Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của ĐTNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 73 - 80)

4.3.1. Mt s yếu t liên quan đến nhu cu h tr thông tin y tế ca ĐTNC

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố giới tính, tuổi, nghề nghiệp, giai đoạn bệnh có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhu cầu hỗ trợ thông tin y tế (p<0,05). Còn trình độ học vấn là yếu tố không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhu cầu hỗ trợ thông tin y tế (p>0,05).

Nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Liên và Đỗ Thị Thắm về mối liên quan giữa tuổi với nhu cầu thông tin y tế. ĐTNC có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên có nhu cầu cần hỗ trợ thông tin y tế cao hơn ở nhóm có độ tuổi dưới 60 tuổi [16],[19]. Điều này có thể lý giải rằng những người trẻ hơn họ có thể tìm kiếm nhiều nguồn thông tin khác nhau như Internet, sách, báo… Còn ở nhóm tuổi cao hơn khả năng tiếp cận nguồn thông tin kém hơn so với những người trẻ tuổi, nguồn thông tin họ nhận được chủ yếu là từ NVYT nên chưa thể đáp ứng nhu cầu của họ [16].

Nghề nghiệp cũng là yếu tố có mối liên quan với nhu cầu thông tin y tế. ĐTNC là cán bộ viên chức, hưu trí có nhu cầu cao hơn về thông tin y tế so với đối tượng là nông dân, công nhân. Bởi khi bị bệnh ung thư thì nhóm đối tượng này luôn muốn tiếp cận, tìm hiểu các thông tin về bệnh của mình. Cùng với đó, trong nghiên cứu

của chúng tôi phần lớn là những người cao tuổi và đối tượng hưu trí cũng nằm trong số đó nên nhu cầu ở nhóm này cũng cao hơn so với nhóm ĐTNC là nông dân, công nhân.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy giai đoạn bệnh càng cao thì nhu cầu thông tin y tế càng cao. Hầu hết NB khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn và ở những người nhiều tuổi nên càng ở những giai đoạn bệnh càng nặng thì nhu cầu của họ càng cao. Khả năng họ muốn tìm kiếm thông tin y tế như về chẩn đoán bệnh, phương pháp điều trị, tiên lượng của bệnh, các xét nghiệm cần thiết hay các địa điểm tin cậy để điều trị từ các nguồn khác nhau nhiều hơn. Từ đó, họ sẽ có kế hoạch phù hợp trong việc đưa ra các quyết định điều trị bệnh của mình là điều hoàn toàn phù hợp.

Như vậy, NVYT cần phải thường xuyên tìm hiểu nhu cầu về thông tin y tế của NB để từ đó cung cấp các thông tin cho NB một cách kịp thời đáp ứng nhu cầu cũng như sự hài lòng của NB.

4.3.2. Mt s yếu t liên quan đến nhu cu h tr th cht, sinh hot ca ĐTNC

Trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Liên thì giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhu cầu hỗ trợ thể chất [16]. Nghiên cứu của chúng tôi lại cho thấy: Tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, giai đoạn bệnh có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với nhu cầu hỗ trợ thể chất, sinh hoạt (p<0,05). Có sự khác biệt đó có lẽ do có sự khác biệt về độ tuổi nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi nghiên cứu từ 60 tuổi trở lên chiếm 69,1% còn nghiên cứu của tác giả tỷ lệ này chỉ chiếm 37,7%. Tuổi càng cao thì sức khỏe thể chất càng suy giảm nên việc họ tự chăm sóc cho bản thân sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, họ sẽ cần sự chăm sóc, giúp đỡ của những người thân cũng như sự hỗ trợ của NVYT nhiều hơn. Cùng với đó giai đoạn bệnh càng nặng thì họ càng không có khả năng tự chăm sóc cho bản thân nên họ có nhu cầu cần chăm sóc về thể chất sinh hoạt hàng ngày cao hơn so với những người mới bị bệnh ở những giai đoạn đầu của bệnh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi những người có trình độ học vấn cao là cán bộ viên chức, hưu trí nhu cầu cần hỗ trợ thể chất, sinh hoạt hàng ngày của họ cao hơn so với những người có học vấn thấp là nông dân, công nhân. Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp vì những người có trình độ học vấn thấp thường là những người làm việc lao động chân tay nên sức khỏe của họ sẽ dẻo dai hơn, khả năng chịu đựng tốt hơn nên nhu cầu của họ sẽ thấp hơn. Trong một nghiên cứu về các nhu cầu của NB ung thư ở Trung tâm Ung thư quốc gia Hàn Quốc cũng cho thấy những người có trình độ học vấn cao thì nhu cầu cần hỗ trợ thể chất cao hơn [38].

4.3.3. Mt s yếu t liên quan đến nhu cu h tr giao tiếp ca ĐTNC

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ĐTNC là nữ giới có nhu cầu giao tiếp cao hơn so với nam giới với tỷ lệ 78,0% nữ và 66,0% nam. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy NB nữ cần nói chuyện với các nhà tâm lý học và nhân viên sức khỏe tâm thần nhiều hơn đáng kể, thường xuyên hơn NB nam [35].

Giao tiếp là sự truyền đạt, trao đổi thông tin giữa con người với con người nhằm trao đổi thông tin về tâm lý, cảm xúc với nhau. Khi biết mình bị bệnh thì NB luôn có mong muốn tìm hiểu về bệnh của mình mà đặc biệt là những NB ung thư. Việc chẩn đoán bệnh ung thư là một cú sốc tinh thần rất lớn đối với họ. Từ đó, gây cho NB tâm lý lo lắng, sợ hãi nên nhu cầu cần tìm hiểu về bệnh lại càng cao hơn. Họ mong muốn được nói chuyện và nhận được sự cảm thông chia sẻ của NVYT, những người có bệnh như mình và cần sự động viên của người thân để họ vượt qua nỗi lo lắng, sợ hãi đó. Nhất là những NB là nữ giới, họ dễ nhạy cảm hơn và dễ bị ảnh hưởng đến tinh thần hơn nên nhu cầu của họ sẽ cao hơn.

Trình độ học vấn, nghề nghiệp cũng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với nhu cầu hỗ trợ giao tiếp của ĐTNC. Trình độ học vấn càng cao, những NB là cán bộ, viên chức, hưu trí nhu cầu giao tiếp càng cao. Vì đối tượng này cũng dễ bị ảnh hưởng đến thể chất, tâm lý nhiều hơn nên nhu cầu của họ cũng lớn hơn.

Vì vậy, trong quá trình tiếp cận với NB thì các NVYT cần gần gũi, cởi mở hơn với NB để tạo sự thoải mái trong giao tiếp. Giao tiếp có hiệu quả và phù hợp với

NB giúp cải thiện mức độ thoải mái nhằm nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần cho NB.

4.3.4. Mt s yếu t liên quan đến nhu cu cn h tr tâm lý ca ĐTNC

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nữ giới có nhu cầu hỗ trợ tâm lý cao hơn nam giới với tỷ lệ 78,0% nữ và 66,8% nam. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Trần Thị Hảo về nhu cầu khám chữa bệnh ung thư, CSGN và một số yếu tố liên quan của người dân tại 10 tỉnh Việt Nam năm 2014 [12]; nghiên cứu của Đỗ Thị Thắm đánh giá nhu cầu CSGN của NB sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng tại bệnh viện K Trung ương năm 2018 [19]; nghiên cứu của Rob Sanson – Fisher đánh giá nhu cầu CSGN của NB ung thư [47]; nghiên cứu của tác giả Tabrizi và cộng sự về đánh giá nhu cầu cần hỗ trợ chăm sóc của NB ung thư ở Iran năm 2016 [50]. Trong một nghiên cứu khác trên tổng số 381 NB ung thư cho thấy 26% nữ giới có nhu cầu hỗ trợ tâm lý trong khi chỉ có 11% nam giới có nhu cầu. 70% phụ nữ cảm thấy lo lắng và / hoặc trầm cảm; khoảng 25% trong số họ mong muốn hỗ trợ tâm lý để xử lý những khó khăn đó. Chỉ 50% nam giới cảm thấy lo lắng và/hoặc trầm cảm; khoảng 10% trong số đó mong muốn được hỗ trợ tâm lý [40].

Nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy trình độ học vấn và nghề nghiệp là hai yếu tố cũng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với nhu cầu hỗ trợ tâm lý của NB. Những người có trình độ học vấn cao hơn làm nghề công nhân, là cán bộ viên chức và hưu trí cần hỗ trợ tâm lý cao hơn so với những người có trình độ học vấn thấp, làm nghề nông nghiệp.

Theo nghiên cứu của tác giả Lương Văn Quý cho thấy nữ giới dễ bị trầm cảm hơn nam giới và những người có trình độ học vấn cao bị trầm cảm cao hơn so với những người có trình độ học vấn thấp [17]. Vì vậy, các kết quả trên của chúng tôi cũng hoàn toàn hợp lý. Nguyên nhân có thể là do đặc điểm tâm lý của nữ giới cũng như vai trò của họ trong gia đình. Nữ giới thường có tâm lý yếu đuối, hay lo lắng và dễ nhạy cảm hơn nên khi bị bệnh ung thư họ thường dễ bị tác động và ảnh hưởng

đến tâm lý hơn nam giới nên họ sẽ bộc lộ nhu cầu nhiều hơn. Cùng với đó, nam giới thường được gắn với trách nhiệm là người trụ cột trong gia đình, có tính cách mạnh mẽ hơn nữ giới nên khi bị bệnh họ sẽ không để lộ nhu cầu của mình. Ở những người có trình độ học vấn cao, là cán bộ, công nhân viên họ dễ bị căng thẳng, stress trong công việc, học tập…nên xu hướng của họ là mong muốn được giải tỏa tâm lý nhiều hơn mà đặc biệt là đối với những người bị bệnh ung thư lại càng nhạy cảm hơn. Vì vậy, họ cần nhiều hơn sự gần gũi, động viên, chia sẻ của gia đình, bạn bè và NVYT để giúp họ giảm bớt tâm lý chán nản, mệt mỏi về thể chất cũng như tinh thần của họ.

4.3.5. Mt s yếu t liên quan đến nhu cu h tr dch v chăm sóc ca ĐTNC

Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng ĐTNC có độ tuổi trên 60 tuổi trở lên và giai đoạn bệnh càng nặng thì nhu cầu cần hỗ trợ dịch vụ chăm sóc càng cao.

Trong nghiên cứu ở một bệnh viện của Iran trên 200 NB cho thấy 94,5% ĐTNC được nhận hỗ trợ từ người thân cũng như các tổ chức xã hội. Không có mối liên quan đáng kể về giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn cũng như đặc điểm về bệnh với nhu cầu xã hội [42]. Do sự khác nhau về đặc điểm văn hóa, kinh tế cũng như đặc điểm về ĐTNC thì sự khác biệt đó là điều dễ hiểu. Ở nước ta chưa có nhiều chính sách xã hội phù hợp cho NB đặc biệt là chưa có chính sách riêng dành cho NB ung thư. Vì vậy, các ĐTNC đều có nhu cầu hỗ trợ về dịch vụ chăm sóc mà đặc biệt là ở những người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên và những người bị bệnh ở giai đoạn muộn. Bởi lẽ, ở những người cao tuổi sức khỏe thể chất suy giảm, họ không có khả năng lao động, nguồn thu nhập của họ bị ảnh hưởng. Trong khi đó việc điều trị bệnh ung thư lại rất tốn kém, bệnh thường nặng do mắc nhiều bệnh đi kèm nên nhu cầu cần hỗ trợ về các dịch vụ chăm sóc của những người này càng lớn [61]. Vì vậy, rất cần có các chính sách hỗ trợ và sự quan tâm chăm sóc từ các đoàn thể, các tổ chức xã hội tới NB ung thư và chú trọng hơn ở những người cao tuổi và bệnh nặng.

4.3.6. Mt s yếu t liên quan đến nhu cu chăm sóc gim nh ca ĐTNC

Ung thư có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của NB, gây ra các mối đe dọa đến cuộc sống hàng ngày, đe dọa đến tính toàn vẹn của cơ thể, làm giảm các chức năng, gây xáo trộn tâm lý, lo lắng, trầm cảm. CSGN nhằm phát hiện sớm, điều trị đau về các triệu chứng thực thể, tinh thần mà NB đang phải chịu đựng để đưa ra các tư vấn, hỗ trợ kịp thời [4].

Từ việc tìm hiểu các yếu tố liên quan đến từng lọai nhu cầu của NB chúng tôi cũng tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, giai đoạn bệnh với nhu cầu CSGN nói chung của NB (Bảng 3.20). Những người có độ tuổi cao, trình độ học vấn cao, là cán bộ viên chức, hưu trí, bị bệnh ở giai đoạn cuối nhu cầu cần CSGN của họ càng cao. Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hảo về nhu cầu CSGN của người dân cũng cho thấy yếu tố tuổi, trình độ học vấn càng cao, những người là cán bộ viên chức, hưu trí, giai đoạn cuối của bệnh ung thư thì nhu cầu CSGN càng cao [12]. Trong một nghiên cứu khác tại Trung tâm Ung bướu quốc gia ở Hàn Quốc trên 2661 NB cho thấy nhu cầu CSGN của NB bị ảnh hưởng bởi yếu tố trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập trung bình và loại ung thư [38].

Khảo sát ở Mỹ chỉ ra rằng đau ảnh hưởng tới 55% đến 95% NB ung thư giai đoạn cuối. Đau đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến CLCS, ảnh hưởng đến giấc ngủ, hoạt động hàng ngày. Trong đó, người cao tuổi thường bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi nhiều bệnh đi kèm và có nhiều nguy cơ bị phản ứng bất lợi của thuốc. Ngoài ra còn phải chịu thêm các vấn đề về suy giảm tinh thần, khó khăn về kinh tế và bị cô lập về mặt xã hội [61].

So sánh với một nghiên cứu về nhu cầu cần chăm sóc của NB ung thư tại Hàn Quốc cũng cho thấy nữ giới có nhu cầu cần CSGN cao hơn nam giới. Trình độ học vấn càng cao thì nhu cầu cần được hỗ trợ về y tế và thông tin giáo dục càng cao. Nhu cầu của những người làm khối văn phòng cao hơn đáng kể so với những người nội trợ và thất nghiệp [38].

Từ các kết quả trên chúng tôi thấy rằng tuổi và giai đoạn bệnh có tác động rất lớn đến nhu cầu CSGN của NB vì khi tuổi càng cao và ở giai đoạn bệnh càng nặng thì sức khỏe thể chất, tinh thần của NB bị suy giảm càng rõ rệt cộng với thu nhập của họ bị giảm sút làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày cũng như tâm trạng của NB. Từ đó, NB sẽ thể hiện nhu cầu cao hơn với mong muốn được đáp ứng phần nào những nhu cầu đó của họ.

Thực tế cho thấy những gia đình có thu nhập cao, kinh tế vững vàng thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng cao hơn, họ sẵn sàng tìm kiếm các dịch vụ y tế tốt nhất để khám chữa bệnh và điều này lại ngược lại với những gia đình có thu nhập thấp [12]. Do đó, nhu cầu cần CSGN ở nhóm này cũng cao hơn nhằm giảm thiểu gánh nặng bệnh tật một cách tối đa.

Mức độ của những nhu cầu ở NB ung thư là rất lớn và không thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của mọi NB. Vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc phải tập trung vào việc tìm hiểu những nhu cầu này là gì, các yếu tố dự báo có thể có của những nhu cầu đó, chăm sóc dựa trên bằng chứng để cung cấp dịch vụ chăm sóc tối ưu nhằm nâng cao CLCS của NB [44].

Do đó, đánh giá nhu cầu CSGN cho NB ung thư và tìm hiểu một số yếu tố liên quan có ảnh hưởng đến nhu cầu CSGN của NB ung thư sẽ giúp các NVYT đưa ra kế hoạch chăm sóc cụ thể và phù hợp đối với từng đối tượng. Từ đó cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng cao, nâng cao CLCS cho NB, lấy NB làm trung tâm và hướng tới sự hài lòng của NB cũng như gia đình NB [55].

Để đáp ứng được nhu cầu CSGN của NB ung thư thì ngoài sự động viên, chăm sóc từ gia đình, người thân, các NVYT; rất cần có sự hợp tác đa ngành rộng rãi với các chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau như chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)