Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư điều trị bằng hóa chất tại bệnh viện quân y 103 năm 2018 (Trang 69 - 77)

4.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu

Tuổi là một yếu tố nguy cơ tiềm tàng với hầu hết các bệnh, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao do thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ càng nhiều [14]; đồng thời quá trình lão hóa theo lứa tuổi cũng khiến sự phát triển và phân chia của tế bào dễ xảy ra sai sót dẫn đến sự bất thường.

Bảng 3.1 cho thấy tuổi trung bình của người bệnh trong nghiên cứu là 57,1 ± 11,43 tuổi (thấp nhất là 19 tuổi, cao nhất là 87 tuổi). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Thị Thu Hoài (57,5 tuổi) [9], Dương Thị Phượng (55,3 ± 13,4 tuổi) [15], nhưng cao hơn của một số tác giả cũng nghiên cứu về bệnh ung thư: Phạm Thị Thu Hương (54,6 tuổi) [10], Hồ Thị Hoa (54,43 tuổi) [8] và Bincy R (52,9 ± 13,03) [26].

Trong 150 đối tượng tham gia nghiên cứu thì số người bệnh dưới 60 tuổi (58,0%) cao hơn số người bệnh trên 60 tuổi (42,0%). Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn năm 2013 với tỷ lệ người bệnh dưới 60 tuổi (60%) cao hơn tỷ lệ người bệnh trên 60 tuổi (40%) [16]. Nghiên cứu của Muthike C.W năm 2013 có tỷ lệ người bệnh dưới 60 tuổi (71,2%) cao hơn tỷ lệ người bệnh trên 60 tuổi (28,8%) [56]. Điều này phù hợp với thực trạng về cơ cấu dân số độ tuổi, theo đó dân số độ tuổi dưới 60 tuổi nhiều hơn nên người bệnh nhập viện nhiều hơn.

4.1.2. Giới tính của đối tượng nghiên cứu

Người bệnh là nam giới chiếm 61,3% cao hơn so với nữ giới chiếm 38,7% (Bảng 3.1).

Một số nghiên cứu trong nước cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở nam giới cao hơn nữ giới. Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương có tỷ lệ nam giới là

nam giới chiếm 62,3%; nữ giới chiếm 37,7% [9]. Nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn và cộng sự (2013) có tỷ lệ nam giới (74%) cao gần gấp ba lần nữ giới (26%) [16].

So với nghiên cứu ngoài nước, nghiên cứu của Bauer J và cộng sự thì cũng có tỷ lệ nam giới (56,3%) cao hơn nữ giới (43,7%) [25].

4.1.3. Nơi cư trú

Tỷ lệ người bệnh chiếm 62,0% sinh sống tại các thành phố, thị xã và thị trấn như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An ....còn lại 38,0% là ở vùng nông thôn và miền núi. Điều này phù hợp với cơ cấu dân số và địa lý vùng vì Bệnh viện 103 là Bệnh viện đa khoa hạng I và là bệnh viện tuyến cuối cùng của Quân đội. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự gia tăng mức độ bất bình đẳng đặc biệt là sự chênh lệch phân phối thu nhập được thể hiện rõ nét. Chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa nhóm giàu và nhóm nghèo ngày càng lớn và quan niệm khi có bệnh nhất là bệnh ung thư ở những vùng nông thôn xa xôi vẫn còn nhiều hạn chế.

So với nghiên cứu của Đào Thị Thu Hoài được thực hiện ở Bệnh viện Bạch Mai (2015) thì tỷ lệ người bệnh sinh sống tại nông thôn (27,8%) thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi (38,0%) [9].

4.1.4. Nghề nghiệp

Nhóm đối tượng là lao động tự do, hưu trí chiếm tỷ lệ cao nhất (50,6%); tiếp đến là đối tượng khác (20,0%); nhóm viên chức, hành chính chiếm 18,7%; nhóm nông dân chiếm 10,0% và thấp nhất là nhóm học sinh, sinh viên là 0,7%. Điều này phù hợp vì đối tượng trong nghiên cứu này trong độ tuổi đi học rất ít.

4.1.5. Trình độ học vấn

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm người bệnh có trình độ THPT chiếm tỷ lệ cao nhất là 34,7%; tiếp đến là trình độ dưới THCS là 33,3%; trình độ trung cấp/ cao đẳng chiếm 20,0% và trình độ đại học/ sau đại học chiếm 12,0%. 50 người bệnh có trình độ dưới THPT, theo thống kê đa số người bệnh này nằm trong nhóm tuổi trên 60 tuổi thì điều này là hợp lý do những năm trước 1975 nước ta vẫn chưa hoàn toàn thống nhất, kinh tế vẫn còn nghèo giáo dục chưa phổ cập.

4.1.6. Tôn giáo

Phần lớn số người bệnh trong nghiên cứu không có tôn giáo chiếm 98,0%; chỉ có 2,0% người bệnh có tôn giáo theo thiên chúa giáo. 3 người bệnh theo thiên chúa giáo đều đến từ những địa phương đa phần theo thiên chúa giáo như: Thạch Bích, Thanh Oai, Hà Nội (2 người bệnh); Xuân Trường, Nam Định (1 người bệnh).

4.1.7. Xếp loại kinh tế

Nhóm đối tượng nghiên cứu xếp loại kinh tế trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất là 51,3%; nhóm xếp loại kinh tế khá chiếm 28,7% và nhóm nghèo/ cận nghèo chiếm 20,0%. Kết quả này phù hợp với đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu, nhóm xếp loại kinh tế trung bình, khá đa phần có nghề nghiệp là viên chức, hành chính; lao động tự do; hưu trí.. Nhóm xếp loại kinh tế nghèo/ cận nghèo hầu hết là nhóm người bệnh nông dân, khác (người bệnh không có nghề nghiệp lại mất sức lao động; thất nghiệp và nội trợ).

4.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu 4.2.1. Tình trạng dinh dưỡng theo đánh giá PG - SGA 4.2.1. Tình trạng dinh dưỡng theo đánh giá PG - SGA

Phương pháp đánh giá PG – SGA là phương pháp đánh giá được toàn diện, tổng thể và chủ quan tất cả các khía cạnh của người bệnh ung thư như tình trạng sụt cân của người bệnh trong vòng 6 tháng và 1 tháng; sự thay đổi cân nặng trong vòng 2 tuần; thay đổi khẩu phần ăn; hoạt động và chức năng; triệu chứng ảnh hưởng đến ăn uống; nhu cầu chuyển hóa và khám các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến tình trạng dinh dưỡng (teo cơ, mất lớp mỡ dưới da, phù/ cổ chướng). Theo hiệp hội dinh dưỡng Mỹ khuyến cáo dùng PG – SGA để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của ngưởi bệnh ung thư, đặc biệt là người bệnh ung thư điều trị hóa chất.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ người bệnh có nguy cơ SDD hay SDD vừa/ nặng ( PG-SGA B và C) (58,0%) cao hơn tỷ lệ người bệnh có tình trạng dinh dưỡng tốt (42,0%). Trong số người bệnh có nguy cơ SDD thì tỷ lệ người bệnh có nguy cơ SDD nặng chiếm tỷ lệ khá cao là 16,7%. Điểm trung bình PG – SGA của người bệnh là 13,7 ± 8,06 điểm.

Kết quả này có cao hơn kết quả nghiên cứu của Dương Thị Phượng (2013) tiến hành trên 120 người bệnh ung thư tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với tỷ lệ có nguy cơ SDD (PG – SGA B và C) là 51,7%, trong đó có 12,5% có nguy cơ SDD nặng [15]. Nguyên nhân của sự khác biệt có thể do tiêu chuẩn chọn người bệnh vào nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi chọn người bệnh ung thư điều trị bằng hóa chất còn nghiên cứu của Dương Thị Phượng thực hiện trên tất cả người bênh ung thư điều trị bằng cả các phương pháp khác.

So với các nghiên cứu ngoài nước, nghiên cứu của chúng tôi cho biết tỷ lệ người bệnh có nguy cơ SDD cao hơn một số nghiên cứu. Nghiên cứu của Ebling B và cộng sự (2014) trên 80 người bệnh ung thư ở Croatia cho thấy tỷ lệ người bệnh có tình trạng dinh dưỡng tốt là 48,0% và có 52% người bệnh có nguy cơ SDD theo SGA vừa/ nặng [35]. Nghiên cứu của Segura A và cộng sự đánh giá TTDD của người bệnh ung thư tại Tây Ban Nha cho tỷ lệ người bệnh có nguy cơ SDD tương tự như nghiên cứu của Ebling B là 52,2%, trong đó có 40,4% SDD vừa và 11,8% có nguy cơ SDD nặng [66]. Một nghiên cứu khác trên người bệnh ung thư điều trị hóa chất tại Philipin cho tỷ lệ SDD đánh giá theo SGA là 47,7%, trong đó 43,2% SDD vừa và 4,5% SDD nặng [54].

Kết quả đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp PG – SGA cho thấy cần phải có kế hoạch sàng lọc đánh giá và đánh giá lại định kỳ TTDD của tất cả người bệnh ngay từ sớm để có biện pháp can thiệp phù hợp, đặc biệt là người bệnh có nguy cơ SDD cao như người bệnh ung thư.

4.2.2. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI

Tổ chức y tế thế giới (WHO) và tổ chức Lương nông của Liên hợp quốc (FAO) đều khuyến nghị dùng BMI (chỉ số khối cơ thể) để đánh giá TTDD cho người bệnh ngay từ khi vào viện.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, người bệnh có chỉ số BMI trung bình là 20,2 ± 2,22 kg/m2 (bảng 3.6). Theo phân loại BMI của người bệnh ung thư, tỷ lệ người bệnh SDD là 27,3%; tỷ lệ người bệnh bình thường chiếm cao nhất là 70,0% và thấp nhất là thừa cân với 2,7%. Số người bệnh SDD là nam giới chiếm 21,7% và

nữ giới chiếm 36,2%. Có sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng giữa người bệnh nam và nữ mắc ung thư theo đánh giá BMI song sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu Đào Thị Thu Hoài (2015) khi nghiên cứu trên 321 người bệnh ung thư tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai cho chỉ số BMI trung bình là 20,1 ± 2,9 [9]; nhưng thấp hơn so với nghiên cứu của Bincy R (2014) khi nghiên cứu trên 30 người bệnh ung thư cho chỉ số BMI trung bình là 23,17 ± 5,33 [26]. Sự khác biệt về BMI của người Việt Nam và các nước trên thế giới có thể lý giải do thể trạng người Việt Nam có chiều cao trung bình nằm trong tốp 5 nước có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới và cân nặng trung bình đứng thứ 9 trong tốp 10 quốc gia nhẹ cân nhất thế giới.

Một số nghiên cứu trong nước có tỷ lệ SDD cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn trên người bệnh ung thư dạ dày (2013) cho tỷ lệ người bệnh có BMI dưới 18,5 là 32,0% [16]. Một nghiên cứu trên người bệnh ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Bạch Mai (2013) cho tỷ lệ người bệnh có BMI dưới 18,5 lên đến 58,6% [10]. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ người bệnh SDD theo BMI có sự khác nhau ở các nghiên cứu trong nước nhưng đều chiếm tỷ lệ khá cao.

So với nghiên cứu ngoài nước, nghiên cứu của Hébuteme X và cộng sự (2014) được thực hiện ở 154 bệnh viện ở Pháp đánh giá TTDD trên 1554 người bệnh cho biết tỷ lệ SDD là 30,9% [44], đánh giá SDD trong nghiên cứu này là BMI dưới 18,5 và sụt cân 10% cân nặng trong vòng 6 tháng. Tỷ lệ người bệnh có BMI dưới 18,5 chỉ có 12,4% trong số 1545 người bệnh ung thư và chỉ chiếm 7,3% số người bệnh được chẩn đoán là SDD trong nghiên cứu này.

So sánh phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BMI và PG – SGA thì tỷ lệ người bệnh bị SDD theo BMI (27,3%) thấp hơn so với tỷ lệ người bệnh có nguy cơ SDD và SDD theo PG – SGA (58,0%). Điều này cho thấy nếu chỉ đánh giá TTDD người bệnh chỉ bằng chỉ số nhân trắc mà không lượng giá tình trạng

đoán người bệnh đã có dấu hiệu tiền suy mòn hay đã rơi vào giai đoạn suy mòn, ngay cả ở người bệnh có BMI trong giới hạn bình thường hay thừa cân [39], dẫn đến bỏ sót rất nhiều người bệnh có nguy cơ SDD. Năm 2015,với sự đồng thuận trên 75% thành viên của ESPEN kết luận: sàng lọc, chẩn đoán SDD nên dựa vào: tiêu chí BMI <18,5 hoặc kết hợp với tình trạng sụt cân hoặc giảm BMI hoặc chỉ số khối mỡ thấp, sử dụng điểm cắt phù hợp với tuổi và giới [29].

Do đó, mức BMI <18,5 là chỉ số đánh giá SDD rất chậm và không nên được sử dụng như chỉ số duy nhất để đánh giá tình trạng dinh dưỡng nên sử dụng phối hợp chỉ số nhân trắc với các thông số/ dấu hiệu khác ( sụt cân, thay đổi khẩu phần ăn, chỉ số thăm khám lâm sàng) để đánh giá toàn diện TTDD cho người bệnh ung thư.

4.2.3. Khẩu phần ăn

Đánh giá khẩu phần ăn trên 150 người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 40,7% người bệnh có năng lượng khẩu phần ăn đạt nhu cầu khuyến nghị và tỷ lệ người bệnh có năng lượng khẩu phần ăn không đạt NCKN chiếm tỷ lệ tương đối cao 59,3%. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần ăn trung bình của người bệnh ung thư có mức năng lượng là 1300,9 ± 224,52 kcal/ ngày. Nhóm người bệnh ung thư đường tiêu hóa có mức khẩu phần thấp nhất trong các nhóm ung thư với mức năng lượng trung bình là 1248,5 ± 200,37 kcal/ ngày, mức năng lượng khẩu phần ăn của ung thư đường tiêu hóa và ung thư phổi thấp hơn các nhóm ung thư còn lại. Sự khác biệt mức năng lượng khẩu phần ăn giữa các nhóm ung thư có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả nghiên cứu của Đào Thị Thu Hoài (2015) [9] cho biết tỷ lệ người bệnh ung thư có năng lượng khẩu phần ăn đạt NCKN (17,5%) thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi (40,7%);tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn ở mức thấp. Do vậy, cần phải quan tâm đặc biệt đến khẩu phần ăn của người bệnh ung thư.

Khẩu phần ăn của người bệnh thay đổi trong suốt quá trình điều trị bệnh, thay đổi theo tính chất của bệnh hay thay đổi bởi thái độ của người bệnh ... Người bệnh có chế độ ăn khoa học, phù hợp, đạt NCKN cho từng giai đoạn bệnh thì người Điều dưỡng cần tích cực động viên người bệnh duy trì chế độ ăn. Người bệnh có

chế độ ăn chưa hợp lý, không đạt NCKN do giai đoạn bệnh, tính chất bệnh hay điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, người Điều dưỡng cần tìm hiểu để có kế hoạch can thiệp kịp thời. Nếu điều kiện gia đình người bệnh khó khăn, người Điều dưỡng có thể tư vấn cho người nhà người bệnh, người bệnh những chế độ ăn phù hợp với kinh tế nhưng vẫn đảm bảo đủ năng lượng hay kêu gọi những tấm lòng hảo tâm hỗ trợ những người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn [14].

4.2.4. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo một số chỉ số hóa sinh

Chỉ số hóa sinh có ích trong việc đánh giá TTDD của người bệnh và là chỉ số quan trọng trong việc theo dõi, giám sát và hỗ trợ dinh dưỡng [46].

Tình trạng dinh dưỡng theo albumin

Albumin huyết thanh có ưu điểm dễ thực hiện, có giá trị và ít tốn kém nên được sử dụng rộng rãi trong đánh giá TTDD một cách định kỳ trong bệnh viện và trong điều trị dài hạn. Sự suy giảm mức độ albumin HT cho thấy có sự liên quan đến bệnh tật và tỷ lệ tử vong ở những người bệnh nhập viện. Vì lý do này mà mức độ albumin huyết thanh thường được sử dụng như chỉ số tiên lượng. Tuy nhiên, albumin có nhược điểm là thời gian bán thải khá dài khoảng 20 ngày. Mức độ thấp của albumin phản ánh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng đã tồn tại từ lâu, ít nhất là vài tuần hoặc vài tháng. Ngoài ra ở những người bệnh đang được điều trị hỗ trợ về dinh dưỡng, sự cải thiện giá trị albumin huyết thanh cùng với trạng thái dinh dưỡng hồi phục chỉ có thể quan sát được sau 2 tuần. Vì vậy, albumin huyết thanh được xem là chất chỉ thị muộn cho tình trạng SDD [19]. Mặc dù, albumin có độ nhạy thấp nhưng độ đặc hiệu lại cao nên trong rất nhiều nghiên cứu đánh giá dinh dưỡng, albumin huyết thanh vẫn luôn là thông số đánh giá quan trọng không thể thiếu.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ người bệnh SDD theo albumin là 21,4% trong đó tỷ lệ SDD nhẹ chiếm 18,7%; tỷ lệ SDD vừa chiếm 2,7%. Kết quả này thấp hơn so với phân loại TTDD theo BMI (27,3%) và PG – SGA (58,0%). Như vậy, khi đánh giá TTDD cho người bệnh nếu chỉ đơn thuần sử dụng chỉ số albumin để đánh giá thì đã bỏ sót khá nhiều người bệnh bị SDD. Bới albumin

có thời gian bán thải dài khoảng 20 ngày đồng thời còn bị chi phối bởi chức năng gan và một số yếu tố khác.

Nghiên cứu trên 120 người bệnh điều trị tại khoa Ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết tỷ lệ SDD theo albumin là 29,1% [15] cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn nghiên cứu của Phùng Trọng Nghị (2015) trên người bệnh ung thư với tỷ lệ SDD theo albumin là 23,7% [13]. Sự khác biệt này có thể được lý giải do tiêu chuẩn chọn người bệnh vào nghiên cứu. Nghiên cứu này của chúng tôi chỉ chọn người bệnh ung thư điều trị hóa chất còn nghiên cứu của Phùng Trọng Nghị lấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư điều trị bằng hóa chất tại bệnh viện quân y 103 năm 2018 (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)