Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ việc phân tích trên, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số hạn chế trong duy trì tính chính đáng cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay như sau:
Thứ nhất, việc phát triển và bổ sung hệ tư tưởng mang tính nền tảng của Đảng còn chậm.
Thứ hai, tính chính đáng của một số quyết sách chính trị của Đảng chưa cao.
Thứ ba, hạn chế về tính hợp pháp trong cầm quyền của Đảng.
Thứ tư, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước còn chậm và lúng túng.
Thứ năm, công tác bầu cử - cơ sở cho tính chính đáng của các cơ quan dân cử còn không ít bất cập.
Thứ sáu, công tác ban hành và thực thi các quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Thứ bảy, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội còn nhiều hạn chế
Sau 35 năm đổi mới, mặc dù đã đạt được những thành tự nhất định trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, nhưng trên tực tế còn không ít vấn đề hạn chế:
Một là, yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng đang đối mặt với sử dụng nguồn lực lãng phí, kém hiệu quả
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 25/6/2019 tiếp tục yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Thế nhưng, nguồn lực đầu tư bảo đảm cho tăng trưởng ở nước ta còn rất nhiều khó khăn. Đó là, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, năm 2018 mới đạt 2.600 USD
(bằng 1/3 Trung Quốc và 1/4 Malaysia). Thu ngân sách nhà nước không đủ chi (tỷ trọng bình quân trong GDP giai đoạn 2011 - 2015 thu 22,3%/năm, chi 29,4%/năm; năm 2018 thu 25,7% nhưng chi 27,4%, quy mô thu ngân sách lại có xu hướng giảm). Nguồn ngân sách chủ yếu phải dành cho chi thường xuyên và trả nợ, chi đầu tư phát triển thấp, chỉ trong khoảng 20% trong tổng dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm [32]. Vốn trong dân tuy có khá nhiều, nhưng chủ yếu là tích trữ và tiêu dùng cho đời sống như: nhà ở, mua sắm phương tiện sinh hoạt. Nguồn tài nguyên thiên nhiên như: đất đai, các mỏ và vùng biển tuy nước ta có nhiều lợi thế, nhưng vẫn lãng phí lớn. Đất cho phát triển nông nghiệp ở nhiều nơi vẫn bị bỏ hoang hoặc sử dụng không đúng mục đích. Tình trạng nông dân bỏ ruộng có chiều hướng gia tăng ở khắp các tỉnh. Ví dụ, tại tỉnh Hà Nam, vụ Xuân và Mùa năm 2017 bỏ hoang trên 100 ha ruộng, riêng vụ Mùa 2019 đã tăng lên 310 ha. Riêng huyện Lý Nhân, nếu năm 2016 đã bỏ hoang gần 30 ha đất gieo cấy thì năm 2018 và 2019 đã lên tới trên 100 ha [30]. Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam tuy có cải thiện, nhưng tốc độ tăng năng suất lao động vẫn không đủ cao để có thể bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững.
Hai là, mục tiêu công bằng giữa các chủ thể kinh tế, nhưng môi trường kinh doanh thiếu công bằng
Tuy đã xác định khu vực kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng và Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã đặt ra yêu cầu phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng để thực sự là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, nhưng môi trường kinh doanh vẫn chưa thực sự công bằng. Tiếp cận nguồn vốn xã hội của khu vực tư nhân còn nhiều khó khăn, bị phân biệt với doanh nghiệp nhà nước. Môi trường đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp, tiếp cận thông tin của khu vực tư nhân vẫn bị hạn chế, thủ tục hành chính còn phức tạp, chi phí trung gian, không chính thức còn nhiều. Mâu thuẫn trong nhận thức về
sản xuất TBCN là bóc lột giá trị thặng dư với yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước tuy có nhiều ưu đãi về vốn ngân sách nhà nước và vốn tín dụng, đất đai, mặt bằng sản xuất, nhưng tình trạng đầu tư chậm tiến độ và thua lỗ, gây thất thoát, lãng phí còn kéo dài; đầu tư sai mục đích, trái ngành nghề vẫn chưa xử lý dứt điểm. Ví dụ, năm 2018, cả nước có 56.567 dự án đầu tư công được thực hiện, trong đó có 1.778 dự án chậm tiến độ, 422 dự án thất thoát, lãng phí [16]. Nhận thức về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và quan điểm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế vẫn là vấn đề cần nhận thức rõ hơn.
Ba là, nguyên tắc phân phối công bằng nhưng việc thực hiện vẫn còn không ít trở ngại
Phân phối thu nhập dựa theo sự đóng góp của các nguồn lực là nguyên tắc công bằng luôn được coi trọng trong chính sách phát triển ở nước ta kể từ khi Đổi mới. Tuy nhiên, mức thu nhập của người tiếp nhận phân phối ở các đơn vị (tổ chức kinh tế, xã hội) lại phụ thuộc vào kết quả hoạt động thực tế đơn vị đó. Hiện cả nước hiện có khoảng 620 nghìn doanh nghiệp, nhưng có tới 97,5% số doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu thuộc kinh tế tư nhân; 13,6 nghìn hợp tác xã, 5,1 triệu cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản. Do quy mô nhỏ và áp lực cạnh tranh, nên không ít những đơn vị trên kinh doanh không ổn định. Hội thảo Quốc gia Kinh tế Việt Nam năm 2017 và triển vọng năm 2018 tổ chức ngày 22/3/2018 tại Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thua lỗ tăng cao liên tục từ năm 2012, và đến cuối năm 2017 đã lên đến hơn 48% tổng số doanh nghiệp. Phát biểu tại Hội thảo, TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, “tăng trưởng GDP hiện như miếng bánh chỉ dành cho ông to, doanh nghiệp lớn”; và “Nếu bỏ những đóng góp của các ông lớn như Samsung, Formosa ra khỏi nền kinh tế, còn lại chỉ có các doanh nghiệp Việt Nam với nhau thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam
không có gì quá đặc sắc. Nói vậy không phải là chê xấu, mà phải nhìn rõ thực tế các doanh nghiệp Việt đang rất khó khăn”.
Bất công bằng về thu nhập giữa các đơn vị, các ngành vẫn là vấn đề đáng quan tâm. Vẫn tồn tại tình trạng lương tối thiểu chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động; chính sách lương tối thiểu chưa được các doanh nghiệp tuân thủ chặt chẽ. Bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Nghiên cứu của Oxfam chỉ ra rằng: thu nhập hàng năm của 210 người giàu nhất Việt Nam có thể giúp 3,2 triệu người thoát nghèo. Tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, lợi ích nhóm vẫn chưa được xử lý dứt điểm làm giảm động lực cạnh tranh lành mạnh, gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Quyết sách an sinh xã hội, nhưng chi ngân sách nhà nước lại thường bị thâm hụt
Mục tiêu dài hạn của Việt Nam là công bằng xã hội. Bên cạnh tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các chính sách thường xuyên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như chính sách y tế, giáo dục, nhà ở, xây dựng mô hình giảm nghèo, hiện nay còn phải thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội nhằm mở rộng, hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân và thực hiện Quyết định 466/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/4/2017 nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội từ 270 nghìn đồng lên 300 nghìn đồng đến 405 nghìn đồng nhằm mục tiêu 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời, mở rộng đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội như người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không có lương hưu và trợ cấp của Nhà nước sống ở vùng núi, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số. Nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống dân cư ngày một tăng lên, cần có nguồn tài chính rất lớn. Thế nhưng, chi ngân sách nhà nước lại thường bị thâm hụt.
Tiểu kết chƣơng 2
Như vậy, tính chính đáng của Đảng Cộng sản cầm quyền đã được Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện trong lãnh đạo đất nước trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ cứu nước và cách mạng XHCN, đạt nhiều thành tựu quan trọng. Từ thực tiễn hoạt động thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của Đảng, có thể nhận thấy, những thành tựu nổi bật mà Đảng và nhân dân đạt được là to lớn, thể hiện rõ tính chính đáng của Đảng cầm quyền, song còn có những hạn chế nhất định. Đó là chưa làm rõ một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới để định hướng thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học hoạch định đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH còn một số vấn đề cần phải qua tổng kết thực tiễn để tiếp tục làm rõ; kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được huy động; kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao; còn tiềm ẩn một số nhân tố, nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Đó cũng là cơ sở để Đảng ta nhận diện và đưa ra các giải pháp để nâng cao tính chính đáng của Đảng cầm quyền ở nước ta hiện nay.
Chƣơng 3