Một vài nhận xét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính chính đáng của đảng cộng sản cầm quyền ở việt nam (Trang 27 - 32)

Có thể nói, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua hơn 91 năm tồn tại và phát triển, từ lãnh đạo cách mạng trong điều kiện hoạt động bất hợp pháp đến khi trở thành đảng cầm quyền, từ cầm quyền khi có nhiều đảng phái khác tham chính đến khi trở thành một đảng duy nhất hợp pháp hoạt động, từ cầm quyền trên nửa nước đến cầm quyền trong cả nước, từ lãnh đạo kháng chiến chống đế quốc, thực dân là chủ yếu đến lãnh đạo xây dựng đất nước trong hòa bình, Đảng ta là một đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, cũng là một đảng cầm quyền trong những hoàn cảnh rất khác nhau, rất phức tạp. Sự lãnh đạo của Đảng đã phải thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của nhiệm vụ cách mạng, của tình hình trong và ngoài nước. Trong hoàn cảnh nào, vai trò lãnh đạo của Đảng được nhân dân thừa nhận, cùng với năng lực vượt lên chính mình là yêu cầu tiên quyết để khẳng định và nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng.

Ở Việt Nam, từ trước tới nay chưa có một đảng phái yêu nước nào ngay từ khi ra đời đã được tổ chức chặt chẽ, khoa học như Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là điều kiện khách quan, lịch sử để Đảng trở thành một đảng cầm quyền. Trước khi Đảng ta ra đời, ở Việt Nam đã có một số tổ chức chính trị yêu nước xuất hiện, dưới các tên khác nhau như hội, đoàn, xã, hay đảng...2

2 Duy Tân hội (1904), Đông Kinh nghĩa thục (1907), Việt Nam quang phục Hội (1912), Tâm Tâm xã (1923), Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt (1925), Đảng Thanh niên (1926), Việt Nam Quốc dân Đảng (1927)… Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt (1925), Đảng Thanh niên (1926), Việt Nam Quốc dân Đảng (1927)…

Điều này chứng tỏ phong trào yêu nước Việt Nam đang ở bước chuyển quan trọng để đi vào đấu tranh chính trị ngày càng có tổ chức hơn. Nhưng do nhiều nguyên nhân, không một tổ chức chính trị nào có đủ năng lực và uy tín lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Việt Nam trước khi có Đảng Cộng sản vẫn ở trong tình trạng khủng hoảng về đường lối, cả dân tộc như không có đường ra.

Sau 10 năm đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con đường để đưa dân tộc thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng đó. Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập và rèn luyện theo các nguyên tắc đảng kiểu mới của giai cấp công nhân đã vượt qua được mọi sự đàn áp khốc liệt của kẻ thù, càng đấu tranh càng mạnh và giành thắng lợi ngày càng to lớn, càng được nhân dân tin cậy, bảo vệ và ủng hộ.

Hàng loạt các đảng phái thân Nhật xuất hiện trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, như: Đại Việt quốc gia xã hội Đảng, Đảng Phụng sự quốc gia, Đại Việt quốc gia liên minh (ở Bắc kỳ); Đảng Việt Nam quốc gia độc lập, Nhật - Việt phòng vệ đoàn (ở Nam kỳ)... Các đảng phái này đều được thành lập một cách vội vã, để rồi tan vỡ rất nhanh chóng. Sau Cách mạng tháng Tám lại có một vài đảng phái phản động như: Việt Nam Quốc dân Đảng của Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh; Việt Nam cách mạng đồng minh Hội của Nguyễn Tường Tam, Chu Bá Phượng, hoàn toàn sống nhờ ngoại bang, vì vậy khi không còn dựa được vào ngoại bang thì sự tồn tại của chúng cũng đã chấm dứt.

Vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam được nhân dân Việt Nam thừa nhận là điều kiện tiên quyết để thành đảng cầm quyền hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Lịch sử đã chứng minh bởi những lý do sau đây:

Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời sau khi đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: học thuyết, đường lối, tổ chức, cán bộ, tuyên truyền tổ chức

đưa phong trào công nhân và phong trào yêu nước từ tự phát đến tự giác ngày càng cao, thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Điều này đã được Nguyễn Ái Quốc thực hiện sau khi Người đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, đặc biệt từ năm 1925 trở đi với việc tổ chức Hội Việt Nam Cách mệnh Thanh niên; mở các lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu; viết tác phẩm Đường Cách mệnh; đưa đảng viên, cán bộ thâm nhập vào phong trào công nhân, gửi người đi học ở Quảng Châu và Mátxcơva cả về chính trị và quân sự để chuẩn bị cán bộ cho các bước phát triển của cách mạng sắp tới.

Hai là, ngay sau khi ra đời, Đảng đã sớm xác định được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn. Với Chính cương, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và được Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 thông qua, những vấn đề cơ bản về đường lối và phương pháp cách mạng như: mục tiêu cách mạng, con đường đi từ cách mạng tư sản - dân quyền kiểu mới, cách mạng thổ địa đến cách mạng XHCN, xây dựng Đảng của giai cấp công nhân, liên minh công - nông, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, phương pháp đấu tranh giành chính quyền... đều đã được xác định phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam.

Ba là, Đảng đã xây dựng được một hệ thống tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới, và chuẩn bị một đội ngũ cán bộ, đảng viên đến với các tầng lớp nhân dân để tuyên truyền, giáo dục, tổ chức nhân dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng; đồng thời cũng thu hút ngày càng nhiều những người ưu tú trong mọi giai tầng xã hội tham gia Đảng, làm cho lực lượng của Đảng ngày càng lớn mạnh.

Bốn là, thông qua phong trào cách mạng của quần chúng, Đảng không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, xây dựng các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh, luôn gắn bó với quần chúng, sẵn sàng

hy sinh, xả thân vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, giữ được uy tín với nhân dân, được nhân dân tin cậy và thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân thừa nhận bởi nhiều lẽ, nhưng trước hết vì Đảng đã đưa ra được đường lối cách mạng đúng đắn, đáp ứng không chỉ những đòi hỏi bức thiết trước mắt, mà còn những yêu cầu cơ bản và lâu dài của nhân dân. Đảng tổ chức nhân dân thực hiện đường lối ấy đem lại lợi ích cho dân, giành thắng lợi cho độc lập dân tộc. Quan hệ Đảng với Nhân dân là quan hệ máu thịt - nhân dân tìm thấy ở Đảng người dẫn đường trong đấu tranh cách mạng; Đảng tìm thấy ở nhân dân chỗ dựa vững chắc, lực lượng vô địch trong hai cuộc cách mạng nối tiếp nhau, từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên cách mạng XHCN trong cả nước. Vì vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định như một tất yếu lịch sử. Đảng Cộng sản Việt Nam không tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng với bất cứ đảng phái nào khác; ngược lại các đảng phái chính trị đã có ở Việt Nam cũng không đủ vị thế và uy tín để tranh giành quyền lãnh đạo với Đảng Cộng sản.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là “đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện”, còn cầm quyền có nghĩa là “nắm giữ chính quyền”. Khái niệm đảng lãnh đạo là để chỉ vai trò, sứ mệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay, có nghĩa là trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Khái niệm đảng cầm quyền là để chỉ vị trí của Đảng khi đã giành được chính quyền, cũng có nghĩa là Đảng lãnh đạo khi đã có chính quyền. Bằng chính quyền, thông qua chính quyền và các đoàn thể nhân dân, Đảng lãnh đạo toàn xã hội. Khái niệm đảng cầm quyền đã được V.I.Lênin nêu ra; sau này Hồ Chí Minh và Đảng ta cũng đã sử dụng các khái niệm như: “Đảng giành được chính quyền”, “Đảng nắm chính quyền”, “Đảng cầm quyền” khi đề cập đến vai trò của Đảng đối với xã hội.

Tiểu kết chƣơng 1

Như vậy, trong chiến lược “diễn biến hòa bình” với mục tiêu nhất quán của các thế lực thù địch là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ XHCN Việt Nam. Để thực hiện âm mưu trên, họ xác định phá hoại tư tưởng với những quan điểm sai trái là khâu quan trọng, là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất, trong đó hướng trọng điểm là tập trung công kích, phủ nhận tính chính đáng vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Do vậy phê phán những quan điểm sai trái trên, dùng những minh chứng cụ thể để chứng minh tính chính đáng cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là một việc làm vô cùng cần thiết. Qua đây, tiếp tục tăng cường hơn nữa niềm tin của nhân dân vào năng lực lãnh đạo, tính chính đáng cầm quyền của Đảng ta.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính chính đáng của đảng cộng sản cầm quyền ở việt nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)