Vài nét về ca dao trữ tình tình yêu đôi lứa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu đôi lứa (Trang 31 - 35)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Vài nét về ca dao trữ tình tình yêu đôi lứa

Ca dao là một dạng của thơ và ở thời đại nào nó cũng chinh phục đƣợc ngƣời đọc. Hơn nữa, những bài ca dao về tình yêu không cứng nhắc với những niêm luật phức tạp nhƣ thơ cổ điển. Để hiểu rõ ràng hơn, đầu tiên ta thấy rằng tình yêu nam nữ trong ca dao đƣợc thể hiện rất trong sáng và lành mạnh. Trong cái tình cảm đa dạng của dân tộc, tình yêu nam nữ đã vƣơn lên nhƣ cánh hoa nở trong vƣờn đời, tạo nên biết bao câu ca dao tình tứ, bao vần thơ truyền khẩu lãng mạn. Tình yêu vẫn luôn là một đề tài muôn thuở của văn học ở mỗi giai đoạn. Nói đến tình yêu là những lời tán tỉnh, hẹn hò, hạnh phúc, đau khổ,... và muôn hình vạn trạng khác. Với ca dao để phơi bày những tâm tình ấy, ta thƣờng thấy những lời lẽ thể hiện chân thành, nhƣng cũng không ít những lời bay bƣớm, hoa hòe mà sự điêu luyện đến mức tuyệt vời.

“Em như hoa nở trên cành

Anh như con bướm lượn vành bên hoa Bây giờ anh lấy người ta

Như dao cắt ruột em ra làm mười”. “Anh có thương em thì thương cho trót

Có trục trặc thì trục trặc cho luôn Đừng làm theo thói ghe buồm Nay về, mai ở cho buồn dạ em”

Thơ ca về tình yêu đôi lứa nhƣ một sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Nó nhƣ một món ăn tinh thần nuôi dƣỡng tâm hồn ta. Các chàng trai, cô gái khi hát lên những tiếng hát về tình yêu thì những tiếng hát ấy là khát vọng, là những ƣớc mơ về cuộc sống hạnh phúc, đồng thời nói lên quan niệm của mình về cái đẹp lí tƣởng của con ngƣời. Những sắc thái tình yêu đƣợc thể hiện trong ca dao dân ca muôn phần phong phú và ấn tƣợng. Sẽ không thể nào nói hết đƣợc vẻ thi vị, ý nhị của tình yêu nam nữ đƣợc thể hiện trong những lời ca diệu vời. Hãy để lòng mình đƣợc lắng lại, tìm về những câu ca dao dân ca ấy chúng ta mới thấy hết đƣợc những nét tinh tế và giá trị nhân văn sâu sắc của nó.

Tiểu kết Chƣơng 1

Ở chƣơng 1, chúng tôi bày những vấn đề liên quan tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ, tín hiệu thẩm mĩ và đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chƣơng. Tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn học đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích và cảm nhận các tầng ý nghĩa trong ca dao tình yêu đôi lứa. Cụ thể, các vấn đề đƣợc trình bày gồm: những quan niệm, ý kiến, khái niệm, đặc điểm về tín hiệu thẩm mĩ. Ngoài ra, chúng tôi tìm hiểu một số đặc tính cơ bản của tín hiệu thẩm mĩ; vấn đề về ngữ cảnh của tín hiệu thẩm mĩ. Bên cạnh đó chúng tôi đã khái quát sơ lƣợc về ca dao tình yêu đôi lứa. Tất cả những vấn đề này đều đƣợc xây dựng dựa trên những cơ sở có tính khoa học. Đây sẽ là cơ sở lí thuyết làm xuất phát điểm cho việc tìm hiểu, nghiên cứu mọi vấn đề liên quan đến tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu đôi lứa ở chƣơng 2.

Chƣơng 2

HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA MỘT SỐ TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG CA DAO TÌNH YÊU ĐÔI LỨA

Trong chƣơng này, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê các tín hiệu thẩm mĩ theo hai nhóm: các tín hiệu thuộc hiện tƣợng tự nhiên, các tín hiệu là vật thể nhân tạo và tập trung các tín hiệu thẩm mĩ có tần số xuất hiện nhiều và là những tín hiệu thẩm mĩ đặc trƣng.

Khi tiến hành khảo sát các tín hiệu, chúng tôi tiến hành thống kê phân lập các dạng thức kết hợp của từ trung tâm (biến thể kết hợp, biến thể quan hệ) trong các câu ca dao, bài ca dao có từ trung tâm đang nghiên cứu. Các dạng thức kết hợp ấy là các từ ngữ đứng trƣớc và đứng sau từ trung tâm trong câu ca dao giúp biểu hiện ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp của tín hiệu thẩm mĩ.

Ca dao tình yêu đôi lứa

Tín hiệu thuộc hiện tƣợng tự nhiên

Tín hiệu thuộc vật thể nhân tạo

Những tín hiệu thẩm mĩ điển hình

Biến thể từ vựng Biến thể kết hợp Biến thể quan hệ Hằng thể

Có thể xét biến thể qua thể loại ca dao ở những biểu hiện sau:

Biến thể từ vựng là tên gọi khác của tín hiệu thẩm mĩ đƣợc nảy sinh trong quá trình sử dụng, với ý nghĩa cơ bản không biến đổi. Nói cụ thể hơn, biến thể từ vựng là những đơn vị đồng nghĩa, gần nghĩa, cùng trƣờng nghĩa hoặc đồng sở chỉ với tín hiệu thẩm mĩ hằng thể. Ví dụ nhƣ tín hiệu thẩm mĩ

“núi” trong thực tế sử dụng có thể thay thế bằng: núi, non, hòn, sơn.

Biến thể kết hợp là những biến thể nảy sinh trong quá trình sử dụng của một tín hiệu thẩm mĩ. Nó đƣợc miêu tả, đƣợc cụ thể thêm bởi một số yếu tố phụ trợ cùng xuất hiện trên trục tuyến tính. Trong ngôn ngữ, đây là kết quả của tính hình tuyến, cùng một tín hiệu thẩm mĩ nhƣng nó có sự biến đổi ít nhiều trong quan hệ với từ ngữ đứng trƣớc và đứng sau. Khi xuất hiện trong những tổ hợp khác nhau, tín hiệu ít nhiều biến đổi để tạo nên những tình cảm, cảm xúc khác nhau. Ví dụ trong câu ca dao có tín hiệu mưa sẽ đƣợc kết hợp qua các biến thể nhƣ: mưa ngâu, mưa mau, như mưa,...

Biến thể quan hệ là những biến thể nảy sinh trong sử dụng của một tín hiệu thẩm mĩ. Cùng xuất hiện với tín hiệu thẩm mĩ, trong một dòng ca dao, một bài ca dao còn có những tín hiệu khác giữ vai trò bổ sung ý nghĩa cho nó, đẳng cấu với nó trong một khung ngữ nghĩa chung. Ví dụ hai tín hiệu mưa, nắng trong bài ca dao sau:

“ Lạy trời đừng nắng đừng mưa

Hiu hiu gió thổi mà đưa người về”

Mưa nắng cùng xuất hiện trong kiểu kết cấu đối xứng chỉ có một bộ phận ở dòng thơ. Có thể nói về các biến thể quan hệ của một tín hiệu thẩm mĩ có số lƣợng vô cùng lớn và hết sức phức tạp. Bởi vậy chúng tôi chỉ nghiên cứu những trƣờng hợp có vai trò bổ sung ý nghĩa quan trọng đối với từng tín hiệu thẩm mĩ đƣợc xét.

Nhƣ vậy, ở mỗi trƣờng nghĩa thuộc hiện tƣợng tự nhiên và vật thể nhân tạo đều có các tín hiệu thẩm mĩ có tần số xuất hiện và giá trị thẩm mĩ không

giống nhau. Ở mỗi trƣờng nghĩa, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những tín hiệu thẩm mĩ có tần số cao. Chúng đƣợc coi là những tín hiệu thẩm mĩ cơ bản quan trọng đại diện cho một trƣờng nghĩa trong ca dao tình yêu đôi lứa.

Sau đây là biểu hiện của các tín hiệu thẩm mĩ điển hình của mỗi trƣờng nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu đôi lứa (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)