Giá trị biểu hiện của tín hiệu thẩm mĩ thuộc trƣờng nghĩa vật thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu đôi lứa (Trang 87 - 109)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Giá trị biểu hiện của tín hiệu thẩm mĩ thuộc trƣờng nghĩa vật thể

nhân tạo

Ca dao vốn dĩ xuất phát từ những điều đơn sơ, giản dị, mộc mạc và gắn liền với đời sống con ngƣời. Bởi thế khi những hình ảnh cái áo, chiếc yếm đi vào ca dao và trở thành tín hiệu thẩm mĩ cũng có những ý nghĩa biểu trƣng gắn với đời sống con ngƣời. Đó là những gì con ngƣời ƣớc mơ, hi vọng sẽ gặt hái đƣợc những điểu tốt đẹp. Và đặc biệt trong ca dao tình yêu đôi lứa áo

yếm là những vật dụng không thể thiếu để giãi bày tâm tƣ tình cảm của những ngƣời đang yêu.

3.2.1. Tín hiệu “áo”

Ý nghĩa thẩm mĩ của tín hiệu áo cũng phong phú, đa dạng. Trong sử dụng, những tên gọi, những yếu tố chỉ bộ phận của tín hiệu thẩm mĩ áo xuất hiện nhiều là: vạt áo, tay áo, vai áo...Đó là những hình thức ngôn ngữ biểu đạt điển hình, phổ quát của áo. Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “ Áo – đồ mặc từ cổ xuống chủ yếu che lƣng, ngực và bụng” [30, tr.10]

3.2.1.1. “Áo” hiện thân cho tình cảm gia đình

Tình cảm gia đình vốn là tình cảm nguyên sơ, thiêng liêng đối với mỗi con ngƣời Việt Nam. Những câu ca dao muôn đời mang chở hồn điệu dân tộc và chứa chan tình cảm gia đình thiết tha, sâu nặng. Trong đó có nhiều câu thơ

rất cảm động đã sử dụng tín hiệu áo để thể hiện tình cảm thiêng liêng này. Ta thƣờng thấy trong gia đình, ngƣời vợ, ngƣời mẹ bao giờ cũng là trung tâm tình cảm. Ngƣời vợ dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng luôn nghĩ đến gia đình, nghĩ đến đạo vợ chồng, thủy chung trƣớc sau nhƣ một:

“Có chồng bớt áo thay vai Bớt màu trang điểm kẻo trai nó lần”

Cái áo còn là biểu tƣợng cho thiên chức ngƣời vợ với phẩm chất chịu thƣơng chịu khó, khả năng nhẫn nại, vị tha và tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt:

“Chồng em áo rách em thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người”

Chỉ với những lời ca dao ngắn gọn mà chất chứa trong đó bao ý tình sâu xa. Đó là lời nhắn nhủ của những ngƣời phụ nữ trọn nghĩa vẹn tình. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn đồng cam cộng khổ cùng chồng, yêu chồng thƣơng con hết mực, xây dựng một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, yên vui.

Bên cạnh đó cũng có những câu ca dao thể hiện tình cảm yêu thƣơng chân thành của ngƣời chồng đối với ngƣời vợ lam lũ, thủy chung của mình.

“Thương em hồi áo mới may Bây giờ áo rách thay tay vá quàng

Trăm năm duyên nghĩa vẹn toàn

Dầu thương áo rách vá quàng cũng thương”

Dù cho hoàn cảnh đổi thay, thời gian trôi đi, những chiếc “áo rách” đã thay cho chiếc “áo mới may” thuở nào, nhƣng duyên tình trăm năm vẫn còn đó, nghĩa vợ chồng trƣớc sau nhƣ một. Họ vẫn là những ngƣời chồng chịu thƣơng chịu khó, một lòng vun vén cho mái ấm hạnh phúc gia đình:

“Anh đi làm mướn nuôi ai Cho áo anh rách, cho vai anh mòn?

Áo rách mặc áo, vai mòn mặc vai”

Họ có thể vƣợt qua tất cả những vất vả, gian truân, dùng sức lao động của mình để nuôi vợ con. Hình ảnh “áo rách”, “vai mòn” đã diễn tả phẩm chấtđáng quý ấy ở những ngƣời đàn ông trụ cột gia đình.

Ngày nay hạnh phúc gia đình càng trở nên mong manh hơn khi mà cuộc sống của con ngƣời ngày càng hiện đại hóa. Những chiếc áo nghĩa tình yêu thƣơng vợ chồng, hạnh phúc gia đình trong câu ca dao xƣa chính là lời nhắc nhủ con ngƣời hƣớng về những giá trị tình cảm thiêng liêng ngàn đời của dân tộc, nguồn cội.

3.2.1.2. “Áo” biểu trưng cho tình yêu đôi lứa

Tình yêu đôi lứa luôn là đề tài muôn thuở của kiếp ngƣời. Bởi vậy đây cũng là một đề tài phổ biến và đƣợc thể hiện sâu sắc trong ca dao. Tình yêu trong ca dao vừa kín đáo, vừa ý nhị, vừa mộc mạc, chân thành nhƣ hƣơng đồng gió nội. Không ít lần chiếc áo đã đƣợc sử dụng là tín hiệu để bày tỏ tình yêu

“Hôm qua tát nước đầu đình Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà

Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu

Nhiều tác giả gọi đây là “Bài ca xin áo”. Có thể nói không có chuyện xin áo thì cũng không có bài ca. Cái áo là một tín hiệu giao duyên và bài ca là một trong những khúc hát tỏ tình hay nhất của ca dao tình yêu đôi lứa. Áo đƣợc tạo ra nhƣ một lí do để ngƣời con trai có dịp gặp gỡ ngƣời con gái và thổ lộ tâm tình. Đây chỉ là một cái cớ vờ vĩnh nhƣng dƣờng nhƣ lại có khả năng thắt buộc đƣợc ai đó. Cái áo để quên có vƣơng hƣơng sen thanh cao để cho ai bắt đƣợc cũng vấn vƣơng chút hƣơng thơ mộng. Từ cái áo “bỏ quên”

đoạn trƣờng thƣơng yêu mới đủ, nhƣng ngƣời đọc tin rằng cái áo có khả năng đi trọn một vòng đời của nó để đem đến hạnh phúc trọn vẹn cho lứa đôi. Thế mới biết, trong tình yêu ngƣời ta đến với nhau nhiều khi không phải bằng những đƣờng thẳng, những lời nói trực tiếp mà bằng cả những “đường cong giai điệu”, những cách nói lấp lửng, có duyên, chỉ cần đó là một tấm chân tình chân thật, một tấm lòng sáng trong. Và việc “xin chiếc áo bỏ quên” trong ca dao chính là một cái cớ tỏ tình hay nhƣ thế. Cái áo tiềm tàng nhiều khả năng rung động ngƣời con gái, dễ bày tỏ hoàn cảnh, thể hiện ƣớc muốn mong đợi. Có lẽ vì thế mà cái áo đã trở thành một mô típ quen thuộc, một tín hiệu giao duyêntrong ca dao trữ tình.

Để bắt đầu cho một tình yêu đẹp, ban đầu phải là những lời tán tỉnh đáng yêu nhƣng không kém sự chân thành của các chàng trai cô gái:

“Bây giờ bướm mới gặp hoa Khách tiên ướm hỏi một vài bốn câu

Xuân xanh độ mấy tuổi đầu Thầy mẹ đã định nơi đâu chưa là

Còn không anh gửi cau sang

Cơi vàng nắp bạc nhiều đàng thủy chung May mà nên vợ nên chồng

Chọn ngày áo gấm bõ công đợi chờ”.

Khi nhịp cầu tình yêu đƣợc nối liền thì chiếc áo lại trở thành vật giao duyên. Nó là vật minh chứng cho tình yêu, là kỷ vật tình yêu mà các chàng trai cô gái thƣờng trao cho nhau. Khi yêu nhau họ thƣờng hay thề nguyền, đính ƣớc và chiếc áo là vật làm tin minh chứng cho tình yêu son sắt, cũng là để nhắn nhủ, dặn dò ngƣời bạn tình giữ trọn lời thề thủy chung:

“Lụa làng trúc vừa thanh vừa bóng May áo chàng cùng sóng cho em

Xin đừng may áo mà quên lời nguyền”

Cũng với ý nghĩa biểu trƣngđó của chiếc áo trong câu ca dao sau:

“Mình về ta chẳng cho về Ta nắm vạt áo, ta đề câu thơ

Câu thơ ba chữ rành rành Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình là ba

Chữ trung thì để phần cha Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình”

Cái vạt áo dùng dằng, lƣu luyến trong lúc chia tay tiễn dặn ngƣời yêu đã thể hiện một niềm đau đáu thƣơng yêu và một lời hẹn thề yêu thƣơng chung thủy. Khi xa cách tình yêu, các chàng trai cô gái thƣờng ấp ủ nâng niu cái áo, cái khăn của ngƣời yêu để vơi bớt đi sự trống trải, cô đơn:

“Chàng về để áo cô đơn

Phòng khi em đắp gió tây lạnh lùng” “Anh về để áo lại đây

Những khi em nhớ cầm tay đỡ buồn Anh về xin nhớ về luôn

Phòng loan trăng úa gió luồn thâu đêm”

Tất cả tình yêu, sự nhớ nhung, nỗi khao khát khắc khoải đến cồn cào đƣợc dồn cả vào trong chiếc áo của ngƣời tình:

Áo tứ thân em treo trên mắc Đêm anh nằm anh đắp lấy hơi” “Anh thương em không biết để đâu Để trong túi áo lâu lâu thăm chừng”

Điều đặc biệt ở đây là tình thƣơng của chàng trai lại để trong “túi áo”, sự ví von tƣởng chừng vô lí nhƣng lại hết sức đáng yêu và thực tế. Bởi có thể hiểu trong cuộc sống hằng ngày chiếc áo dù xấu hay đẹp vẫn luôn kề cận bên mình. Và tình cảm chàng trai dành cho cô gái cũng nhƣ thế, luôn luôn yêu

thƣơng một cách chân thành nhất.

Tuy nhiên tình yêu không phải lúc nào cũng đem lại dƣ vị ngọt ngào, say đắm cho con ngƣời. Khi tình tan vỡ, tình yêu lại trở thành vực thẳm chất chứa những đắng cay, chua chát, tủi sầu:

“Anh theo vợ bé nào hay Mình em gánh vác nhà này sớm hôm

Một mình thờ mẹ nuôi con Lại lo đám thuốc bìa son tới kì

Nào khi ôm áo ra đi

Mà không thẹn mấy bằng khi trả về”

Chiếc áo cũng thể hiện tâm trạng đau khổ, bế tắc của ngƣời con gái trong hoàn cảnh éo le bị ép duyên:

“Tiếc thay cái sợi chỉ đào Áo rách chẳng vá, vá vào áo tơi

Bực mình tôi lắm trời ơi

Muốn chôn bà Nguyệt, muốn vùi ông Tơ”

Nhƣ vậy, chiếc áo ca dao luôn là ngƣời bạn đồng hành với tâm tƣ tình cảm cũng nhƣ chứng kiến mọi cung bậc cảm xúc của lứa đôi yêu nhau. Có thể thấy tín hiệu áo dƣờng nhƣ đã trở thành một “nhân vật trung tâm” trong tình yêu. Nó chứng kiến mọi cung bậc tình cảm của lứa đôi yêu nhau.

3.2.2. Tín hiệu “yếm”

Xuất phát từ ý nghĩa từ vựng cơ bản trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “Yếm – đồ mặc lót che ngực của phụ nữ thời trước”[30, tr.1480], cái

yếm trƣớc hết là biểu trƣng của thiên tính nữ. Trang phục cổ truyền góp phần làm tôn lên vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ Việt xƣa. Nhƣ vậy, yếm cũng là một biểu tƣợng nghìn xƣa về ngƣời phụ nữ Việt Nam. Không chỉ thơ ca dân gian mà những nhà thơ của thời hiện đại đều phải lòng yếm, nhất là yếm đào của đào chèo: Thị Mầu, Xúy Vân, Châu Long... của sân khấu dân dã chiếu chèo

trên sân đình. Yếm là ngôn ngữ của tính nữ ở ngƣời con gái Việt và đồng thời đã trở thành ngôn ngữ trao gửi tình yêu.

Dải yếm gắn bó mật thiết với thân xác và nhan sắc ngƣời đàn bà, vừa kín đáo vừa khêu gợi, tạo nên vẻ đẹp duyên dáng, đằm thắm mà gợi cảm của ngƣời phụ nữ Việt Nam. Tuy yếm xƣa có hình thức đơn giản nhƣng nó lại có sức quyến rũ khác thƣờng bởi sự kín đáo nửa vời của nó. Nó nằm trong biện chứng kín và hở, khoe và che. Ý nghĩa này đã đẩy ngữ nghĩa của từ yếm sang một trƣờng liên tƣởng mới, đó là biểu tƣợng tính dục.

3.2.2.1. “Yếm” – trong vẻ đẹp của người phụ nữ - sức mạnh trong tình yêu.

Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng là nơi lƣu truyền và lƣu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc. Áo yếm là một sáng tạo văn hóa đánh dấu sự sáng tạo vời đời sống vật chất cũng nhƣ nhu cầu thẩm mĩ của con ngƣời. Trong đời sống ngƣời Việt xƣa, dải yếm gắn với ngƣời phụ nữ cho nên nó đã trở thành một biểu tƣợng đặc biệt ngàn đời của thiên tính nữ. Và cũng chính những nét đẹp chất phác, đơn sơ, mộc mạc đó lại là điểm thu hút đặc biệt của các chàng trai.

So với nhiều vật dụng đi vào ca dao nhƣ áo, khăn, gương, lược, trâm cài... thì dải yếm thƣờng gắn liền với vẻ đẹp ngƣời con gái hơn cả. Nó không chỉ là trang phục có chức năng che chắn, bảo vệ mà tôn lên vẻ đẹp nữ tính. Nhắc đến dải yếm là nhắc đến hình ảnh ngƣời con gái trẻ đẹp đƣợc nâng niu dƣới ánh mắt của ngƣời quân tử:

“Nhác trông cái yếm cũng xinh Khen ai kéo dệt ra hình hoa mai

Khen người khâu yếm cũng tài Cô thêu con nhạn có hai đường viền

Cổ thì em ngả màu hiên

Thắt lưng mùi huyền dải yếm cũng xinh Khen ai khâu yếm cho mình

Đường lên đường xuống ra hình lưng ong

Yếm này em ngả màu hồng

Yếm này nhuộm hết mấy công hỡi nàng? Khi xưa lụa hãy còn vàng

Khen ai khéo nhuộm cho nàng nàng ơi”

Chiếc yếm đƣợc miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết,màu sắc tạo nên một bức tranh ngƣời con gái trẻ trung, xinh đẹp. Qua việc hết lời ca ngợi vẻ đẹp của chiếc yếm, ngƣời con trai đã bộc lộ tấm lòng cảm mến của mình trƣớc một ngƣời con gái vừa duyên dáng vừa khéo léo.

Bên cạnh đó, nét mộc mạc, chân quê của những yếm trắng, yếm nâu

cũng tạo nên vẻ đẹp giản dị, nhẹ nhàng ở ngƣời con gái:

“Hỡi cô yếm trắng lòa lòa

Sao cô không bảo mẹ già nhuộm thâm? Ước gì anh ở được gần

Để anh nhuộm hộ, thấm nhuần công anh”

Từ những nét đẹp nhẹ nhàng đó mang lại nét duyên dáng, khó quên trong lòng các chàng trai.

Rõ ràng chiếc yếm ngàn đời của ngƣời phụ nữ Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong thơ ca. Chiếc yếm đã tạo nên vẻ đẹp của ngƣời con gái và cũng chính nó cũng sẽ là sức mạnh để bắt đầu những mối tình đẹp.

3.2.2.2. “Yếm” trở thành ngôn ngữ trong tình yêu đôi lứa

Ca dao dân ca khai thác triệt để tín hiệu yếm khiến nó trở thành một chủ đề quán xuyến quen thuộc. Trong tình yêu, yếm hồng là ấn tƣợng của lần đầu gặp gỡ:

“Hỡi cô mặc áo yếm hồng Đi trong đám hội có chồng hay chưa”

Hai từ áoyếm đi liền với nhau đã tạo nên một kiểu trang phục mang ý nghĩa định danh và thay thế cho chủ thể “áo yếm hồng”. Từ sự đồng nhất đó,

hình ảnh ngƣời con gái hiện lên trong chiếc áo yếm trở thành đối tƣợng của lời tỏ tình tự nhiên mà không kém phần lãng mạn: “Đi trong đám hội có chồng hay chưa?”. Có thể thấy màu sắc và hình thức trang phục đã tạo nên một ấn tƣợng đặc biệt và không phải vô cớ mà áo yếm hồng trở thành điểm đến duy nhất của lời tỏ tình giữa ngày hội.

Trong một khung cảnh khác, yếm lại xuất hiện trong lời bày tỏ tình tứ mà cũng rất tinh tế của ngƣời con trai khi gợi lên thiên chức làm mẹ của cô gái:

“Cô kia yếm trắng lòa lòa Lại đây đập đất trồng cà với anh

Bao giờ cà chín cà xanh Anh cho một quả để dành mớm con.

Sau những cuộc gặp gỡ ấy là nỗi nhớ nhung, mong đợi:

“Mình về mình có nhớ chăng Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình

Ta về ta cũng nhớ mình

Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao”

Nhƣ vậy, yếm không chỉ đơn giản là một thứ trang phục mà còn là ngôn ngữ để trao gửi tình yêu. Lãng mạn trong ca dao xƣa, chiếc yếm ấm áp tình ngƣời đã trở thành một biểu tƣợng đẹp và trong sáng về tình yêu đôi lứa:

“Trời mưa trời gió kìn kìn

Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông” “Đêm nằm đắp chục chiếc khăn Làm sao ấm được ấm bằng yếm em”

Cái nghịch lí ở đây là “chục chiếc khăn”, “nghìn chăn bông” mà không ấm bằng chiếc yếm mỏng manh bé nhỏ. Bởi lẽ trong “chiếc yếm” chứa đựng cả tình cảm đơn sơ, mộc mạc mà ấm nồng của những ngƣời đang yêu nhau.

Tính phi thực tế của cách nói ngoa dụ trong ca dao trở nên tài tình khi chàng trai mƣợn đôi dải yếm để kéo đò bắc cạn:

“Thuyền anh mắc cạn lên đây Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền”

Còn cô thôn nữ lấy đôi dải yếm để bắc chiếc cầu qua con sông tình cảm cho ngƣời mình yêu:

“ Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”

Sự ngăn sông cách núi trong cách diễn đạt của ca dao xƣa chính là sự cách xa của những tâm hồn, những nỗi lòng mong nhớ. Nỗi niềm ở đây cũng giống nhƣ một ƣớc nguyện khó có thể trở thành hiện thực. Dòng sông không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao tình yêu đôi lứa (Trang 87 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)