Tham gia của người dân trong xây dựng dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự tham gia của người dân địa phương trong quá trình thực hiện dự án hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở việt nam tại tỉnh quảng trị (Trang 45 - 47)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.1.1. Tham gia của người dân trong xây dựng dự án

Tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng dự án là cần thiết để lựa chọn ưu tiên các hoạt động bảo vệ phát triển rừng nằm trong khuôn khổ dự án REDD+ đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Các nội dung tham gia của cộng đồng trong giai đoạn này gồm: ý kiến đóng góp, cung cấp thông tin về tình hình quản lý bảo vệ rừng, tình trạng các loại và nhu cầu phát triển rừng…Kết quả tham gia của cộng đồng người dân trong việc đóng góp ý kiến xây dựng dự án được đánh giá bằng tỷ lệ số cá thể của mỗi địa phương có tham gia đóng góp ý kiến so với số được mời tham gia; cũng như mức độ sử dụng ý kiến đóng góp cho nội dung này trong thực tiễn các hoạt động dự án đã và đang triển khai. Mức độ tham gia được đánh giá theo 5 cấp độ tham gia: Không biết, không được cung cấp thông tin, biết thông tin nhưng không tham gia, tham gia nhưng không đóng góp ý kiến, tham gia có đóng góp ý kiến, tham gia có đóng góp ý kiến và được điều chỉnh quyết định trong quá trình thực hiện ở bảng 6

Qua khảo sát 140 người dân là đại diện các hộ gia đình thuộc 4 thôn, đối với 2 thôn ở đồn bằng thì 100% được chính quyền kêu gọi tham gia các cuộc họp đóng góp ý kiến xây dựng dự án, đối với 2 thôn ở miền núi thì chỉ có 3,25% không được kêu gọi vì nhiều lý do khác nhau.

Bảng 4.1: Kết quả tham gia của cộng đồng trong việc tham gia ý kiến xây dựng dự án

(Đ.vt: tỷ lệ %) Stt Mức độ tham gia Thôn Mới (%) Thôn Cát (%) Thôn Phương Lang (%) Thôn Trường Phước (%)

1 Không biết, không được cung cấp thông tin 5 2.5 0 0 2 Được cung cấp thông tin, nhưng không tham gia 30 12.5 10 32.5 3 Được cung cấp thông tin, được tham gia 62.5 72.5 72.5 67.5 4 Được cung cấp thông tin, được tham gia và đóng

góp ý kiến 2.5 12.5 17.5 0

5 Được tham gia, đóng góp ý kiến và điều chỉnh

Đánh giá theo tổng số cộng đồng, thì số lượng được mời đến và chỉ thụ động tham gia chiếm tỷ lệ cao nhất 62,5 - 72,5%; Kế đến là được cung cấp thông tin nhưng không tham gia 10 - 32,5%; Không biết, không được cung cấp thông tin 0 - 5% và Được tham gia, đóng góp ý kiến và điều chỉnh quyết định trong quá trình thực hiện là 0%. Như vậy, có trung bình 8,1% cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến để xây dụng dự án, chiếm tỷ lệ quá thấp. Số lượng tham gia và có đóng góp ý kiến xây dựng dự án ở thôn Phương Lang cao nhất là 17,5 %, người dân khá quan tâm đến các dự án bảo vệ phát triển rừng, vì ở đây trồng rừng, kinh doanh rừng trồng, khai thác lâm sản ngoài gỗ là một trong những nguồn thu nhập chính.

Đối với thôn Trường Phước, mặc dù là thôn được chọn thí điểm dự án, nhưng vì trên địa bàn thôn không có rừng tự nhiên, đời sống người dân ít phụ thuộc vào rừng. Nên ngay từ ban đầu khi được mời tham gia các cuộc họp đóng góp ý kiến xây dựng dự án, họ không quan tâm đến việc quản lý bảo vệ rừng với họ rừng cũng không đóng vai trò quan trọng. Chính vì thế, việc tham gia vào dự án không phải là vấn đề họ quan tâm. Đây chính là điểm yếu của dự án . Và kết quả cho thấy có 100 % người dân được chính quyền cung cấp thông tin, trong đó 32,5 % không đến tham dự các cuộc họp, 67,5 có tham gia các cuộc họp, nhưng chỉ đến lắng nghe và hầu như không đóng góp ý kiến. người dân cho rằng địa phương họ không còn rừng tự nhiên, mặt khác họ kiếm sống bằng các ngành nghề khác như kinh doanh buôn bán, chăn nuôi, trồng trọt… nên việc tham gia dự án REDD+ để bảo vệ phát triển rừng hay hưởng lợi lâu dài từ bán chứng chỉ các bon là không thiết thực.

Điều này cho thấy, mặc dù 2 thôn đều ở đồng bằng, trình độ dân trí tương đương nhau, thông tin dự án cũng được chuyển đến từng hộ. Nhưng vì nhận thức ban đầu về lợi ích mà dự sẽ án mang lại đã làm ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào giai đoạn đóng góp ý kiến xây dựng dự án.

Cộng đồng người dân thôn Mới, thôn Cát tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng dự án với 2,5-5%, những người này cho rằng họ không được biết, không được cung cấp thông tin về các cuộc họp xây dựng dự án. 62,5 – 72,5% có tham dự nhưng không đóng góp ý kiến. Tham dự và có đóng góp ý kiến là 12,5% ở Thôn Cát, 2,5% ở Thôn Mới. Tại nghiên cứu này những người dân có đóng góp ý kiến tại các cuộc họp chủ yếu là cán bộ thôn: Trưởng thôn, phó thôn, bí thư, chi hội trưởng các hội…, điều nổi bật hơn nữa họ chủ yếu là nam giới. có quá nhiều sự khác biệt giữa hai nhóm nam và nữ ở mức độ “tham gia đóng góp ý kiến” và “tham gia nhưng không có ý kiến gì”. Không có nhiều nữ giới đáp ứng mức độ này. Một số trường hợp khá ít gặp đó thường là cán bộ trong Hội phụ nữ xã hoặc chi hội phụ nữ thôn và những người phụ nữ trẻ có học vấn, đã được tập huấn. Nam giới xuất hiện nhiều hơn trong các chức vụ là: cán bộ thôn, những người có học vấn, và các cựu chiến binh, thông thạo tiếng Việt

và có nhận thức tốt, nam giới thể hiện sự nhận thức rõ ràng và cụ thể hơn nhóm nữ. Ở mức độ biết đầy đủ chỉ có nhóm nam với thôn đáp ứng được.

Tóm lại, chính quyền các địa phương và ban quản lý dự án đã có chính sách kêu gọi sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng dự án. Phần lớn cộng đồng có tham gia, nhưng kết quả tham gia giữa các cộng đồng khác nhau. Có sự khác nhau trong mức độ tham gia tùy thuộc vào nhiều yếu tố, Cộng đồng ở đồng bằng, về trình độ dân trí cao hơn hơn cộng đồng ở miền núi, nhưng cộng đồng ở miền núi lại sống phụ thuộc vào rừng nhiều hơn. Cộng đồng càng phụ thuộc vào rừng thì họ càng quan tâm đến dự án. Điều nay cho thấy địa phương và ban quản lý dự án khá lúng túng trong việc kêu gọi người dân tham gia. Thiếu cụ thể trong chính sách huy động sự tham gia của cộng đồng trong nội dung này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự tham gia của người dân địa phương trong quá trình thực hiện dự án hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở việt nam tại tỉnh quảng trị (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)