầu thể chất và sinh hoạt hàng ngày là 65,92. Điểm trung bình về nhu cầu tâm lý là 59,70. Thấp nhất là điểm trung bình về nhu cầu chăm sóc, hỗ trợ người bệnh là 57,71. Cũng theo nghiên cứu này thì nhu cầu cần CSGN của nữ giới cao hơn ở nam giới [50].
1.3.2. Thực trạng nhu cầu và đáp ứng nhu cầu CSGN ở Việt Nam
Tại Việt Nam, số người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Theo ước tính, đến năm 2020 số người mắc ung thư lên đến 190.000 người. Việc phát hiện ung thư thường ở giai đoạn muộn (80% NB) nên chi phí điều trị càng tăng, khả năng kéo dài sự sống cũng như cải thiện CLCS càng bị hạn chế [5]. CSGN vẫn còn là một khái niệm tương đối mới, bước đầu có một số khảo sát về nhu cầu CSGN. Năm 2005, Vụ Điều trị - Bộ Y tế phối hợp với tổ chức Quốc tế tiến hành một khảo sát tình hình CSGN tại 5 tỉnh/thành phố trong cả nước là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và An Giang cho thấy 41,7% NB có nhu cầu về thuốc giảm đau.
30,1% NB có nhu cầu hỗ trợ về tinh thần. 33% NB cần hỗ trợ tâm lý. 39,8% NB cần chăm sóc tại nhà. 22,7% NB có nhu cầu hỗ trợ việc làm. 14,6% NB có nhu cầu về chăm sóc hỗ trợ con cái và 14,6% NB có nhu cầu tư vấn pháp luật [15].
Cũng theo khảo sát về tình trạng đau do ung thưở Hà Nội năm 2005 cho thấy 51% NB báo cáo là có cường độđau từ trung bình đến rất đau. Đau ảnh hưởng đến công việc là 30%, ảnh hưởng đến cuộc sống là 29%, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày là 23%, ảnh hưởng đến giấc ngủ là 24%, ảnh hưởng đến tâm trạng 18% và ảnh hưởng đến các mối quan hệ là 18%. Có đến 40% NB báo cáo rằng thuốc giảm đau chỉđáp ứng giảm đau cho họ một phần [46].
Theo nghiên cứu của Trần Thị Hảo về nhu cầu khám chữa bệnh ung thư và CSGN của người dân tại 10 tỉnh Việt Nam năm 2014 cho thấy chỉ 21,7% người dân nghe/biết đến dịch vụ CSGN cho NB ung thư, 71,2% người dân có nhu cầu cung cấp dịch vụ CSGN cho NB ung thư. Trong đó, dịch vụ CSGN mà người dân có nhu cầu cung cấp nhiều nhất là tư vấn hỗ trợ tâm lý (62,6%), cung cấp thuốc giảm đau (34,8%), hỗ trợ xử trí triệu chứng (18,7%), chăm sóc hỗ trợ cuối đời (84,4%) [12].
Trong nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Sơn đánh giá thực trạng nhu cầu CSGN của NB sau phẫu thuật tại bệnh viện Xanh Pôn năm 2017 cho kết quả như sau: Nhu cầu cần hỗ trợ về thông tin y tế chiếm tỷ lệ cao nhất là 92%, nhu cầu cần hỗ trợ tâm lý đạt 90,6%, nhu cầu hỗ trợ dịch vụ chăm sóc 83%, nhu cầu giao tiếp, quan hệ chiếm 71,2% [18].
Nghiên cứu đánh giá nhu cầu CSGN của NB sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng tại bệnh viện K Trung ương năm 2018 cũng cho thấy: Nhu cầu về thông tin y tế chiếm tỷ lệ cao nhất là 92,6%. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý là 90,2%. Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc là 85,1% và nhu cầu về thể chất, sinh hoạt hàng ngày là 80,5% [19].
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Liên về nhu cầu CSGN của NB ung thư điều trị nội trú tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019 nhu cầu CSGN của NB là rất lớn chiếm 76,3%. Trong đó: Nhu cầu về thông tin là cao nhất chiếm 88,2%; nhu cầu về giao tiếp, quan hệ là 80,0%; nhu cầu hỗ trợ vật chất là 69,7%; nhu cầu hỗ trợ chăm sóc là 66,6%; thấp nhất là nhu cầu hỗ trợ về
tinh thần chiếm 65,8%. Thực trạng đáp ứng nhu cầu CSGN cho NB là 83,9%. Trong đó: Đáp ứng nhu cầu về thông tin cao nhất chiếm tỷ lệ 92,1%; đáp ứng nhu cầu giao tiếp quan hệ; nhu cầu hỗ trợ về tinh thần đều chiếm tỷ lệ 81,8%; đáp ứng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc 71,1%; đáp ứng nhu cầu hỗ trợ về vật chất là thấp nhất chiếm 60,3% [16].
Trong một nghiên cứu đánh giá nhanh về thực trạng CSGN cho thấy NB có nhu cầu cao về thể chất và tâm lý khi có tới 97,43% NB ung thư chịu đựng những triệu chứng khó chịu về thể xác; 79,48% NB ung thư phải chịu đựng những cơn đau; 48% NB cảm thấy không hài lòng hoặc rất không hài lòng với cuộc sống; 87% NB thấy không vui hoặc rất buồn, đặc biệt là trên những NB ở giai đoạn cuối. Như vậy, trên NB ung thư có rất nhiều nhu cầu cần phải đáp ứng để giảm gánh nặng về bệnh nhưng thực tế thì các cơ sở y tế chưa cung cấp đủ và đáp ứng được với nhu cầu của NB. Theo khảo sát chỉ có 57% NVYT chăm sóc cho NB ung thư trả lời rằng đã được đào tạo về xử trí đau [15].
Nghiên cứu của Phạm Ngọc Sơn đánh giá nhu cầu CSGN của NB sau phẫu thuật tại bệnh viện Xanh Pôn năm 2017 tỷ lệ NB được đáp ứng nhu cầu thông tin y tế trung bình đạt 72,6%, được đáp ứng nhu cầu về tâm lý trung bình đạt 71,8%, được đáp ứng nhu cầu dịch vụ chăm sóc đạt 68,76%, được hỗ trợ về thể chất, sinh hoạt hàng ngày đạt 51,6%, được đáp ứng về giao tiếp, quan hệđạt 43% [18].
Trong nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của NB và gia đình NB ung thư khi tham gia dịch vụ CSGN của tác giả Nguyễn Minh Hùng cho thấy NB có nhu cầu tư vấn về nguyên nhân mắc bệnh là 76,4%, NB muốn biết về các biểu hiện ở các giai đoạn mắc bệnh là 83,8%. Qua đó, tác giả cũng đưa ra khuyến nghị: Để đáp ứng nhu cầu CSGN của NB ung thư thì cần có sự tham gia của nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau như tâm thần, dinh dưỡng, phục hồi chức năng... giúp cho việc CSGN cả về thể xác lẫn tinh thần đối với NB. Đồng thời tác giả cũng khuyến cáo để hoạt động này có hiệu quả cần cung cấp cho NB và gia đình những kiến thức cơ bản, bên cạnh đó thái độ của cộng đồng, trách nhiệm của xã hội và sự quan tâm của cơ quan chuyên môn chủ quản có ảnh hưởng đến việc áp dụng chương trình cũng
như tăng hiệu quả của chương trình đối với NB ung thư [14].
Trong báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2014 điều kiện để cung cấp dịch vụ CSGN nhưđào tạo các đơn vị chuyên khoa CSGN cũng như hoạt động giám sát nhìn chung chỉ mới có sẵn ở tuyến Trung ương chưa có ở tuyến huyện, xã. Phần lớn NB được chăm sóc cuối đời tại nhà, không có sự hướng dẫn của NVYT. Trong số những người được chăm sóc, hầu hết không nhận được các tư vấn về tâm lý, các lời khuyên hoặc các biện pháp chăm sóc cho các triệu chứng khác ngoài triệu chứng đau [5]. Mô hình chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của NVYT chưa được phát triển [1].
Vì thếđánh giá nhu cầu và thực trạng đáp ứng nhu cầu CSGN của NB ung thư là thực sự cần thiết để các nhà cung cấp dịch vụ xác định được nhu cầu ưu tiên của NB. Từ đó, giúp họ có các tư vấn và có kế hoạch chăm sóc phù hợp, hiệu quả để đáp ứng đúng nhu cầu mà NB cần.