2.5.1. Công cụ thu thập số liệu
- Thử nghiệm trước bộ công cụ nghiên cứu: Hai tuần trước khi bắt đầu thu thập dữ liệu, tiến hành điều tra thử 15 đối tượng (10,00%) phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn (15 đối tượng này sẽ không tham gia vào 150 đối tượng nghiên cứu sẽ được điều tra sau đó) để xác định tính khả thi của bộ thu thập dữ liệu của bộ công cụ. Các kết quả sẽ được sử dụng để chỉnh sửa và cập nhật bộ công cụ cho phù hợp.
- Sử dụng bộ công cụ (phụ lục 2) gồm 5 phần: + Phần A: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu + Phần B: Bộ công cụ PG-SGA
+ Phần C: Một số chỉ số hóa sinh
+ Phần D: Phiều hỏi ghi khẩu phần ăn 24h
+ Phần E: Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng
- Ngoài ra, các công cụ thu thập một số chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu bao gồm: cân tanita, thước dây Trung Quốc và quyển ảnh dùng cho điều tra khẩu phần ăn 24h của viện dinh dưỡng năm 2014.
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
Sau khi được sự đồng ý của Hội đồng khoa học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Bệnh viện Quân y 103 và sự đồng ý tham gia nghiên cứu của người bệnh bắt đầu tiến hành thu thập số liệu.
- Thông tin/dữ liệu được thu thập trong khoảng 03 tháng từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2018.
- Người thu thập dữ liệu ở Trung tâm ung bướu và y học hạt nhân - Tiến trình thu thập thông tin/dữ liệu.
+ Bước 1: Lựa chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. + Bước 2: Những đối tượng đủ tiêu chuẩn được giới thiệu mục đích, nội dung, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu. Nếu đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào bản đồng thuận (Phụ lục 1) và được phổ biến hình thức tham gia nghiên cứu, sau đó được hướng dẫn trả lời các thông tin trong phiếu điều tra.
+ Bước 3: Những đối tượng tham gia nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra được thiết kế.
+ Bước 4: Người thu thập dữ liệu sử dụng cân bàn để cân người bệnh, dùng thước dây đo chiều cao của người bệnh
+ Bước 5: Người thu thập dữ liệu tham khảo hồ sơ bệnh án, sử dụng mã số quản lý để tìm bệnh án và tham khảo thêm thông tin cần thiết của người bệnh.
2.5.2.1. Khám
+ Lớp mỡ dưới da: quanh mắt, vùng cơ nhị đầu + Teo cơ: cơ gian ngón tay (cả 2 bên)
+ Phù: ở mắt cá chân (cả 2 bên) + Cổ chướng
2.5.2.2. Đo lường chỉ số chiều cao và cân nặng
rõ ràng và mức sai số 0,1 cm. Người bệnh cởi bỏ giày, dép, đứng trên sàn nhà thẳng, các điểm chạm của cơ thể đối tượng nghiên cứu với mặt phẳng thẳng đứng khi thực hiện động tác đo chiều cao: điểm bắp chân, mông và vùng chẩm. Dùng bút đánh dấu điểm ngang với đỉnh đầu (vị trí cao nhất, sát chân tóc) và dùng thước dây đo từ sàn nhà đến điểm đánh dấu.
+ Cân nặng: Sử dụng cân điện tử TANITA có độ chính xác tới 0,1 kg để cân trọng lượng. Khi cân chân bệnh nhân không mang giầy dép, không đội mũ. Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng, điều chỉnh cân về số 0 trước khi đo. Bệnh nhân đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng. Đọc và ghi kết quả với đơn vị tính bằng kg.
2.5.2.3. Thu thập chỉ số hóa sinh
Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được điều tra viên hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện để tránh sai sót khi lấy máu xét nghiệm. Các mẫu xét nghiệm đều được thực hiện buổi sáng sớm lúc người bệnh nhịn đói. Xét nghiệm được thực hiện ngay khi người bệnh đến phòng khám hoặc trong vòng 24 giờ đầu tiên khi người bệnh nhập viện điều trị. Tất cả xét nghiệm được tiến hành phân tích, xử lý tại khoa Sinh hóa, bệnh viện Quân y 103.
Thu thập các chỉ số hóa sinh (albumin), công thức máu (lympho; hemoglobin) được ghi chép trong bệnh án.
2.5.2.4. Hỏi ghi khẩu phần ăn 24h qua
Sử dụng phương pháp hỏi ghi 24 giờ qua và bộ câu hỏi tần suất tiêu thụ thực phẩm để đánh giá giá trị khẩu phần. Hỏi ghi tất cả thực phẩm (kể cả đồ uống) được người bệnh tiêu thụ trong ngày hôm qua. Mô tả chi tiết tất cả các thức ăn, đồ uống mà người bệnh đã tiêu thụ, kể cả phương pháp nấu nướng, chế biến:
+ Cơm: Cơm gì (cơm nếp hay cơm tẻ, cơm nguội, cơm rang hay cơm nấu?). Ăn bao nhiêu bát? Loại bát gì? (bát Hải Dương, bát Trung Quốc, ....). Đơm (xới) như thế nào? Nửa bát, lưng bát, miệng bát hay đầy bát.
+ Thức ăn: Ăn thức ăn gì? Nếu là rau: rau gì? Rau cải, rau muống, rau ngót, ...; chế biến như thế nào? Luộc, xào, nấu canh,... Đã sử dụng kèm với thực phẩm
nào khác khi chế biến? Đã ăn bao nhiêu bát? mấy bát? bát gì? đong đo như thế nào? hoặc mấy gắp? mấy thìa? thìa loại gì? ...
+ Nếu là thịt: thịt gì? lợn, gà, bò. Loại thịt gì? sấn, ba chỉ, nửa nạc nửa mỡ, nạc, thăn. Chế biến như thế nào? Luộc, hấp, kho tầu, rang, rán. Đã ăn bao nhiêu miếng? Mô tả kích thước của miếng?
+ Không hỏi những ngày có sự kiện đặc biệt: giỗ, tết, liên hoan ...[12].