Công tác quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự tham gia của người dân địa phương trong quá trình thực hiện dự án hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở việt nam tại tỉnh quảng trị (Trang 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.6. Công tác quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng

Từ năm 2011 – 2016, ngành lâm nghiệp Quảng Trị tập trung tuyên truyền và vận động các chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bến vững và cấp chứng chỉ rừng. Trung bình mỗi năm tổ chức từ 40 – 50 cuộc hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực, nhận thức cho các chủ rừng đặc biệt đối với các hộ gia đình trồng rừng quy mô nhỏ hiểu rõ hơn về chính sách Nhà nước trong công tác nâng cao chất lượng rừng kết hợp làm chứng chỉ rừng để nâng cao giá trị gia tăng từ trồng rừng sản xuất.

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Trị được đánh giá là một tỉnh đi đầu trong cả nước về công tác xây dựng chứng chỉ rừng. Hiện nay, 3 Công ty TNHH 1 thành viên Lâm nghiệp và 564 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã được cấp chứng chỉ rừng trồng, với tổng diện tích được cấp 20.343,57 ha (chiếm 11% trong cả nước) trong đó:

- Hội FSC Q.Trị: 1.722, 4 ha

- C.Ty LN Bến Hải: 8.558,54 ha

- C.Ty LN Đường 9: 4.868,4 ha

- C.Ty LN T. Hải: 5.194,23 ha

3.4. Xây dựng hạ tầng lâm sinh

Thông qua các nguồn vốn ngân sách sự nghiệp kinh tế kiểm lâm, dự án Nâng cao năng lực phòng cháy - chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm và vốn của các chương trình dự án, vốn vay chính phủ khác như Dự án 661, JBIC, ADB và vốn của các đơn vị nhà nước như các công ty lâm nghiệp,... đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng lâm sinh tương đối đồng bộ trên địa bàn tỉnh như sau:

Đường lâm nghiệp: 537 km; Đường ranh cản lửa: 1.465 km; Đường tuần tra bảo vệ rừng: 8 km; Chòi canh lửa rừng: 75 cái; Nguồn, điểm tiếp nước chữa cháy rừng: 36 cái; Trạm quản lý bảo vệ rừng: 39 cái; Nhà chứa dụng cụ chữa cháy rừng: 30 cái. Bảng quy ước bảo vệ rừng: 351 cái; Bảng cấp dự báo cháy rừng: 32 cái; Cột cờ thông tin tín hiệu PCCCR: 10 cột; Biển cấm tam giác: 200 cái

3.5. Xác định khu vực tiềm năng thực hiện REDD+ và các hoạt động ưu tiên

3.5.1. Xác định các khu vc tiềm năng thực hin REDD+

Việc phân tích không gian xác định khu vực tiềm năng thực hiện các hoạt động REDD+ được chia thành 3 nhóm, bao gồm:

- Nhóm 1: Các xã/chủ rừng có nguy cơ cao mất rừng và suy thoái rừng sẽ là những xã được chọn ưu tiên thực hiện các hoạt động giảm mất rừng và suy thoái rừng.

- Nhóm 2: Các xã/chủ rừng có tiềm năng nhất trong nâng cao diện tích và chất lượng rừng tự nhiên sẽ được ưu tiên thực hiện các hoạt động nâng cao trữ lượng các bon rừng, bảo tồn trữ lượng các bon và quản lý rừng bền vững.

- Nhóm 3: Các xã/chủ rừng có tiềm năng cho phát triển rừng trồng (tái trồng rừng) sẽ được chọn ưu tiên thực hiện hoạt động tăng cường trữ lượng các bon và quản lý rừng trồng bền vững

Kết quả phân tích dữ liệu không gian và tham vấn, thống nhất các bên liên quan tại tỉnh Quảng Trị đã xác định được 38 xã ưu tiên theo danh sách dưới đây.

Bảng 3.3: Danh sách các xã ưu tiên thực hiện REDD+ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

TT Tên huyện Tên xã Giảm

MR Giảm STR Bảo tồn C Tăng cường C QLRBV

1 Đak Rông Hướng Hiệp x x x x X

2 Đak Rông Húc Nghì x x x x

3 Đak Rông A Bung x x x

4 Đak Rông Hải Phúc x x x

5 Đak Rông Tà Rụt x x

6 Đak Rông Đa Krông x x x

7 Đak Rông Tà Long x x x

8 Đak Rông Ba Lòng x x

9 Đak Rông A Vao x

10 Đak Rông A Ngo x

11 Đak Rông Triệu Nguyên x

12 Đak Rông Ba Nang x

13 Đak Rông Mò Ó x x x

14 Cam Lộ Cam Tuyền X

15 Cam Lộ Cam Chính X

16 Cam Lộ Cam Nghĩa x x x

17 Cam Lộ Cam Thành x x x

TT Tên huyện Tên xã Giảm MR Giảm STR Bảo tồn C Tăng cường C QLRBV

19 Gio Linh Trung Sơn x x

20 Hướng Hóa Hướng Linh x x x

21 Hướng Hóa Hướng Lập x x x

22 Hướng Hóa Hướng Sơn x x

23 Hướng Hóa Hướng Phùng x x X

24 Hướng Hóa Xã Húc x

25 Hướng Hóa Hướng Việt x

26 Hướng Hóa Hướng Tân x x

27 Hướng Hóa Pa Tầng x x

28 Hướng Hóa A Dơi x x

29 Triệu Phong Triệu Ái X

30 Triệu Phong Triệu Thượng x x x

31 Vĩnh Linh Vĩnh Hà x x X

32 Vĩnh Linh Vĩnh Ô x x x

33 Vĩnh Linh Vĩnh Chấp x x

34 Hải Lăng Hải Lâm x x

35 Hải Lăng Hải Ba x x

36 Hải Lăng Hải Phú x x x

37 Hải Lăng Hải Sơn x x x

38 TX Quảng Trị

Bản đồ xác định khu vực ưu tiên được thể hiện ở hình 3.1 dưới đây:

Hình 3.1: Bản đồ phân vùng ưu tiên thực hiện REDD+ tỉnh Quảng Trị

Tóm lại, các xã được lựa chọn chủ yếu là những xã có diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng lớn. Đây là những xã có tiềm năng lớn trong việc thực hiện nhóm các giải pháp ưu tiên: giảm mất rừng, suy thoái rừng; nâng cao diện tích và chất lượng rừng tự nhiên; Phát triển rừng trồng (tái trồng rừng). Bên cạnh đó, đa phần các xã được chọn có toàn bộ hoặc một phần diện tích đất lâm nghiệp thuộc các chủ rừng lớn. Như vậy, khi thực hiện các hoạt động REDD+ tùy thuộc vào điều kiện cụ thể có thể áp dụng thực hiện các hoạt động với các chủ thể là chủ rừng hoặc hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng.

3.5.2. Xác định các hoạt động ưu tiên thực hin REDD+

Trên cơ sở kết quả phân tích nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và những rào cản trong việc nâng cao diện tích, chất lượng rừng và kết quả xác định khu vực ưu tiên thực hiện các hoạt động của REDD+ tại 38 xã trên địa bàn toàn tỉnh. Quá trình xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ đã tổ chức triển khai Hội thảo xác định các giải pháp nhằm giảm mất rừng, suy thoái rừng và tăng cường diện tích và chất lượng rừng và tiến hành tham vấn về tính khả thi của các giải pháp tại các xã ưu tiên, chủ

rừng và cộng đồng từ đó Tổng hợp các hoạt động ưu tiên theo từng nhóm hoạt động của REDD+ để đưa vào Hợp phần II của Kế hoạch hành động REDD+, bao gồm:

a) Nhóm hoạt động nhằm hạn chế mất rừng - Nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng:

- Tập huấn nâng cao hiệu quả cập nhật diễn biến rừng cho lực lượng cán bộ kiểm lâm.

- Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho cá nhân, hộ gia đình

và cộng đồng

- Hỗ trợ giao đất gắn với giao rừng tự nhiên, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng

- Phát triển kinh tế nông lâm kết hợp nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình, cá nhân - Sắp xếp, đổi mới mô hình tổ chức quản lý và sản xuất rừng và đất lâm nghiệp, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 – 2020.

- Đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm, chủ rừng và tổ đội bảo vệ rừng của xã.

- Hỗ trợ kinh phí quản lý bảo vệ rừng tự nhiên cho các chủ rừng là tổ chức và diện tích rừng tự nhiên thuộc UBND xã quản lý.

b) Nhóm hoạt động nhằm hạn chế suy thoái rừng - Phát triển lâm sản ngoài gỗ.

- Thực hiện tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng địa phương

- Tăng cường giải pháp thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng

c) Nhóm hoạt động Quản lý bền vững tài nguyên rừng

- Xây dựng và thực hiện phương án Quản lý rừng bền vững

- Xây dựng Đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020;

d) Hoạt động Bảo tồn trữ lượng các bon rừng

- Tăng cường các biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng, làm giàu rừng

e) Hoạt động Tăng cường trữ lượng các bon rừng

3.6. Cơ sở pháp luật thực hiện đồng quản lý rừng ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã đề cập đến quyền hạn và trách nhiệm của nhiều bên, đặc biệt là việc vận động, thúc đẩy cộng đồng tham gia cùng với các chủ rừng và chính quyền để quản lý, khai thác bền vững tài nguyên rừng và được hưởng lợi từ việc tham gia (Bảng 3.1). Trong đó đáng chú ý là các văn bản pháp quy:

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2005 (Luật BVPRT) Luật Đa dạng Sinh học 2008 (Luật ĐDSH),

Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020,

Quyết định 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020

Quyết định 07/2012/QĐ-TTG ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng

Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách thí điểm cơ chế đồng quản lý tại một số BQL rừng đặc dụng.

Theo đó, quy định và chỉ rõ những nguyên tắc nền tảng để thúc đẩy việc hình thành một mô hình quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của nhiều bên liên quan thông qua một hội đồng quản lý – là đại diện hợp pháp, đảm bảo sự thỏa thuận trực tiếp và tự nguyện giữa các bên liên quan về trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng và chia sẻ lợi ích hợp pháp giữa các bên liên quan. Các nguyên tắc này bao gồm:

Trách nhiệm bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học thuộc về toàn dân, Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình quản lý rừng cộng đồng

Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động và sự nghiệp hàng năm cho các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ và có chính sách hỗ trợ một số chi phí hoạt động cho các tổ bảo vệ rừng thôn, xã

Yêu cầu “Ban quản lý RĐD, rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp nhà nước triển khai thực hiện cơ chế đồng quản lý với cộng đồng dân cư địa phương trên cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng và cùng hưởng lợi ích từ rừng trên cơ sở đóng góp của các bên”

Bảng 3.4: Các chính sách, quy phạm liên quan đến đồng quản lý rừng ở Việt Nam

(theo chỉnh sửa bổ sung theo Swan 2010)

VĂN BẢN PHÁP LUẬT NỘI DUNG NỔI BẬT

Quyết định 218/2014/QĐ-TTg ngày 7/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Khuyến khích áp dụng các cách tiếp cận bảo tồn mới như đồng quản lý và chia sẻ lợi ích.

Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng và sản xuất)

Khoanh vùng dân sinh đối với cộng đồng sống trong diện tích rừng đặc dụng (hạn chế việc di chuyển dân) và cộng đồng được tạo điều kiện để đảm bảo sinh kế (nhưn hỗ trợ áp dụng khái niệm quản lý rừng dựa vào cộng đồng.

Thông tư số 70/2007/TT-BNN ngày 1/8/2007 của BNN về Hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn

Cho phép xây dựng các quy ước địa phương về bảo vệ và phát triển rừng; hỗ trợ pháp lý và xây dựng các thoả thuận sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính và 98/2010/TTLT-BQP-BNNPTNT

Hướng dẫn thực hiện một số điều về phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng theo.

Cộng đồng dân cư tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bản vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quy ước bảo vệ rừng tại địa phương.

Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý rừng

Cho phép BQL rừng đặc dụng có thể tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập và gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của khu rừng đặc dụng

VĂN BẢN PHÁP LUẬT NỘI DUNG NỔI BẬT

Chi trả dịch vụ hệ sinh thái

Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 09 năm 2010 Về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Hộ gia đình và cộng đồng dân cư được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng từ việc tham gia đầu tư phát triển và bảo vệ rừng lâu dài.

Du lịch

Xây dựng các điểm hỗ trợ du lịch theo quy định về quản lý rừng nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và tận dụng lợi ích từ các hoạt động du lịch trong diện tích rừng đặc dụng

CHƯƠNG 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng sự tham gia của người dân vào các hoạt động dự án

4.1.1. Tham gia của người dân trong xây dng d án

Tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng dự án là cần thiết để lựa chọn ưu tiên các hoạt động bảo vệ phát triển rừng nằm trong khuôn khổ dự án REDD+ đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Các nội dung tham gia của cộng đồng trong giai đoạn này gồm: ý kiến đóng góp, cung cấp thông tin về tình hình quản lý bảo vệ rừng, tình trạng các loại và nhu cầu phát triển rừng…Kết quả tham gia của cộng đồng người dân trong việc đóng góp ý kiến xây dựng dự án được đánh giá bằng tỷ lệ số cá thể của mỗi địa phương có tham gia đóng góp ý kiến so với số được mời tham gia; cũng như mức độ sử dụng ý kiến đóng góp cho nội dung này trong thực tiễn các hoạt động dự án đã và đang triển khai. Mức độ tham gia được đánh giá theo 5 cấp độ tham gia: Không biết, không được cung cấp thông tin, biết thông tin nhưng không tham gia, tham gia nhưng không đóng góp ý kiến, tham gia có đóng góp ý kiến, tham gia có đóng góp ý kiến và được điều chỉnh quyết định trong quá trình thực hiện ở bảng 6

Qua khảo sát 140 người dân là đại diện các hộ gia đình thuộc 4 thôn, đối với 2 thôn ở đồn bằng thì 100% được chính quyền kêu gọi tham gia các cuộc họp đóng góp ý kiến xây dựng dự án, đối với 2 thôn ở miền núi thì chỉ có 3,25% không được kêu gọi vì nhiều lý do khác nhau.

Bảng 4.1: Kết quả tham gia của cộng đồng trong việc tham gia ý kiến xây dựng dự án

(Đ.vt: tỷ lệ %) Stt Mức độ tham gia Thôn Mới (%) Thôn Cát (%) Thôn Phương Lang (%) Thôn Trường Phước (%)

1 Không biết, không được cung cấp thông tin 5 2.5 0 0 2 Được cung cấp thông tin, nhưng không tham gia 30 12.5 10 32.5 3 Được cung cấp thông tin, được tham gia 62.5 72.5 72.5 67.5 4 Được cung cấp thông tin, được tham gia và đóng

góp ý kiến 2.5 12.5 17.5 0

5 Được tham gia, đóng góp ý kiến và điều chỉnh

Đánh giá theo tổng số cộng đồng, thì số lượng được mời đến và chỉ thụ động tham gia chiếm tỷ lệ cao nhất 62,5 - 72,5%; Kế đến là được cung cấp thông tin nhưng không tham gia 10 - 32,5%; Không biết, không được cung cấp thông tin 0 - 5% và Được tham gia, đóng góp ý kiến và điều chỉnh quyết định trong quá trình thực hiện là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự tham gia của người dân địa phương trong quá trình thực hiện dự án hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở việt nam tại tỉnh quảng trị (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)