Tín hiệu “yếm”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu đôi lứa (Trang 63 - 70)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Tín hiệu “yếm”

2.2.2.1. Các biến thể từ vựng của tín hiệu “yếm” trong ca dao tình yêu đôi lứa

Trong ca dao tình yêu đôi lứa, tín hiệu yếm đƣợc cụ thể hóa bằng các tên gọi – biến thể từ vựng sau:

- Yếm đứng một mình (1 đơn vị - 5 lần): yếm

- Yếm đƣợc thay thế bằng các tên gọi cụ thể (7 đơn vị - 69 lần): yếm

thắm, yếm đào, yếm trắng, yếm đỏ, yếm hoa, yếm hoa chanh.

- Yếm kết hợp với các từ chỉ chất liệu trang phục khác (3 đơn vị - 8 lần) - Yếm nằm trong tổ hợp danh từ chung (2 đơn vị - 54 lần): dải yếm, cái yếm.

- Yếm đƣợc thay thế bằng danh từ chỉ các bộ phận của yếm (2 đơn vị - 8 lần): cổ yếm, vạt yếm.

Ta có bảng thống kê các biến thể từ vựng của tín hiệu yếm trong ca dao tình yêu đôi lứa nhƣ sau:

Bảng 2.15: Các biến thể từ vựng của tín hiệu “yếm” trong ca dao Biến thể từ vựng Đơn vị biến thể

từ vựng

Tên đơn vị của biến thể từ vựng

Yếm đứng một mình 1 đơn vị - 5 lần yếm

Yếm đƣợc thay thế

bằng các tên gọi cụ thể

7 đơn vị - 69 lần yếm thắm (24 lần), yếm đào (15

lần), yếm trắng (13 lần), yếm đỏ (9

Biến thể từ vựng Đơn vị biến thể từ vựng

Tên đơn vị của biến thể từ vựng

lần), yếm hoa chanh (2 lần)

Yếm kết hợp với các từ

chỉ chất liệu trang phục khác

3 đơn vị - 8 lần yếm nhiễu (4 lần), yếm vóc (2 lần),

yếm vải (2 lần)

Yếm nằm trong tổ hợp

danh từ chung

2 đơn vị - 54 lần dải yếm (45 lần), cái yếm (9 lần)

Yếm đƣợc thay thế

bằng danh từ chỉ các bộ phận của yếm.

2 đơn vị - 8 lần cổ yếm (7 lần), vạt yếm (1 lần)

Theo thống kê, dựa vào (bảng 2.10) (bảng 2.15) , tín hiệu yếm trong sử dụng đƣợc cụ thể hóa bằng 139 biến thể từ vựng. Dựa vào ý nghĩa khái quát, chúng tôi đã phân lập các biến thể từ vựng này thành 5 tiểu nhóm nhƣ trên.

Chiếc yếm đã có từ rất lâu trong đời sống của ngƣời phụ nữ Việt Nam. Cùng với áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón thúng quai thao... dải yếm góp phần làm tôn lên vẻ đẹp thƣớt tha, duyên dáng, mặn mà, đằm thắm của ngƣời phụ nữ Việt xƣa.

Tín hiệu yếm xuất hiện trong ca dao với nhiều màu sắc khác nhau: yếm thắm, yếm hồng, yếm đỏ, yếm đào...

“Hỡi cô áo trắng yếm hồng Đi trong đám hội có chồng hay chưa”

“Hỡi cô yếm thắm răng đen

Nhác trông như thể khách quen nhà đò”

Nếu yếm thắm, yếm hồng có màu sắc tƣơi tắn thƣờng biểu hiện cho sự sung sƣớng, hạnh phúc cũng nhƣ vẻ đẹp nhan sắc rạng rỡ thì yếm trắng lại gợi lên hoàn cảnh cực nhọc, vất vả của cô gái dãi nắng dầm sƣơng:

“Hỡi cô yếm trắng lòa lòa Sao cô không bảo mẹ già nhuộm nâu

Để anh nhuộm hộ thấm nhuần công anh”

Khi yếm kết hợp với các từ chỉ bộ phận của yếm:

“Ngó lên cổ yếm em may Đường ngôi em rẽ, anh say vì tình”

Cổ yếm ở đây vừa là nét nữ tính, vừa thể hiện tình yêu đôi lứa. Yếm vừa che ngực, vừa là món đồ trang sức của các cô đang độ xuân thì, nhờ màu sắc, nhất là cái cổ yếm là một công trình tuyệt xảo của các cô gái khéo tay với đƣờng viền chạy chân rết. Chiếc yếm xƣa có hình vuông vắt chéo trƣớc ngực, góc trên khoét làm cổ, hai đầu đính mẩu dây để buộc ra phía sau gáy. Nếu có cổ khoét tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn dấy chữ V mà xẻ sâu xuống gọi là yếm cổ nhạn:

“Hỡi cô mặc yếm cổ xây Lại đây tôi gả ông Tây béo xù” “Khen người khâu yếm cũng tài Cổ thêu con nhạn có hai đường viền”

Có thể thấy, chiếc yếm xƣa đã xuất hiện trong ca dao với nhiều biểu hiện từ vựng phong phú, đa dạng, cả về màu sắc, chất liệu hay hình dáng yếm.... Đây là sự phân loại cần thiết để tiếp tục phân tích các biến thể kết hợp của tín hiệu yếm.

2.2.2.2. Các biến thể kết hợp của tín hiệu “yếm” trong ca dao tình yêu đôi lứa

Trong tổng số ca dao tình yêu đôi lứa có tín hiệu yếm, tác giả dân gian đã sử dụng tổng cộng (42 đơn vị - 132 lần) trên tổng ba loại vị từ. Áp dụng mô hình của Cao Xuân Hạo vào sự phân bố các vị từ kết hợp với tín hiệu yếm

Bảng 2.16: Các biến thể kết hợp của tín hiệu „yếm” trong ca dao Các vị từ kết hợp của

“yếm”

Đơn vị biến thể kết hợp

Tên đơn vị của biến thể kết hợp Vị từ tồn tại 1 đơn vị - 2 lần (2 lần) Vị từ chỉ biến cố Vị từ hành động [+chuyển tác] 19 đơn vị -50 lần mặc (11 lần), thêu (5 lần ), nhuộm (5 lần), bắc cầu (3 lần), buộc (3 lần), (3 lần), may (3 lần), khâu (2 lần), trả (2 lần), đắp (2 lần), bận (2 lần), mua (2 lần), mang (1 lần), dệt (1 lần), gài (1 lần), khoét (1 lần), (1 lần), cởi (1 lần), sắm (1 lần) Vị từ hành động [-chuyển tác]

3 đơn vị - 5 lần thấy (3 lần), trông ( 1 lần),

gặp (1 lần) Vị từ quá trình [+chuyển tác] 2 đơn vị - 3 lần ngả (2 lần), tốc (1 lần) Vị từ quá trình [-chuyển tác]

3 đơn vị - 6 lần bay (2 lần), chói lòa (2 lần),

trụt (2 lần), Vị từ chỉ tình hình Vị từ trạng thái – tính chất thể chất 8 đơn vị - 52 lần thắm (16 lần), đào (11 lần), trắng (10 lần), đỏ (5 lần), hồng (3 lần), xinh (3 lần), to (2 lần), dài (2 lần), Vị từ trạng thái – tính chất tinh thần 0 đơn vị Vị từ trạng thái – tình trạng thể chất 3 đơn vị - 10 lần bền (4 lần), rách (3 lần), phất phơ (3 lần)

Các vị từ kết hợp của “yếm”

Đơn vị biến thể kết hợp

Tên đơn vị của biến thể kết hợp

Vị từ trạng thái –tình trạng tinh thần

2 đơn vị - 3 lần nhớ (2 lần), xót xa ( 1 lần )

Vị từ quan hệ 1 đơn vị - 1 lần như

Nhìn vào bảng thống kê trên, có thể thấy trong số các vị từ đi kèm với tín hiệu yếm, chiếm ƣu thế lớn nhất là các vị từ trạng thái – tính chất thể chất với (8 đơn vị - 52 lần). Sau đó là vị từ hành động chuyển tác với (19 đơn vị - 50 lần) và vị từ trạng thái – tình trạng thể chất với (3 đơn vị - 10 lần).

Khi kết hợp với các vị từ trạng thái – tính chất thể chất, dải yếm trong câu ca dao biến hóa đa dạng với đủ màu sắc, dáng vẻ sinh động:

“Dưới mặt nước chói lòa yếm đỏ Trên bầu trời rạng tỏ mây xanh

Từ ngày chia rẽ em anh

Nước trời còn đó, ai đành phụ nhau”

Khi kết hợp với vị từ hành động chuyển tác, tín hiệu yếm chủ yếu đóng vai trò đối thể của hành động. Phần lớn yếm xuất hiện trong thế bị động, chịu sự tác động của chủ thể khác.

“Muốn cho sông hẹp một gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”

Tín hiệu yếm kết hợp với vị từ trạng thái – tình trạng thể chất:

“Lả lơi cho yếm rách ra

Về nhà dối mẹ yếm hoa không bền!”

Có thể thấy xung quanh tín hiệu yếm là sự đan xen của rất nhiều tiểu loại vị từ. ở dạng biến thể kết hợp này, chiếc yếm ca dao hiện lên nhiều màu sắc, hình dáng và là biểu tƣợng nghìn xƣa của ngƣời con gái Việt Nam.

2.2.2.3. Các biến thể quan hệ của tín hiệu “yếm” trong ca dao tình yêu đôi lứa

Việc nghiên cứu biến thể quan hệ của tín hiệu yếm là việc nghiên cứu mối tƣơng quan giữa yếm với các thực thể luôn đi kèm với nó. Những thực thể đi kèm này có số lƣợng rất lớn, vô cùng phong phú và đa dạng.

Theo thống kê của chúng tôi, có 7 thực thể đi kèm với từ yếm, với tổng số lƣợng là 29trƣờng hợp. Cụ thể nhƣ bảng sau:

Bảng 2.17:Các biến thể quan hệ của tín hiệu “yếm” trong ca dao

Biến thể quan hệ Số lƣợng Yếm – khăn 6 Yếm – răng 6 Yếm – váy 5 Yếm – trầu 4 Yếm – thắt lƣng 3 Yếm – áo 3 Yếm – khố 2

Trong các biến thể quan hệ của yếm, hai hình ảnh khăn, răng có tần số nhiều hơn cùng 6 lần xuất hiện. Các biến thể quan hệ này đã góp phần làm tôn lên vẻ đẹp nữ tính, duyên dáng, thƣớt tha của ngƣời phụ nữ xƣa.

Trong các trƣờng hợp khăn, răng xuất hiện đẳng cấu với yếm, tác giả dân gian đã tạo nên những kết cấu đối xứng khá bền vững. Ta cũng bắt gặp những kiểu đối bộ hoặc đối toàn phần trong bài ca dao:

“Rủ nhau các ả thuyền viên Đánh quần đánh áo phút liền đi ra

Một đàn tím tía chói lòa

Yếm hồng khăn thắm coi đà xinh thay” “Hỡi cô yếm thắm răng đen

Nhƣ vậy, cũng nhƣ các tín hiệu khác, sợi dây gắn kết yếm với các thực thể quan hệ này không chỉ là tần số xuất hiện mà còn là kết cấu đối xứng bền chặt giữa chúng cả về mặt ngữ pháp cũng nhƣ ngữ nghĩa.

Tiểu kết Chƣơng 2

Chƣơng 2 nghiên cứu về những vấn đề về hình thức biểu hiện của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trƣờng nghĩa hiện tƣợng tự nhiên và vật thể nhân tạo trong ca dao tình yêu đôi lứa.

Về hình thức ngôn ngữ biểu đạt, các trƣờng hợp thống kê trên đều thuộc ba loại biến thể sử dụng: biến thể từ vựng, biến thể kết hợp và biến thể quan hệ. Trong tất cả các tín hiệu thẩm mĩ thuộc hai trƣờng nghĩa trên, ở mỗi tín hiệu có tần số xuất hiện cao trong ca dao tình yêu đôi lứa. Đồng thời, khi đƣa vào ca dao các tín hiệu đã thể hiện đƣợc rõ những đặc tính ngữ pháp đa dạng của mình.

Qua khảo sát có thể thấy, dạng thức tồn tại của tín hiếu thẩm mĩ trong biến thể từ vựng có tính ổn định hơn cả. Với biến thể này sẽ là khuôn mẫu cho những sáng tạo tiếp theo ở biến thể kết hợp và biến thể quan hệ.

Các biến thể kết hợp và biến thể quan hệ cũng tƣơng đối ổn định. Biến thể kết hợp, chúng tôi đã đặt tín hiệu vào khung vị ngữ, trong đó hạt nhân là vị từ, còn các tín hiệu đóng vai trò là một trong những hệ tinh bao quanh hạt nhân đó. Ở các kết hợp khác nhau, các tín hiệu bộc lộ những thuộc tính ngữ pháp khác nhau. Đối với biến thể quan hệ chúng tôi khảo sát dựa trên sự xuất hiện của các tín hiệu đẳng kết với các thực thể khác tạo nên một kết cấu đối xứng nhịp nhàng.

Nhƣ vậy, từ việc khảo sát tần số xuất hiện, sự phân tích của chúng tôi trong chƣơng này đã đi từ tổng quan đến chi tiết để có thể đƣa rakết luận ban đầu là các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu đôi lứa có sự phân bố đa dạng, linh hoạt, thể hiện sự sáng tạo, tinh tế của các tác giả dân gian.

Chƣơng 3

GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN CỦA MỘT SỐ TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG CA DAO TÌNH YÊU ĐÔI LỨA

Ở chƣơng trƣớc, những số liệu khao sát cụ thể cho thấy các tín hiệu thẩm mĩ đóng vai trò quan trọng, nó nhƣ một mắt xích để liên kết các yếu tố khác trong ca dao. Trong chƣơng này, chúng tôi sẽ khai thác các tín hiệu thẩm mĩ trong nhiều tầng nghĩa biểu trƣng của nó. Việc này sẽ đem đến một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của các tín hiệu thẩm mĩ trong thơ ca dân gian cũng nhƣ đời sống tinh thần ngƣời Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu đôi lứa (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)