7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Tín hiệu “áo”
2.2.1.1. Các biến thể từ vựng của tín hiệu “áo" trong ca dao tình yêu đôi lứa
Trong ca dao tình yêu đôi lứa, tín hiệu áo đƣợc cụ thể hóa bằng các tên gọi – biến thể từ vựng sau:
- Áo đứng một mình (1 đơn vị - 322 lần): áo
- Áo đƣợc thay thế bằng các tên gọi cụ thể (28 đơn vị - 146 lần): áo rách, áo dài, áo ngắn, áo vải, áo tới, áo vá, áo tứ thân, áo gấm, áo lụa, áo the, áo cộc, áo lành, áo cổ y, áo xẻ tà, áo vá vai, áo da, áo lương, áo mùa thu, áo bà ba, áo cưới, áo xông hương, áo màu, áo hoa, áo ấm, áo mỏng, áo lĩnh, áo bào.
- Áo nằm trong kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc (7 đơn vị - 32 lần):
ao trắng, áo đen, áo nâu, áo xanh, áo vàng, áo tía, áo chàm.
- Áo nằm trong kết hợp với các từ chỉ trang phục khác (4 đơn vị - 11 lần): quần áo, áo quần, khăn áo, mũ áo.
- Áo nằm trong tổ hợp danh từ chung (5 đơn vị -17 lần): cái áo, mụn áo, tấm áo, chiếc áo, manh áo.
- Áo đƣợc thay thế bằng danh từ chỉ các bộ phận của áo (4 đơn vị -17 lần): vạt áo, tay áo, gấu áo, túi áo.
Ta có bảng thống kê các biến thể từ vựng của tín hiệu áo trong ca dao tình yêu đôi lứa nhƣ sau:
Bảng2.12: Các biến thể từ vựng của tín hiệu “áo” trong ca dao Biến thể từ vựng Đơn vị biến thể
từ vựng
Tên đơn vị của biến thể từ vựng
Áo đứng một mình 1 đơn vị - 322 lần áo
Biến thể từ vựng Đơn vị biến thể từ vựng
Tên đơn vị của biến thể từ vựng
các tên gọi cụ thể lần ngắn (13 lần). áo vải (9 lần ), áo tới
(8 lần), áo vá (8 lần), áo tứ thân (6
lần), áo gấm (6 lần), áo vá vai (6
lần), áo lụa (4 lần), áo the (3 lần),
áo cộc (3 lần), áo lành (2 lần), áo cổ y (2 lần), áo xẻ tà (2 lần), áo vá
vai (2 lần), áo da (2 lần), áo lương
(2 lần), áo mùa thu (2 lần), áo bà
ba (1 lần), áo cưới (1 lần), áo xông
hương (1 lần), áo màu (1 lần), áo
hoa (1 lần), áo ấm (1 lần), áo mỏng
(1 lần), áo lĩnh (1 lần), áo bào (1
lần),
Áo nằm trong kết hợp
với các tính từ chỉ màu sắc
7 đơn vị - 32 lần áo trắng (16 lần), áo đen (8 lần), áo
nâu (3 lần), áo xanh (2 lần), áo
vàng (1 lần), áo tía (1 lần), áo chàm
(1 lần)
Áo kết hợp với các từ
chỉ trang phục khác
4 đơn vị - 11 lần quần áo (8 lần), áo quần (1 lần),
khăn áo (1 lần), mũ áo (1 lần)
Áo nằm trong tổ hợp
danh từ chung
5 đơn vị -17 lần cái áo (9 lần), mụn áo (3 lần), tấm
áo (2 lần), chiếc áo (2 lần), manh
áo (1 lần).
Áo đƣợc thay thế bằng
danh từ chỉ các bộ phận của áo.
4 đơn vị -17 lần vạt áo (8 lần), tay áo (6 lần), gấu áo
( 2 lần), túi áo (1 lần)
Theo thống kê, dựa vào (bảng 2.11) và (bảng 2.12), tín hiệu áo sử dụng đƣợc cụ thể hóa bằng 223 biến thể. Dựa vào ý nghĩa khái quát, chúng tôi đã
phân lập thành 6 tiểu nhóm nhƣ trên.
Tín hiệu áo không xuất hiện một cách đơn điệu. Áo có thể đƣợc thay bằng cách gọi tên loại áo cụ thể nhƣ:
“Áo tứ thân em treo trên mắc Đêm anh nằm anh đắp lấy hơi”
Hình ảnh chiếc áo tứ thân trong ca dao đã trở thành biểu tƣợng cao đẹp của ngƣời con gái Việt xƣa, đặc biệt là vùng nông thôn miền Bắc. Khi áo kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc, ta lại có những gam màu sinh động:
“Buồn buồn, nhớ nhớ, thương thương Nhớ người áo trắng đi đường cái quan”
Còn khi áo đƣợc thay thế bằng danh từ chỉ các bộ phận của áo nhƣ:
“Anh thương em không biết để đâu Để trong túi áo lâu lâu thăm chừng”
Nhƣ vậy, có thể thấy khi hành chức, các biến thể từ vựng của tín hiệu áo
còn tiếp tục đƣợc phức hóa, đƣợc mở rộng ra thành các cụm từ cụ thể và đa dạng. Đây là bƣớc cần thiết để ta tiếp tục phân tích tín hiệu áo trong các biến thể kết hợp
2.2.1.2. Các biến thể kết hợp của tín hiệu “áo” trong ca dao tình yêu đôi lứa
Trong tổng số ca dao tình yêu đôi lứa có tín hiệu áo, tác giả dân gian đã sử dụng tổng cộng (12 đơn vị -116 lần) trên tổng ba loại vị từ. Áp dụng mô hình của Cao Xuân Hạo vào sự phân bố các vị từ kết hợp với tín hiệu áo trong ca dao. Ta có bảng phân loại sau:
Bảng2.13:Các biến thể kết hợp của tín hiệu “áo” trong ca dao
Các vị từ kết hợp của “áo” Đơn vị biến thể kết hợp
Tên đơn vị của biến thể kết hợp Vị từ tồn tại 2 đơn vị - 2 lần Có (1 lần), để (1 lần) Vị từ hành động [+chuyển tác] 3 đơn vị - 28 lần vá (18 lần), may (9 lần ), cắt (1 lần)
Các vị từ kết hợp của “áo” Đơn vị biến thể kết hợp
Tên đơn vị của biến thể kết hợp Vị từ chỉ biến cố Vị từ hành động [-chuyển tác] 0 đơn vị Vị từ quá trình [+chuyển tác] 1 đơn vị - 2 lần lìa (2 lần), Vị từ quá trình [-chuyển tác] 0 đơn vị Vị từ chỉ tình hình Vị từ trạng thái – tính chất thể chất 10 đơn vị - 67 lần dài (18 lần), trắng 16 (lần) ngắn (11lần), đen (9 lần), nâu (5 lần), xanh (2 lần), thâm (1 lần), xinh (1 lần), vàng (1 lần), tía (1 lần) Vị từ trạng thái – tính chất tinh thần 0 đơn vị Vị từ trạng thái – tình trạng thể chất 3 đơn vị - 43lần rách (30 lần), ƣớt (12 lần), lành (1 lần) Vị từ trạng thái – tình trạng tinh thần 0 đơn vị
Vị từ quan hệ 1 đơn vị - 10 lần như (10 lần)
Nhìn vào bảng thống kê trên, có thể thấy trong số các vị từ đi kèm với tín hiệu áo, ƣu thế nhất là vị từ trạng thái – tính chất thể chất với (10 đơn vị - 67 lần). Sau đó là vị từ trạng thái – tình trạng thể chất với (3 đơn vị - 43 lần), vị từ hành động chuyển tác với (3 đơn vị - 28 lần). Ngoài ra chúng tôi không thấy có sự kết hợp giữa tín hiệu áo và các vị từ hành động vô tác,vị từ quá trình vô tác, vị từ trạng thái –tình trạng tinh thần.
Một loạt vị từ trạng thái – tính chất thể chất đi kèm đã khắc họa rõ nét hơn hình ảnh chiếc áo ca dao trong những tình trạng khác nhau.
“Áo dài nưm bút, bỏ bâu
Thung huyên em hiện tại, dám đâu tự tình Mình thương tôi, tôi cũng thương mình
Không tường phụ mẫu, ý tình ra sao”
Bên cạnh đó tín hiệu áo cũng kết hợp với một loạt vị từ trạng thái – tình trạng thể chất.
“Anh đi chơi nhởn đâu đây Phải cơn mưa này ướt áo lấm chân
Chậu nước em để ngoài sân
Em chờ anh rửa xong chân, anh vào nhà Vào nhà em hỏi tình ta
Trăm năm duyên mãi mặn mà hay không?”
Còn khi kết hợp với vị từ hành động chuyển tác, áo chủ yếu đóng vai trò đối thể của hành động. Cũng có thể nói đây là vai trò chính của áo trong ca dao. Phần lớn áo xuất hiện trong thế bị động, phải chịu sự tác động của chủ thế khác.
“Nàng Bân may áo cho chồng May ba tháng ròng chửa trọn cổ tay”
Nhƣ vậy, chỉ một tín hiệu áo nhƣng xung quanh nó là sự đan xen của rất nhiều tiểu loại vị từ. Sự kết hợp về mặt ngữ pháp giữa áo và các vị từ đã làm nổi bật một vài đặc trƣng ngữ nghĩa của áo.
2.2.1.3. Các biến thể quan hệ của tín hiệu “áo” trong ca dao tình yêu đôi lứa
Việc nghiên cứu biến thể quan hệ của tín hiệu áo là việc nghiên cứu mối tƣơng quan giữa áo với các thực thể luôn đi kèm với nó. Những thực thể đi kèm này có số lƣợng rất lớn, vô cùng phong phú và đa dạng.
Theo thống kê của chúng tôi, có 10 thực thể đi kèm với từ áo, với tổng số lƣợng là 43 trƣờng hợp. Cụ thể nhƣ bảng sau
Bảng 2.14: Các biến thể quan hệ của tín hiệu “áo” trong ca dao
Biến thể quan hệ Số lƣợng Biến thể quan hệ Số lƣợng
Áo – quần 23 Áo –nón 1
Áo – khăn 6 Áo – mũ 1
Áo – cơm 5 Áo – hoa 1
Áo – vai 2 Áo – gối mây 1
Áo – chăn 2 Áo – yếm 1
Trong các biến thể quan hệ của tín hiệu áo, hình ảnh có tần số xuất hiện cao nhất là biến thể quần (23 lần), lần lƣợt là các biến thể nhƣ khăn, cơm.
Trong các trƣờng hợp các biến thể xuất hiện đẳng cấu với áo, ta gặp nhiều kết cấu đối xứng khá bềnvững. Đó là kiểu đối toàn phần trên cả dòng thơ:
“Tình cờ bắt gặp nàng đây Mượn cắt cái áo, mượn may cái quần.
May xong anh trả tiền công Bao giờ lấy chồng anh đỡ vốn cho”
“Nhác trông lên núi Thiên Thai Thấy hai con quạ ăn xoài trên cây
Đôi ta dắt díu lên đây
Áo giải làm chiếu, chăn quây làm mùng”
Bên cạnh đó, các biến thể quan hệ của tín hiệu áo cũng xuất hiện trong những kiểu đối bộ phận chỉ có ở một bộ phận của dòng thơ:
“Thương người áo vải khăn thâm Chàng nhìn cho kĩ kẻo nhầm chàng ơi
Phận em đồng đất nước người Kém ăn là một, kém cười là hai”
Ngoài ra, cơm cũng là hình ảnh có tần số xuất hiện cao trong những biến thể quan hệ của áo. Cơm ăn, áo mặc là những nhu yếu phẩm cần thiết trong
đời sống sinh hoạt hàng ngày của con ngƣời. Trong ca dao, hai hình ảnh này thƣờng xuất hiện tƣơng xứng với nhau:
“Từ ngày xa bạn đến nay Cơm ăn không đặng, áo gài hở bâu”
Có thể thấy, ngoài sự đa dạng về biến thể từ vựng cũng nhƣ kết cấu ngữ pháp, tín hiệu áo còn xuất hiện đẳng kết với các biến thể quan hệ tạo nên những kết câu đối xứng nhịp nhàng.