Giai đoạn từ năm 1975 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính chính đáng của đảng cộng sản cầm quyền ở việt nam (Trang 44 - 48)

Đây là thời kỳ khó khăn trong lịch sử cầm quyền của Đảng. Đảng cần phải có những chuyển đổi căn bản để phù hợp với hoàn cảnh đất nước vừa thoát khỏi hai cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước sang thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước.

Những thách thức đặt ra trong thời kỳ 1975 - 1986 do nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, đây là công việc mới mẻ, không thể bằng kinh nghiệm, bằng tinh thần nhiệt tình để điều hành công việc. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp đã rất thích hợp và phát

huy được hiệu quả cao trong thời kỳ đất nước có chiến tranh. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, lúc bấy giờ, tư duy về quản lý kinh tế của cán bộ, Đảng viên còn hạn chế, tính hiệu quả trong kinh tế rất thấp. Các nguyên tắc được đề cao, mang tính chuẩn mưc, bất di bất dịch như: quyền sở hữu Nhà nước; cơ chế kế hoạch hóa tập trung; và vai trò lãnh đạo của Đảng. Điều này được thể hiện trong Đại hội IV của Đảng và một số quyết định quan trọng sau đó. Đại hội đã nhất trí cần phải đề ra đường lối phát triển đất nước chung, không phân biệt miền Bắc và miền Nam. Điều này có nghĩa là, người dân miền Nam phải thực hiện mô hình kinh tế của miền Bắc Đại hội IV tin tưởng rằng đây là quyết định đúng đắn và sẽ đưa đất nước tiến nhanh lên CNXH.

Với tinh thần lạc quan và niềm tin tuyệt đối cho rằng, Việt Nam sẽ thành công với bất kỳ mô hình nào. Sau Đại hội IV năm 1976, đến năm 1978, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 43-CT/TW: Về việc nắm giữ và đẩy mạnh công tác cải tạo nông nghiệp ở miền Nam: “Cải tạo XHCN đối với nông nghiệp ở miền Nam nhằm xóa bỏ bóc lột ở nông thôn, đưa nông dân đi vào con đường hợp tác hóa nông nghiệp, đi lên CNXH”. Ngày 22/4/1978, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 44-CT/TW: Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải tạo XHCN đối với công, thương nghiệp tư doanh ở miền Nam, nhấn mạnh cải tạo kết hợp với xây dựng các ngành công nghiệp; xóa bỏ thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và xây dựng thương nghiệp XHCN thiết lập thị trường có tổ chức. Tháng 8/1979, Chính phủ đã quyết định bãi bỏ các trạm kiểm soát mang tính “ngăn sông cấm chợ” ở khắp nơi, để khuyến khích sản xuất và giao lưu hàng hóa, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp từ nông thôn về các thành phố, cho phép lưu thông hàng hóa trên thị trường tự do.

Tới Hội nghị Trung ương 6 Khóa IV năm 1979, Đảng ta chấp nhận kinh tế cá thể, tư nhân và quan hệ thị trường tự do. Hội nghị này thật sự là bước đầu tiên của những chính sách mới về kinh tế. Hội nghị xác định:

“Các cấp, các ngành chưa quán triệt sâu sắc đường lối kinh tế đã xác định ở Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng; do đó, trong việc vận dụng đường lối, đã có những khuyết điểm về kế hoạch hoá, về xây dựng chính sách cụ thể, về các biện pháp tổ chức và quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc xây dựng kế hoạch kinh tế vẫn tập trung quan liêu, thiếu căn cứ thực tế và khoa học, chưa kết hợp chặt chẽ kế hoạch hoá với sử dụng thị trường, chưa chú ý đầy đủ tăng cường và phát huy kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, và cũng chưa chú ý sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế cá thể và tư sản dân tộc (ở miền Nam). Chậm khắc phục tình trạng trì trệ, bảo thủ trong việc xây dựng các chính sách cụ thể về kinh tế, tài chính để khuyến khích phát triển sản xuất. Những khuyết điểm vi phạm quyền làm chủ tập thể của quần chúng vẫn chưa được sửa chữa kiên quyết. Có những biểu hiện nóng vội, giản đơn trong công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam” [20].

Đến năm 1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị 100-CT/TW về khoán sản phẩm và Chỉ thị 109-CT/TW về hệ thống giá mới. Năm 1983, Ban Bí thư ra Chỉ thị 19-CT/TW về đẩy mạnh cải tạo XHCN trong nông nghiệp (5/1983). Sau đó Bộ Chính trị ra Nghị quyết về cải tạo XHCN đối với công thương nghiệp tư doanh. Năm 1985, Hội nghị Trung ương 8 khóa V kết luận về triệt để xóa bỏ quan liêu bao cấp. Hội nghị đã ra Nghị quyết về cải cách giá - lương - tiền. Có thể nói, thời kỳ 1975 - 1986, sự chuyển biến về hệ giá trị trong lĩnh vực kinh tế diễn ra rất mạnh mẽ và phức tạp. Các chuyển biến này chủ yếu được thôi thúc bởi những đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống, làm thay đổi về tư duy và cách nhìn nhận về con đường xây dựng CNXH của Đảng đã tồn tại một thời gian dài trước đó. Khi mà các giá trị vốn dĩ đã được tôn vinh và mặc định trong thời gian dài khi đất nước có chiến tranh trước đó (đặc biệt là chủ nghĩa tập thể) đã dần dần nhường chỗ cho các đòi hỏi mang tính cá nhân nhiều hơn

đến từ hầu hết các cá nhân trong xã hội. Những dịch chuyển về hệ giá trị từ cuộc sống, từ cấp cơ sở đã không được Đảng ghi nhận một cách kịp thời, biểu hiện trong các đường lối về phát triển kinh tế - vẫn duy trì chế độ tập trung cao độ, quan liêu, cứng nhắc trong lãnh đạo, quản lý.

Trong hoàn cảnh khi đất đã bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu, đòi hỏi mối quan hệ trong lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội cần có sự phân biệt để phát huy được hiệu quả trong vai trò quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua các tổ chức chính trị - xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Đảng đã không có những chuyển biến kịp thời trong phương thức lãnh đạo của mình, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước. Đảng đã không phân biệt rõ ràng, thấu đáo những khác biệt đó và đặc biệt là không kiên quyết, mạnh dạn chuyển biến từ đổi mới nhận thức sang đổi mới tổ chức và hoạt động của Đảng và cả Nhà nước nên đã xảy ra tình trạng là “Nhà nước hóa Đảng” và “hình thức hóa Nhà nước” làm cho Đảng trở nên hành chính hóa, quan liêu hóa kiểu Nhà nước và Nhà nước thì không có thực quyền, vừa thụ động vừa trì trệ, xơ cứng trong quản lý.

Chính vì vậy, sức mạnh, hiệu lực thực tế của Nhà nước với tư cách là thước đo hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng ít phát huy được. Đặc biệt, tình trạng mất dân chủ trong Đảng và quyền làm chủ của nhân dân không được chú trọng cộng với đời sống vô cùng khó khăn đã dẫn đến một bộ phận không nhỏ người dân thờ ơ với đời sống chính trị, không hào hứng với các cuộc bầu cử các cơ quan quyền lực, làm cho tính hợp pháp của các cơ quan quyền lực Nhà nước giảm đi, đồng nghĩa với việc yếu tố tính hợp pháp bị hạn chế, xói mòn.

Mặt khác, cuộc khủng hoảng diễn ra trong giai đoạn 1975 - 1986 không đơn thuần về mặt kinh tế, mà còn cả mang tính xã hội và thậm chí là về mặt

chính trị. Đặc biệt nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo và là một thách thức không nhỏ đối với tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng. Rõ ràng, nhìn nhận về ba yếu tố căn bản tạo nên tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng ở giai đoạn này, sự xói mòn đã xuất hiện trong các yếu tố và cần phải có những điều chỉnh kịp thời. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một cách khách quan, trong hoàn cảnh mà trước đó, đất nước chúng ta vừa phải dồn gần như toàn bộ trí tuệ, của cải, sức lực vào hai cuộc kháng chiến trường kỳ để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Khi đất nước chuyển sang một hoàn cảnh, một thời kỳ hoàn toàn khác, sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng gặp khó khăn, lúng túng cũng là chuyện dễ xảy ra. Mặc dù vậy, đây cũng là giai đoạn đánh dấu những chuyển biến trong nhận thức tư duy lý luận, nhận thức thực tiễn của Đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính chính đáng của đảng cộng sản cầm quyền ở việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)