6. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Chứng tích về hiện thực đời sống
Tuấn, chàng trai nước Việt là một bức tranh xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX được khắc họa một cách khá cụ thể, chân thực. Những diễn biến, thay đổi trong lòng xã hội Việt Nam cũng như nhiều vấn đề nổi bật của các nước trên thế giới đều được phản ánh một cách sinh động qua tác phẩm này. Qua cuộc đời nhân vật Tuấn, người đọc có thể thấy hiện thực xã hội Việt Nam giai đoạn những năm 30 của thế kỉ XX được thể hiện rõ nét trên các bình diện cơ bản như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, tôn giáo,…
2.1.1.1. Hiện thực về đời sống chính trị
Cuối thế kỉ XIX, khi phong trào Cần Vương thất bại, chính quyền thực dân Pháp đã trải qua gần 40 năm với những tổn thất nặng nề. Chính phủ Pháp nóng lòng thấy được kết quả của cuộc viễn chinh tốn kém ấy. Nhiều tên quan trị tàn bạo được cử sang để nhanh chóng ổn định tình hình trong nước và tiến hành khai thác tài nguyên.
Chính quyền thực dân Pháp tổ chức bộ máy cai trị ở Việt Nam lúc bấy giờ với “Cơ quan cai trị cao nhất ở Đông Dương là phủ toàn quyền có quan toàn quyền đứng đầu […]. Dưới phủ toàn quyền là các cơ quan cai trị hàng xứ được tổ chức tùy theo đặc điểm từng nơi” [23; tr.8].
Ở Nam Kỳ, đứng đầu là phó toàn quyền thường gọi là thống đốc. Giúp việc cho thống đốc gồm: Hội đồng tư vấn do thống đốc chủ tọa (gồm 4 viên chức người Pháp và 2 thân sĩ bản xứ) Hội đồng hình án; Hội đồng thuộc địa
(có 16 thành viên, trong đó có 10 người Pháp, 4 người Việt). Nam Kỳ được chia thành 20 đơn vị cai trị hàng tỉnh. Đứng đầu tòa công sứ mỗi tỉnh là viên công sứ người Pháp. Một số viên chức người Việt (đốc phủ, tri phủ, tri huyện, ký lục, thông ngôn) chỉ có chức năng giúp việc. Dưới tỉnh là phủ, huyện, có tri phủ, tri huyện. Đơn vị cai trị cơ sở là xã. Ở đây thực dân Pháp giữa nguyên vẹn tổ chức cai trị của Nam triều.
Ở Trung Kỳ, cơ quan cai trị thường được gọi là tòa khâm sứ do khâm sứ người Pháp đứng đầu. Trung Kỳ được chia thành 14 đơn vị hành chính hàng tỉnh. Đứng đầu mỗi tỉnh là công sứ người Pháp và các cơ quan giúp việc như ở Nam Kỳ. Nhưng ở Trung và Bắc Kỳ vẫn còn có quan lại cũ của Nam triều như tổng đốc, tuần phủ, án sát, lãnh binh, đề đốc, … để đóng vai thừa hành những quyết định của tòa sứ Pháp.
Ở Bắc Kỳ, cơ quan cai trị cao nhất là phủ thống sứ do thống sứ người Pháp đứng đầu. Giúp việc ho thống sứ là hội đồng bảo hộ. Bắc kỳ được chia thành 26 đơn vị cai trị, một quân khu và 35 đại lý. Tổ chức cai trị ở Bắc kỳ từ cấp tỉnh trở xuống giống như ở Trung Kỳ.
Hệ thống tòa án ở các xứ và tỉnh trực thuộc tổng biện lý bên cạnh tổng sứ. Người dân trên đất Việt Nam, bất kể là người ở xứ nào đều xử theo luật chính quốc phối hợp với luật Gia Long, không cần biết phong tục tập quán của người bản xứ. Khi cần khủng bố nhân dân nổi dậy, chúng thiết lập một hội đồng đề hình, tức là tòa án đặc biệt. Hội đồng này chủ yếu tìm cách làm thật nhiều án chém và án nặng. Việc xử án chỉ làm chiếu lệ.
Như vậy, giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhân dân Việt Nam phải chịu cùng lúc hai tầng áp bức là thực dân và phong kiến. Trên danh nghĩa là chế độ thực dân nửa phong kiến, nhưng kỳ thực, toàn bộ chính quyền bản xứ đều nằm trong tay thực dân Pháp. Hệ thống chính quyền độc đoán, giả tạo, thiếu thống nhất đã làm chia cắt đất nước ta, biến nước ta thành
một nhà tù lớn, nhân dân ta thành những người tù khổ sai đem mồ hôi, nước mắt thậm chí cả tính mạng để làm giàu cho bọn tư sản và quan cai trị Pháp.
Đối chiếu những tư liệu trong Lịch sử Việt Nam, chúng tôi nhận thấy hiện thực chính trị được Tuấn, nhân vật chính, ghi lại trong tác phẩm Tuấn, chàng trai nước Việt về cơ bản đúng với sự thật lịch sử. Tuấn không chỉ ghi lại hiện thực mà còn thể hiện quan điểm của mình rất rõ ràng.
Tuấn cũng nhận thấy nhân dân ta đang phải chịu hai tầng áp bức đó là thực dân và phong kiến. Theo lời của Tuấn Chế độ cai trị của người Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ không có sự khác nhau. Bắc Kỳ vẫn là đất của “Đại Nam Hoàng Đế” (Empereur d’Annam) mà kinh đô chính thức là Huế, lại vừa là xứ bảo hộ (Protectorat du Tonkin) thuộc địa của Pháp mà thủ đô là Hà Nội. Còn Nam Kỳ thì bị tách ra hẳn ra làm nhượng địa của Pháp, không còn dính líu gì với Vua An Nam nữa [68; tr.97].
Sự phân tầng giai cấp trong lòng xã hội Việt Nam giai đoạn này cũng được phản ánh trung thực trong tác phẩm: Đó là dân Pháp được chia thành hai hạng người là: “Dân Pháp (Sujets francais) và dân nhập tịch Pháp (Sujets naturalisés francais)” [97; tr.97].
Những biến động chính trị ở Việt Nam những năm 40 của thế kỷ XX cũng được tác phẩm Tuấn, chàng trai nước Việt ghi nhận một cách khá đầy đủ: Đó là việc ứ đọng của tình hình chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế của Việt Nam từ 1937 đến 1939. Sau cuộc họp sụp đổ của chính phủ Léon Blum (đảng S.F.I.O), Mặt trận Bình dân Pháp hoàn toàn tan vỡ. Lúc này các nhà cai trị cao cấp Đông Dương, do Mặt trận Bình dân Pháp đặt để, cũng dần dần trở cờ một cách nhẹ nhàng, êm thấm, không có gì xáo trộn lắm. Tình hình chính trị ở Việt Nam dần dần lắng dịu trong không khí ngột ngạt. Hoạt động của đảng phái tại Việt Nam bấy giờ cũng được đề cập đến trong tác phẩm: “Đảng cộng sản Đông Dương rút vào trong bóng tối, hoạt động bí mật, hoàn
toàn trở lại vị trí của một hội kín, bị mật thám Pháp dòm ngó hăm dọa. Ở Hà Nội, nhóm Đệ tứ rất thiểu số của Huỳnh Văn Phương không còn tỏ dấu hiệu sinh tồn nữa […]. Các đảng chính trị khác như Việt Nam Quốc Dân đảng ở Hà Nội, Việt Nam Phục Quốc hội ở Saigon, Tân Việt đảng ở Huế, không rục rịch từ lâu” [68; tr.878]. Tác phẩm cũng đưa ra những nhận định chung về tinh thần cách mạng của nhân dân cũng như ảnh hưởng của thực dân Pháp tại Việt Nam giai đoạn này: “Tinh thần cách mạng của quảng đại quần chúng hãy còn rụt rè, yếu ớt. Ảnh hưởng thực dân Pháp còn sâu đậm trong dân chúng” [68; tr.878].
Trong tác phẩm, nhân vật Tuấn cũng đưa ra những nhận định tổng thể về tình hình chính trị ở nước ta bấy giờ trên phương diện bề nổi, nhất là từ sau năm 1926: Tình hình chính trị nói chung ở Ba kỳ Trung Nam Bắc rất yên tĩnh, guồng máy hành chánh chạy đều đều, không có gì trục trặc.Từ làng đến xã cũng triệt để tuân theo trật tự đã an bài khắp nơi.
Như vậy, trong khoảng 40 năm đầu của thế kỉ XX, dưới chế độ thực dân phong kiến, tình hình chính trị nước ta có những nhiều thay đổi và chuyển biến. Tuấn, chàng trai nước Việt ghi nhận một cách chính xác, cụ thể hiện thực này. Đây được xem là những tư liệu quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX đến trước năm 1945.
2.1.1.2. Hiện thực về đời sống kinh tế
Chính quyền thuộc địa Pháp thực hiện chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt Nam trả tiền cho việc tiếp tục chinh phục và thống trị đất nước Việt Nam. Chúng bóc lột sức lao động của người dân bằng nhiều cách khác nhau, mà thâm độc nhất là chính sách dùng người Việt bóc lột người Việt để đem lại lợi ích kinh tế cho chúng. Trong đó có thủ đoạn dùng các “mẹ mìn”. Sau một thời gian quan sát, Tuấn phát hiện ra: “Mẹ mìn” là những con mẹ đàn bà bình dân, đi lang thang các phố và dùng một thứ bùa
ngải bí mật gì đó làm mê những người đi đường, khiến những người này đi theo họ […]. Thường thường mẹ mìn hay bắt người lao động đem bán cho các Hội Đồn điền Cao su và Hầm mỏ Pháp để các hội này chở họ qua Tân thế giới dùng làm công nhân rẻ tiền. Tác phẩm cũng chỉ rõ nguyên nhân mà thực dân Pháp dùng những “mẹ mìn” này là bởi “người Pháp mộ phu đồn điền khó khăn lắm, vì bị đi làm phu đồn điền, không khác nào bị đi đày khổ sai chung thân vậy” [68; tr.605].
Sau khi nắm quyền cai trị trên cả ba kỳ, chính quyền thuộc địa Pháp thi hành chính sách kinh tế mới nhằm lũng đoạn nền kinh tế lạc hậu của nước ta, tăng cường vơ vét để làm giàu cho chính quốc. Chúng tăng cường áp các loại thuế có liên quan đến đời sống người dân Việt Nam như thuế đinh, thuế điền, thuế thả neo, thuế trọng tải, thuể đèn pha, thuế hoa tiêu, thuế dầu, thế muối, thế rượu… đẩy nhân dân ta rơi vào cuộc sống lầm than. Trong khi đó, tất cả những hoạt động kinh tế mang lại lợi nhuận cao đều chỉ ưu tiên cho người Tây hoặc Tàu.
Mọi sự đầu tư vào các công trình giao thông vận tải đều nhằm mục đích phục vụ hoạt động khai thác tài nguyên và đẩy nhanh âm mưu xâm lược toàn bộ các nước Đông Dương của chính quyền thuộc địa. Tuấn, chàng trai nước Việt chỉ rõ thực dân Pháp không hề có ý định “khai hóa” đời sống nhân dân thuộc địa như chúng vẫn nói. Cho nên, ở Việt Nam, “trừ một vài đại lộ đã trải nhựa goudron để cho xe hơi chạy, nhất là xe các quan, còn thì hầu hết các đường phố đều lồi lõm, chỗ u, chỗ đột, sạn đá gồ ghề, mỗi lần mưa to là nước chảy như đường mương, khe suối” [68; tr.297].
Một trong những thủ đoạn thâm độc nhất là chính quyền thuộc địa Pháp lũng đoạn kinh tế Việt Nam mà Tuấn, chàng trai nước Việt vạch trần là việc mua bán thóc gạo. Chúng đã độc quyền thu mua lúa gạo với giá rẻ mạt. Nhân vật Tuấn đã ám chỉ điều này khi cho biết: “Saigon lại là một nhà máy lúa gạo vô tận để tiếp
tế cho cả Trung, Bắc Kỳ trong nhiều năm mất mùa hay đói rét” [68; tr.308].
Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn bán hàng hóa, khai thác nguyên liệu, cho vay lấy lãi, cưỡng đoạt đất đai sản xuất cà phê, cao su.... Tất cả các hoạt động kinh tế của thực dân Pháp đều phải hướng về việc cung ứng khẩn cấp cho ngân sách quân sự và tổ chức bộ máy cai trị nhằm đối phó với cao trào chống lại quân xâm lược của nhân dân ta.
Ngoài ra, thực dân Pháp còn tiếp tục ủng hộ giai cấp phong kiến thống trị cũ trong việc tước đoạt ruộng đất của nông dân. Về việc này, trong tác phẩm, Tuấn chưa miêu tả cụ thể nhưng Tuấn lại viết về những hệ lụy của người dân mất đất. Vì không có ruộng đất để sản xuất nên dân chúng phải bỏ xứ đi làm ăn xa hoặc làm phu cho các đồn điền, hầm mỏ. Chẳng hạn người dân Quảng Ngãi, nơi Tuấn sinh ra và lớn lên, ở đây “dân chúng đi buôn bán, từ tỉnh này qua tỉnh nọ dĩ nhiên là phải đi bộ rồi. Phần nhiều, họ rủ nhau năm, mười người đi cho có bạn, hàng mấy trăm cây số, mất nửa tháng hoặc 20 ngày, có khi hàng tháng. Họ đi bộ như thế từ Quảng Ngãi ra “Tou-ranh” (Tourane, Đà Nẵng), hoặc từ Hội An vô Nha Trang, Phan Thiết, Đồng Nai, Gia Định (Saigon)” [68; tr.92].
Như vậy, lúc bấy giờ, nhân dân ta cùng lúc phải chịu ba tầng áp bức là thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến Việt Nam. Chính sách khai thác của thực dân Pháp không những không giúp ích mà ngược lại còn làm cho nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ, phá hủy tài nguyên nước, đẩy nhân dân vào cảnh lầm than. Thực trạng nền kinh tế này đã được Tuấn, chàng trai nước Việt ghi lại một cách sinh động và chân thực. Đây là lí do tác phẩm được xem là tư liệu quan trọng trong việc nghiên cứu tình hình kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc.
2.1.1.3. Hiện thực về đời sống giáo dục
động khác, chính quyền thuộc địa Pháp không thể không tổ chức việc giáo dục. Vấn đề này được chính quyền thuộc địa hết sức quan tâm và cũng là vấn đề được tranh luận khá nhiều trong giới cai trị và trên báo chí của Pháp.
Trong công trình Lịch sử Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Kiêm chỉ ra nền giáo dục Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX – 1918 tuân theo những nguyên tắc như sau:
- Đào tạo một lớp người bản xứ có trình độ vừa đủ của kẻ thừa hành trung thành và tận tụy với mẫu quốc.
- Triệt để khai thác nội dung và hình thức của nền giáo dục phong kiến lạc hậu.
- Về mặt tổ chức, cần có sự kết hợp giữa trường học cũ với các loại trường học mới.
Để thực hiện những nguyên tắc này, chính quyền thực dân mở hai hệ thống trường học: trường Hán học và trường Pháp Việt. Hệ thống các trường Hán học tồn tại cho đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất thì được thay thế hoàn toàn bằng các trường Pháp Việt.
Tuấn, chàng trai nước Việt phản ánh đầy đủ, chân thực về thực trạng giáo dục Việt Nam như các tài liệu lịch sử đã ghi chép. Hơn nữa, Tuấn còn ghi lại một cách khá cụ thể nhiều số liệu, sự kiện của lĩnh vực giáo dục. Chẳng hạn, giai đoạn 1900-1910 là giai đoạn chữ Hán còn rất thịnh hành ở nước ta. Còn chữ Quốc ngữ dù ít người học nhưng cũng đã dần đi vào cuộc sống của người dân Việt Nam. Đến như cậu Bốn Thanh, người luôn “chê chữ Tây không có nghĩa lý cao thâm bằng chữ ta” cũng phải học chữ Quốc ngữ.
Qua sự quan sát và ghi nhận của Tuấn trong tác phẩm, nhiều chuyển biến lớn của nền giáo dục nước ta bấy giờ như chữ Quốc ngữ thay thế cho chữ Hán, các kì thi Hương thi Hội cũng dần bị bải bỏ (1919), các trường nhà nước dần được mở rộng khắp ba kỳ, cả các nhà Nho vốn quen với chữ Hán
cũng lo học chữ Quốc ngữ để bắt kịp xu hướng của xã hội… đã diễn ra một cách nhanh chóng, sâu rộng.
Qua Tuấn, chàng trai nước Việt, ta còn được biết tầng lớp trí thức tây học là những người góp phần tích cực trong việc truyền bá rộng rãi chữ Quốc ngữ giai đoạn những năm 1937-1939... Trong tác phẩm, Giáp tiếp tục dạy học ở trường Thăng Long với Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, còn Trần Huy Liệu thì viết báo. Mỗi thành viên có mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng họ vẫn hoạt động báo chí, dạy học mạnh mẽ để truyền bá chữ Quốc ngữ ở khu vực Hà Nội.
Về hệ thống trường học, Tuấn tìm hiểu rất kĩ và ghi lại những sự kiện nổi bật của giáo dục Việt Nam một cách cụ thể. Trước năm 1945, bằng Sơ học còn được gọi là bằng ri-me. Các trường làng dạy hai lớp Đông ấu và Dự bị (lớp năm, lớp tư). Ở các trường huyện, trường phủ có lớp Sơ đẳng (lớp ba). Còn ở trường tỉnh mới có lớp nhì, lớp nhất. Từ năm 1917, các trường tỉnh đều đặt thêm lớp Nhì đệ nhị niên và đổi là Tiểu Học Pháp Việt (École de Plein Exercise), trường Quốc học đổi tên thành trường Cao đẳng Tiểu học (Primaires Supérieures). Cũng trong năm 1917, Cao đẳng Tiểu học Đồng Khánh được thành lập. Đây là trường học dành riêng cho nữ sinh. Năm 1920, trường Cao đẳng Tiểu học Vinh ra đời. Năm 1921, trường Cao đẳng tiểu học Quy Nhơn được thành lập [68; tr.92].
Tuấn, chàng trai nước Việt còn cung cấp những số liệu cụ thể về số lượng học sinh qua các năm: Năm 1910, các “trường Nhà nước” cả Trung kỳ, tổng cộng chỉ có 1595 học sinh. Năm 1915 có 2442 học sinh. Năm 1920