Giai đoạn từ năm 1986 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính chính đáng của đảng cộng sản cầm quyền ở việt nam (Trang 48 - 62)

2.2.2.1. Mười năm đầu sau đổi mới 1986 - 1996

Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi mang tính căn bản trong việc chấp nhận các giá trị và chuẩn mực mới, xuất phát từ việc đổi mới tư duy được Đảng ta xác định trong Đại hội VI. Tại Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986), với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Đường lối đổi mới đó là kết quả của sự khảo nghiệm thực tiễn và đổi mới tư duy lý luận; là bước phát triển có ý nghĩa cách mạng trong nhận thức và hành động của Đảng với những chủ trương, đường lối mang tính đột phá. Những đổi mới trong tư duy về CNXH không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà cần phải làm rõ mô hình mà chúng ta hướng đến, cùng với những cách thức, biện pháp để xây dựng mô hình đó. Chính nhờ bước đột phá trong tư duy, trong 10 năm đầu sau đổi mới, chúng ta đã đạt được những thay đổi cơ bản trong cả ba yếu tố mang

tính căn bản tạo nên tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng. Đó là: thiết lập được những giá trị và chuẩn mực mới; Tăng cường tính hợp pháp trong cầm quyền của Đảng; đặc biệt hiệu quả trong cầm quyền của Đảng đã được nâng lên.

Thứ nhất, lãnh đạo đưa đường lối đổi mới Đại hội VI vào cuộc sống, chú trọng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội

Để đẩy nhanh quá trình đổi mới, khắc phục khó khăn, nhiệm vụ cấp bách cần được giải quyết ngay sau Đại hội VI của Đảng là tháo gỡ những ách tắc trong phân phối, lưu thông. Trên cơ sở những định hướng lớn của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Hội nghị Trung ương 2 (tháng 4/1987) bàn về phân phối lưu thông, Hội nghị Trung ương 3 (tháng 8/1987) bàn về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Đặc biệt, Hội nghị Trung ương 3 đã đề ra chủ trương, biện pháp chuyển hoạt động của các xí nghiệp quốc doanh sang hạch toán kinh doanh XHCN, tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế, thực hiện chế độ tự chủ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở. Những chủ trương nêu trên đã đặt nền móng cho sự ra đời của cơ chế quản lý mới.

Dưới tác động của những chủ trương mới, các ngành kinh tế đều có những bước đổi mới quan trọng về cơ chế quản lý. Trong công nghiệp, việc chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN để thực hiện mục tiêu “bốn giảm” đã được triển khai sâu rộng, đặc biệt là từ sau khi có Quyết định 217/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Trong nông nghiệp, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý hợp tác xã. Hội nghị Trung ương 6 khoá VI (tháng 3/1989) chín muồi quan điểm thị trường vừa là đối tượng, vừa là căn cứ của kế hoạch hóa. Từ tư tưởng đột phá đó, Nhà nước quyết định chuyển lương thực sang kinh doanh, xoá bỏ chế độ bao cấp, phân phối lương thực. Đây là mốc đánh dấu bước chuyển quan trọng của nền kinh tế nước ta. Một

thị trường thông suốt trong toàn quốc đã được xác lập, tạo cơ sở quan trọng cho việc định hình cơ chế quản lý mới phù hợp - cơ chế thị trường định hướng XHCN.

Từ Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (tháng 9/1979) đến Hội nghị Trung ương 6 khoá VI (tháng 3/1989) là quá trình tìm tòi những định hướng lớn, đặt nền móng cho việc xác lập cơ chế quản lý mới thay thế cho cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp. Tính đến năm 1989, cơ chế cũ đã bị phá bỏ một cách cơ bản, thay vào đó là sự xác lập từng bước các yếu tố của cơ chế mới - cơ chế thị trường định hướng XHCN trong nền kinh tế nước ta. Những chủ trương, biện pháp đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ 1979 đến trước Đại hội VII (năm 1991) đã tạo ra bước chuyển mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội. Trên cơ sở tổng kết và theo sát yêu cầu của thực tiễn, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991) của Đảng chủ trương: Tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế. Đại hội xác định rõ cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác. Trong cơ chế đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện. Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

Những chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống, mang lại kết quả tích cực. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 1991 - 1995 đạt 8,2%. Tình trạng lạm phát bị đẩy lùi từ 774,7% năm 1986 xuống còn 67,1% năm 1991, 12,7% năm 1995. Đầu tư toàn xã hội bằng nguồn vốn trong nước và ngoài nước so với GDP năm 1990

là 15,8%, năm 1995 là 27,4% [4, tr.10]. Trên cơ sở những thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt được, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đánh giá: Đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài 15 năm qua, mặc dù một số mặt còn chưa vững chắc. Như vậy, từ năm 1986 đến năm 1996, quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng diễn ra từng bước theo hướng vừa làm thử nghiệm, sửa đổi, bổ sung, từng bộ phận của cơ chế cũ bị xóa bỏ, từng bước hình thành cơ chế mới - cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy mới là những kết quả bước đầu, nhưng việc chuyển đổi cơ chế đã góp phần đáng kể cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, đưa đất nước thoát hỏi hủng hoảng, đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế giai đoạn sau này.

Thứ hai, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp

Ngay sau Đại hội VI (năm 1986), trong khi tình hình trong nước diễn biến không thuận lợi cho công cuộc đổi mới, tình hình thế giới lại diễn biến rất phức tạp, bất lợi cho việc đi lên chủ nghĩa xã hội, tác động xấu đến tư tưởng của cán bộ và nhân dân ta. Tháng 3/1989, Đảng Cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo trong bầu cử Đại hội đại biểu nhân dân. Tháng 12/1989, Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô quyết định xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô trong Hiến pháp và lập ra chế độ tổng thống. Tháng 12/1991, Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết tan rã.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, nhận rõ khả năng tác động xấu đến tư tưởng cán bộ, đảng viên, thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 đã nêu ra 5 nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới. Năm nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng, định hướng nhận thức, tư tưởng thống nhất trong quá trình thực

hiện đổi mới, giữ vững ổn định chính trị để đẩy nhanh nhịp độ đổi mới kinh tế. Cùng với đổi mới kinh tế phải từng bước đổi mới chính trị, nhưng không phải là thay đổi chế độ chính trị, không phải là thay đổi mục tiêu chính trị. Chính nhờ đổi mới có nguyên tắc mà chúng ta đã duy trì được ổn định chính trị, giữ vững được vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững được mục tiêu XHCN - đây là thành tựu lớn nhất của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

Tháng 8/1989, Hội nghị Trung ương lần thứ 7, khóa VI họp và ra Nghị quyết một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng. Từ tháng 3/1990, Hội nghị Trung ương 8, khóa VI đã thông qua hai Nghị quyết 8A và 8B. Trong Nghị quyết 8A về tình hình các nước XHCN, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảng, lần đầu tiên Đảng xác định: Cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất trong các nước XHCN bắt nguồn từ những khuyết điểm và nhược điểm của mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô và hầu hết các nước XHCN và sự chậm trễ khi sửa mô hình, làm cho quan hệ sản xuất ngày càng không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nghị quyết 8B về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân đã có những thay đổi lớn so với dự thảo ban đầu là Nghị quyết về tăng cường “công tác dân vận” của Đảng. Vai trò tích cực của quần chúng nhân dân, những nguyên tắc và điều kiện bảo đảm phát huy vai trò của quần chúng; việc tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân được nhấn mạnh.

Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng xác định đổi mới phải kiên trì con đường XHCN, quyết tâm thực hiện những mục tiêu của CNXH. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Cương lĩnh tổng kết cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và nêu ra những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh xác định 6 đặc trưng của thời kỳ quá độ. Cương lĩnh xây dựng đất

nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH cũng chính là con đường đi lên CNXH ở nước ta trong thời kỳ quá độ. Con đường đó phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, góp phần củng cố thêm lòng tin cho nhân dân, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Từ Đại hội VII đến Đại hội VIII, những quan điểm của Đảng về con đường đi lên CNXH đã được điều chỉnh, bổ sung ngày càng sát hơn với thực tiễn của công cuộc đổi mới, phù hợp với những biến đổi tích cực của thế giới hiện đại.

Thứ ba, đổi mới chính sách đối ngoại, phá thế bao vây, cấm vận

Cùng với việc giữ vững ổn định về chính trị, Đảng chủ trương phá thế bị bao vây, cấm vận. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Quan điểm đối ngoại của Đảng là: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi bên.

Cuối những năm 80, khi Liên Xô lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, không thể tiếp tục viện trợ cho Việt Nam và các nước khác. Đây là một thay đổi lớn đối với Việt Nam, nhất là từ khi Liên Xô tan rã buộc chúng ta phải nhanh chóng có một đường lối đối ngoại phù hợp với tình hình mới. Đường lối này phải xây dựng được mối quan hệ hai chiều, có đi, có lại, hợp tác phát triển, hai bên cùng có lợi. Đảng và Nhà nước chủ trương đề xuất và thực hiện hướng trọng tâm đối ngoại về vấn đề phá thế bao vây, cấm vận của Mỹ và quan hệ Việt Nam - ASEAN.

Sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã thực hiện chính sách cấm vận Việt Nam, cắt bỏ hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Trong suốt thời gian cấm vận, Mỹ muốn chúng ta giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh (Missing in Action - MIA). Chính sách của Việt Nam: Coi MIA là vấn đề nhân đạo nên chúng ta tích cực hợp tác giải quyết. Từ tháng 11/1985 đến tháng 6/1995, Việt Nam và Mỹ tiến

hành 36 đợt khai quật hỗn hợp để tìm kiếm MIA. Dưới sức ép của dư luận, đặc biệt của các doanh nhân Mỹ, ngày 03/02/1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố trước Nghị viện và các phương tiện thông tin đại chúng xóa bỏ lệnh cấm vận gần 20 năm qua với Việt Nam và đề nghị hai nước trao đổi cơ quan liên lạc. Ngày 11/7/1995, Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ. Đây là một thành công có ý nghĩa trên nhiều phương diện của hai nước.

Với ASEAN, khai thông quan hệ và hội nhập tổ chức ASEAN. Từ sau Đại hội VI của Đảng, Việt Nam thực hiện chủ trương đối ngoại chuyển từ trạng thái đối lập giữa hai khối Đông Dương - Asean sang chính sách hữu nghị và hợp tác với ASEAN. Giải quyết những vấn đề tồn tại giữa Việt Nam với các nước trong khu vực thông qua thương lượng; mở ra giai đoạn đối thoại, hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình với ASEAN. Tháng 7/1992 Việt Nam chính thức ký Hiệp ước Bali, trở thành quan sát viên của ASEAN; tháng 7/1995 Việt Nam được kết nạp vào ASEAN, đánh dấu sự hội nhập của Việt Nam với khu vực Đông Nam Á. Đây là bước đi đầu tiên, là cầu nối để Việt Nam hội nhập với toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Có được kết quả như trên nguyên nhân chủ yếu là chúng ta có sự đổi mới chính sách đối ngoại. Đảng đề ra đường lối ngoại giao đúng đắn, phù hợp với điều kiện mới. Hoạt động đối ngoại được đánh giá là một trong ba thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới sau thành tựu phát triển kinh tế và ổn định chính trị. Đến năm 1996, nước ta có quan hệ ngoại giao với trên 160 nước, quan hệ thương mại với hơn 120 nước (trong đó bao gồm cả các cường quốc kinh tế của thế giới). Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển. Đặc biệt, chúng ta đã phá thế bao vây, cấm vận của Mỹ và gia nhập ASEAN. Điều này chính là minh chứng mạnh mẽ và thuyết phục nhất cho tinh thần độc lập, tự chủ, không xa rời mục tiêu cách mạng trên mặt trận đối ngoại của Đảng.

2.2.2.2. Hai mươi lăm năm hội nhập và phát triển (1996 - 2021)

Thứ nhất, những thay đổi trong tư duy chính trị của Đảng Cộng sản cầm quyền về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Trong thay đổi tư duy về chính trị, Việt Nam đã chấp nhận và xây dựng Nhà nướcpháp quyền XHCN. Tại Đại hội VI, tư duy về chính trị là xây dựng “Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chế độ dân chủ XHCN… chức năng của Nhà nước là thể chế hóa bằng pháp luật quyền hạn, lợi ích, nghĩa vụ của Nhân dân lao động và quản lý kinh tế, xã hội theo pháp luật. Nhà nước phải đảm bảo quyền dân chủ thật sự của nhân dân lao động, đồng thời kiên quyết trừng trị những kẻ vi phạm quyền làm chủ của nhân dân lao động” [9, tr.800]. Luận điểm trên của Đại hội VI thực chất là chủ trương xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN và đẩy mạnh thực hành dân chủ ở nước ta. Mặc dù còn mới sơ khai nhưng những quan điểm về xây dựng mô hình Nhà nước pháp quyền XHCN đã được Đại hội VI đề ra với nhiều đặc trưng nổi bật. Đó là một Nhà nước “quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không phải bằng đạo lý. Pháp luật được thực hiện thống nhất trong cả nước… Từng bước bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật… Cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính chính đáng của đảng cộng sản cầm quyền ở việt nam (Trang 48 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)