Một số tín hiệu thuộc vật thể nhân tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu đôi lứa (Trang 54 - 57)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Một số tín hiệu thuộc vật thể nhân tạo

Ca dao là thể loại thơ trữ tình dân gian, là tiếng nói thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm, mơ ƣớc, khát vọng của ngƣời dân. Khi những câu ca dao ra đời và đƣợc truyền đi trong cộng đồng, nó bị phai dần cái tôi trữ tình, nó trở thành sáng tác của cả cộng đồng, của cả những ngƣời có cùng tình thế, ƣớc mơ, tình cảm. Do vậy, nhân vật trữ tình trong câu ca dao thống nhất với nhau. Chủ thể trữ tình thƣờng đặt trong mối quan hệ hữu cơ với đối tƣợng trữ tình, biểu hiện qua hai loại nhân vật: nhân vật hiển ngôn và nhân vật biểu tƣợng. Nhân vật trữ tình hiển ngôn là hình tƣợng con ngƣời trực tiếp thổ lộ tâm tƣ tình cảm, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc trong lời ca. Nhân vật trữ tình biểu tƣợng là con ngƣời mƣợn các tín hiệu có trong tự nhiên và vật thể nhân tạo để bộc lộ tâm tƣ tình cảm của mình. Trong phần trƣớc, luận văn đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu một số tín hiệu thẩm mĩ tiêu biểu thuộc tự nhiên. Ở phần này, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu một số tín hiệu là vật thể nhân tạo đƣợc sử dụng phổ biến trong ca dao.

Ví nhƣ hình ảnh ngôi nhà. Ngôi nhà là nơi che mƣa nắng, tránh gió sƣơng, đối phó với lũ lụt, bão táp và cũng chính là tổ ấm, là nơi chứng kiến

những sinh hoạt vui buồn của mỗi thành viên trong gia đình và là nơi mà con ngƣời tìm thấy nguồn hạnh phúc an lành nhất. Khi đi vào ca dao, trong mọi trƣờng hợp xuất hiện, tín hiệu thẩm mĩ nhà đều đƣợc đặt trong tƣơng quan với các tín hiệu chỉ ngƣời, tâm trạng của con ngƣời, các hoạt động của ngƣời. Tín hiệu nhà đƣợc dùng để biểu đạt quan niệm về triết lí nhân sinh, về lòng hiếu nghĩa: “Ngó lên nuộclạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”. Tín hiệu nhà còn biểu trƣng cho gia cảnh: “Xin đừng có cá phụ canh/ Thấy tòa nhà ngói phụ tranh rừng già”. Tín hiệu nhà cũng là nơi để chủ thể trữ tình giãi bày tâm trạng, cảm nghĩ. Đặc biệt, trong tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, nhà là nơi nguyên cớ để bày tỏ tình yêu: “ Nhà anh có một thước ao/ Anh trồng rau ngổ anh rào chung quanh/ Yêu anh em sẽ lấy anh/ Nhỡ khi đói khát nấu canh ăn cùng”.

Đôi đũa mộc mạc, giản dị đã xuất hiện trên mâm cơm của ngƣời Việt Nam không biết từ bao giờ và trở thành nét đẹp truyền thống trong ẩm thực Việt. Đi vào ca dao, nó cũng mang trong mình những ý nghĩa biểu tƣợng khác nhau về đời sống con ngƣời, về mối quan hệ vợ chồng. Đũa có đôi và phải tƣơng xứng với nhau nhƣ âm với dƣơng, nhƣ nam với nữ, nhƣ vợ với chồng: “Đôi ta như đũa trong kho/Không tề, không tiện, không so cũng bằng”. Hay hình ảnh đôi lũa lệch gợi lên một sự so le thảm thƣơng: “Ví dầu chồng thấp vợ cao/ Như đôi đũa lệch so sao cho vừa”. Đôi đũa cũng đƣợc dùng để biểu trƣng cho sự sang hèn.

Đũa tre, đũa mốc thƣờng chỉ những phận ngƣời nghèo khổ, thấp cổ bé họng, còn đũa ngọc chỉ kẻ giàu sang: “Xứng đôi vừa lứa chọn nơi/ Hay gì đũa mốc mà chòi mâm son”. Có thể nói hình ảnh đôi đũa quen thuộc, nhỏ bé là thế nhƣng lại chứa đựng trong nó không ít những biểu tƣợng sâu sắc.

Hoặc hình ảnh chiếc thuyền trong ca, đặc biệt trong ca dao tình yêu đôi lứa thì hình ảnh chiếc thuyền- đò- ghe lại hiện lên với rất nhiều cảm xúc.

Thuyền thể hiện sự nhất trí của vợ chồng trong cuộc sống: “Chẳng giậm thì thuyền chẳng đi/ Giậm ván nát, thuyền thì long đanh/ Đôi ta lên thác xuống

ghềnh/ Em ra đứng mũi cho anh chịu sào”. Thuyền có lúc cũng đƣợc làm phƣơng tiện chuyển tải sự nhớ thƣơng khi xa cách: “Bữa nay sao bạn không vui/ Hay là bạn thấy thuyền lui bạn buồn”. Và một ý nghĩa biểu trƣng nữa với hình ảnh thuyền – đò – ghe là dùng để ngƣời con trai và con gái thể hiện tình cảm của mình: “Đôi ta như múi với me/ Thuyền chèo có cặp đi ghe chung tình”. Thế nhƣng trong tình yêu cũng có lúc có sự thay đổi, nhân vật trữ tình cũng tìm đến chiếc thuyền bến đò để giãi bày: “ Anh tìm đến hoa thì hoa đã nở/ Anh đến tìm đò đã sang sông/ Anh đến tìm em em đã lấy chồng/ Em yêu anh như rứa có mặn nồng chi mô”.

Các tín hiệu là vật thể nhân tạo trong ca dao phản ánh cái nhìn sinh động của nhân dân trong việc khái quát hóa những vấn đề về đời sống xã hội, tình cảm gia đình hay tình yêu nam nữ. Qua khảo sát, chúng tôi thấy có những tín hiệu có tần suất nhiều trong ca dao tình yêu đôi lứa. Dựa vào tần suất xuất hiện và tính đặc trƣng của tín hiệu, chúng tôi đặc biệt chú ý đến hai tín hiệu:

áoyếm. Đây là những từ chỉ y phục gắn với phần thân trên của con ngƣời – thƣờng gắn với tình cảm và linh hồn của con ngƣời nên đƣợc sử dụng để khai thác nghĩa biểu trƣng nhiều hơn trong ca dao.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê tần số xuất hiện, tỷ lệ phân bố của các tín hiệu tự nhiên áo, yếm. Kết quả khảo sát nhƣ sau:

Bảng 2.11: Tần số xuất hiện của tín hiệu “áo, yếm” trong ca dao

STT Tín hiệu

thẩm mĩ

Bài ca dao tình

yêu đôi lứa Tổng số lƣợt từ

Tín hiệu thẩm mĩ có trong ca dao tình

yêu đôi lứa

Số bài Tỉ lệ (%) Lƣợt từ Tỉ lệ (%) Tần suất Tỉ lệ (%) 1 Áo 328 73.21 11842 73.26 545 78.99 2 Yếm 120 26.79 4322 26.74 145 21.01 Tổng 448 100.00 16164 100.00 690 100.00

Bảng khảo sát cho thấy, so với yếm, tín hiệu áo chiếm một vị trí nổi bật trong ca dao với 545 lần xuất hiện, tín hiệu yếm với 145 lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu đôi lứa (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)