3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1.2. Tham gia của người dân trong thực hiện dự án
Trong giai đoạn thực thi dự án thì cán bộ chính quyền và cán bộ dự án thường đóng vai trò tổ chức, quản lý và giám sát .Một số hoạt động chính quyền và dự án cũng có thể chỉ làm công tác tổ chức, tập huấn, hỗ trợ pháp lí cho cộng đồng về tổ chức, chuyên môn trong trường hợp cộng đồng tự thực hiện.
Các hoạt động chính của dự án triển khai tại 4 thôn trong giai đoạn này bao gồm: Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức: Tuyên truyền lưu động về chủ đề REDD+ và biến đổi khí hậu tại thôn bản, tập huấn "Nâng cao nhận thức về REDD+ và biến đổi khí hậu", Tuyên truyền nâng cao nhận thức trước tham vấn, Các đợt ngoại khóa trong trường học cho con em tại địa phương về biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên…; Hoạt động hội họp về các chủ đề liên quan như: Họp tham vấn đánh giá mức độ hiểu biết và sẵn sàng thực hiện REDD+ tại địa phương, họp tham vấn cộng đồng để phân tích các nguyên nhân mất rừng, kiểm chứng nhóm hoạt động…Họp tham vấn đề xuất mô hình thí điểm sản xuất dưới tán rừng…
Đặc biệt trong giai đoạn 1 dự án đã xây dựng mô hình thí điểm giao đất giao rừng tại 2 thôn Mới và Cát xã Hướng Sơn bao gồm các hoạt động như: Xây dựng tài liệu phổ biến chính sách, kỹ thuật giao rừng và tập huấn cho người dân thôn, điều tra đánh giá chất lượng rừng cho 1380 ha rừng của thôn Mới, Cát đã được giao trước đây phục vụ cho việc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ rừng bền vững bao gồm: Xây dựng quy ước, kế hoạch quản lý, thành lập BQL rừng cộng đồng, tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân về quản lý rừng, xây dựng bản kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 5 năm và hàng năm, thực hiện quy ước vào hoạt động quản lý bảo vệ rừng, thành lập và vận hành tổ bảo vệ rừng…
4.1.2.1. Tham gia của người dân trong các hoạt động truyền thông của dự án
Theo khảo sát thực tế các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức dự án triển khai tại 4 thôn thì có: 95% cá thể cộng đồng thôn Mới, 74% cá thể cộng đồng thôn Cát, 77,5 cá thể cộng đồng thôn Phương Lang, 90,625 cá thể cộng đồng thôn Trường Phước đã được chính quyền kêu gọi tham gia trực tiếp các đợt tuyên truyền này, trong đó: tỷ lệ tham gia cao nhất là cộng đồng thôn Trường Phước đạt 66,875%. Ngược lại mặc dù tỷ lệ tham gia nhiều nhất nhưng chủ yếu người dân trong thôn chỉ tham gia lắng nghe, ngoài ra ít tham gia ý kiến hay đặt câu hỏi về các vấn đề thắc mắc, tỷ lệ đóng góp ý kiến hay đặt câu hỏi chỉ đạt 8,13% thấp nhất trong 4 thôn. Tỷ lệ này cao nhất ở thôn Mới là 18%, tiếp theo là thôn Cát 15%, thôn Phương Lang 15%. Qua tham vấn người dân và cán bộ các cấp, thì kết quả cho thấy mức độ tham gia của người dân trong hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức chỉ dừng lại cao nhất ở mức độ 4 là tham gia có đóng góp ý kiến.
Bảng 4.2: Kết quả tham gia của cộng đồng thôn Mới và thôn Cát (2 thôn miền núi)
trong hoạt động truyền thôn nâng cao nhận thức
Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4 Cấp độ 5 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4 Cấp độ 5
Truyền thông nâng cao nhận
thức 5 30.6 46.3 18.1 0 25.6 11.9 47.5 15 0
1
Tuyên truyền lưu động về chủ đề REDD+ và biến đổi khí hậu tại thôn bản
0 20 52.5 27.5 0 0 2.5 72.5 25 0
2 Tập huấn "Nâng cao nhận thức về
REDD+ và biến đổi khí hậu" 2.5 40 30 27.5 0 30 22.5 22.5 25 0 3 Tuyên truyền nâng cao nhận thức
trước tham vấn 0 17.5 65 17.5 0 2.5 2.5 85 10 0
4
Các đợt ngoại khóa trong trường học cho con em tại địa phương về biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
17.5 45 37.5 0 0 70 20 10 0 0
Stt Hoạt động
Thôn Mới (%) Thôn Cát(%)
Đối với các đợt tuyên truyền lưu động, tuyên truyền nâng cao nhận thức tại thôn bản. Cán bộ huyện xã, kiểm lâm địa bàn, cán bộ dự án phối hợp cùng cán bộ thôn tổ chức. Địa điểm tổ chức có thể là ở hội trường thôn hay nhà của trưởng thôn. Chế độ cho người dân tham gia hoạt động tuyên truyền được đánh giá là cần thiết là động lực để họ tham gia tích cực hơn vào các hoạt động của dự án. Từ nguồn số liệu thu thập được, phụ cấp cho mỗi người dân tham gia tuyên truyền tại địa phương là 50.000/người/buổi. Qua thông tin trao đổi với cán bộ dự án thì số tiền này được linh động từ các chi phí tổ chức, còn theo quy định của dự án, người dân tham dự họp tại địa bàn nơi cư trú không được hưởng phụ cấp. Theo điều tra thì người dân đến với các
đạt, xem các phim phóng sự về biến đổi khí hậu và REDD+. Người dân ở 2 thôn miền núi tham gia buổi tuyên truyền tích cực hơn. Tuy nhiên tỷ lệ đặt câu hỏi và đóng góp ý kiến vẫn thấp so với tỷ lệ tham gia, cao nhất chỉ có 27,5%. Nam giới thường tham gia với vai trò khác nữ giới, họ sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn. Rất ít phụ nử mạnh dạn phát biểu ý kiến. Số ít là được cán bộ dự án chỉ định, nhưng đa số họ vẫn rất rụt rè. Đây là hiện tượng diễn ra thường xuyên ở hầu hết các hoạt động dự án. Điều này dẫn đến một hiện tượng khá phổ biến là “Tái mù thông tin”, người dân công nhận mình có tham gia các buổi tuyên truyền do dự án tổ chức, có nhớ là dự án REDD+, dự án về bảo vệ rừng. Nhưng dự án REDD+ thực hiện hoạt động cụ thể gì họ lại không nhớ. Ở 2 thôn đồng bằng, mặt bằng dân trí, đời sống kinh tế cao hơn, phương tiện truyền thông cũng đầy đủ hơn nên hiện tượng “tái mù thông tin” ít hơn 2 thôn miền núi. Qua các đợt phỏng vấn, người dân biết và nắm được hoạt động chính của dự án REDD+. Tuy nhiên mức độ quan tâm của họ về dự án không cao.
Bảng 4.3: Kết quả tham gia của cộng đồng thôn Phương Lang và thôn Trường Phước
(2 thôn đồng bằng) trong hoạt động truyền thôn nâng cao nhận thức
Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4 Cấp độ 5 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4 Cấp độ 5
Truyề n thông nâng cao nhận thức 22.5 28.8 33.8 15 0 8.75 23.8 58.8 8.13 0
1
Tuyên truyền lưu động về chủ đề REDD+ và biến đổi khí hậu tại thôn bản
5 30 47.5 17.5 0 0 15 65 20 0
2 Tập huấn "Nâng cao nhận thức về
REDD+ và biến đổi khí hậu" 42.5 15 15 27.5 0 17.5 45 35 2.5 0
3 Tuyên truyền nâng cao nhận thức
trước tham vấn 17.5 20 57.5 5 0 0 22.5 67.5 10 0
4
Các đợt ngoại khóa trong trường học cho con em tại địa phương về biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
25 50 15 10 0 17.5 12.5 67.5 0 0
Stt Hoạt động
Thôn Phương Lang(%) Thôn Trường Phước(%)
Tương tự các hoạt động tuyên truyền tại thôn bản, các buổi tập huấn nâng cao nhận thức về REDD+ và biến đổi khí hậu. Dự án thường chọn địa điểm là trung tâm thành phố Đông Hà hoặc thị trấn Khe Sanh để tổ chức. Đối tượng được mời tham dự trong 1 lớp tập huấn thường đại diện cán bộ thôn, và một số hộ gia đình trong thôn, mỗi đợt tập huấn có 5-7 đại diện/thôn tham gia. Phụ cấp cho đại biểu tham dự tập huấn cao hơn nhiều so với phụ cấp tham dự tuyên truyền, được tính bằng tiêu chuẩn quy định tại EU cost norm 2013, 500.000 - 600.000VNĐ /người ngày kèm chi phí xăng xe đi lại. Công tác phí này được thay đổi tùy vào địa bàn tổ chức tập huấn. Qua kết quả điều tra, đại diện các thôn đi tham dự tập huấn thông thường là cán bộ thôn được mời đích danh, riêng đại diện các hộ gia đình thì được ban quản lý thôn đề xuất mời, những
hộ gia đình có rừng, hay những hộ tiêu biểu trong thôn sẽ được tham dự tập huấn. Cả thôn ở miền núi hay đồng bằng thì việc cử đại diện đi tập huấn đều diễn ra tương tự nhau. Một hiện tượng lặp lại là trong các buổi tập huấn tỷ lệ nam giới tham gia vẫn cao hơn nữa giới. Thường thì nữ giới chiếm ít hơn 30% tổng số đại biểu (số liệu từ báo cáo tổng kết dự án giai đoạn 1). Cán bộ dự án cho biết, thời gian một lớp tập huấn kéo
dài tầm 2 ngày. Chương trình tập huấn bao gồm bài giảng của giảng viên, cho học viên xem phim phóng sự về bảo vệ rừng, biến đổi khí hậu, REDD+…và các dạng bài tập thảo luận nhóm. Người dân tham dự tập huấn thường trầm, ít đặt câu hỏi trong các bài trình bày của giảng viên. Họ chỉ bắt đầu nêu lên ý kiến hay đặt câu hỏi khi được giảng viên gợi ý, hay tại các nội dung thảo luận nhóm. Theo cán bộ dự án, trong 1 lớp tập huấn nếu thành phần có đủ người dân 4 thôn, thì người dân vùng núi tỏ ra im lặng hơn, tuy nhiên thái độ tham gia và sự quan tâm của họ về các vấn đề của dự án lại được đánh giá cao hơn.
Qua đây lần nữa khẳng định sự tham gia của người dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố trình độ và nhu cầu sử dụng rừng là khá quan trọng. Tiếp đến là cách thức truyền thông của dự án. Sự tham gia của cộng đồng trong gia đoạn này là rất quan trọng. REDD+ là chủ đề khá mới và trừu tượng, lại là một dự án kỷ thuật, ít hỗ trợ về mặt tài chính như những dự án tài trợ khác, thì việc truyền thông để người dân nắm bắt thông tin, hiểu ra ý nghĩa dự án là điều cần thiết. Khi người dân hiểu được ý nghĩa của dự án thì họ mới tích cực tham gia vào các giai đoạn tiếp theo. Một khi họ hiểu được việc bảo vệ rừng không phải là việc chỉ thực hiện ngày một ngày hai để đạt cái lợi trước mắt. Cũng không phải là việc của riêng 1 cá nhân hay một địa phương nào đó, mà là trách nhiệm của cả cộng đồng. Thì khi đó mức độ tham gia của họ mới tích cực hơn được.
4.1.2.2. Tham gia của người dân trong các hoạt động hội họp về các chủ đề liên quan
Vì đây là dự án kỷ thuật nên dự án tổ chức khá nhiều cuộc họp về các chủ đề liên quan, nổi bật trong đó là họp tham vấn đánh giá mức độ hiểu biết và sẵn sàng thực hiện REDD+, họp tham vấn cộng đồng để phân tích các nguyên nhân mất rừng, kiểm chứng nhóm hoạt động…họp tham vấn đề xuất mô hình thí điểm dưới tán rừng, họp về FPIC/FLA/REDD ở thôn bản…
Bảng 4.4: Kết quả tham gia của cộng đồng thôn Mới và thôn Cát (2 thôn miền núi)
trong hoạt động hội họp
Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4 Cấp độ 5 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4 Cấp độ 5 II Hội họp về các chủ đề liên quan 4.5 18 48.5 28.5 0.5 28.5 23.5 40 8 0
1 Họp tham vấn để giới thiệu việc
thực thi dự án 5 30 62.5 2.5 0 2.5 12.5 72.5 12.5 0
2
Họp tham vấn đánh giá mức độ hiểu biết và sẵn sàng thực hiện REDD+ tại địa phương
2.5 22.5 42.5 30 2.5 2.5 55 27.5 15 0
3
Họp tham vấn cộng đồng để phân tích các nguyên nhân mất rừng, kiểm chứng nhóm hoạt động…
15 25 50 10 0 70 22.5 7.5 0 0
4 Họp tham vấn đề xuất mô hình
thí điểm sản xuất dưới tán rừng 0 10 32.5 57.5 0 62.5 12.5 17.5 7.5 0
5 Họp về FPIC/FLA/REDD ở cấp
thôn bản 0 2.5 55 42.5 0 5 15 75 5 0
Stt Hoạt động
Thôn Mới (%) Thôn Cát(%)
Sự tham gia vào các cuộc họp của cộng đồng trong 4 thôn không đồng đều, như vùng thôn Mới tỷ lệ tham gia họp 77,5 %, cũng là thôn có nhiều ý kiến phản ánh nhất với 28,5%; Trong khi đó Thôn Cát với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương đương nhưng mức độ tham gia chỉ đạt 48% - có đóng góp ý kiến 8%, thôn Phương Lang là 44,5% - có đóng góp ý kiến 10%, thôn Trường Phước 41,5% - có đóng góp ý kiến 5%. Bảng 4.4 Qua tham vấn thì hầu hết người dân đều cho rằng vai trò cao nhất tại các cuộc họp do dự án REDD+ tổ chức thuộc về cán bộ xã và cán bộ dự án. Cán bộ là người dẫn dắt cuộc họp. Một số ít cá nhân cho rằng họ được tham gia và có tiếng nói. Đối với cuộc họp đề xuất mô hình thí điểm dưới tán rừng thì người dân thôn Phương Lang và Trường Phước hầu như không biết. Lý do là mặc dù cả 4 thôn đều nằm trong vùng dự án, nhưng chỉ có 2 thôn ở miền núi được chọn thực hiện mô hình thí điểm giao đất giao rừng và quản lý rừng sau giao. Vốn bản chất là dự án thiên về hỗ trợ kỷ thuật, các hoạt động chính chủ yếu là truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân và cán bộ các cấp về REED+, biến đổi khí hậu; hội họp các chủ đề. Mô hình thí điểm là hoạt động duy nhất sát với đời sống thực tế của người dân, nhưng 2 thôn ở đồng bằng lại không được tham gia. Điều này làm ảnh hưởng đến sự quan tâm của người dân 2 thôn đồng bằng đến dự án.
Bảng 4.5: Kết quả tham gia của cộng đồng thôn Phương Lang và thôn Trường Phước
(2 thôn đồng bằng) trong hoạt động hội họp
Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4 Cấp độ 5 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4 Cấp độ 5 II Hội họp về các chủ đề liên quan 40 15.5 34.5 10 0 39 19.5 36.5 5 0
1 Họp tham vấn để giới thiệu
việc thực thi dự án 0 10 72.5 17.5 0 0 32.5 67.5 0 0
2
Họp tham vấn đánh giá mức độ hiểu biết và sẵn sàng thực hiện REDD+ tại địa phương
0 30 52.5 17.5 0 0 20 75 5 0
3
Họp tham vấn cộng đồng để phân tích các nguyên nhân mất rừng, kiểm chứng nhóm hoạt động…
100 0 0 0 0 87.5 10 2.5 0 0
4
Họp tham vấn đề xuất mô hình thí điểm sản xuất dưới tán rừng
100 0 0 0 0 100 0 0 0 0
5 Họp về FPIC/FLA/REDD ở
cấp thôn bản 0 37.5 47.5 15 0 7.5 35 37.5 20 0
Stt Hoạt động
Thôn Phương Lang(%) Thôn Trường Phước(%)
Như vậy, đối với các hoạt động hội họp dự án cần mở rộng sự tham gia của các bên trong cộng đồng hưởng lợi. Bởi vì, việc tham gia ngay từ đầu và thể hiện ý kiến, quan điểm về nhu cầu của người dân sẽ giúp cho họ hiểu rõ trách nhiệm và lợi ích của sự tham gia sẽ góp phần thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. Qua đó cho thấy, công tác tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia chưa được chú trọng, đặc biệt là đối với các nội dung cần cộng đồng đánh giá, cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng, nhu cầu của người dân khi thực hiện dự án… Ý kiến của người dân sẽ là cơ sở để có định hướng điều chỉnh và hoặc nâng cao vai trò của họ trong từng hoạt động dự án.
4.1.2.3. Tham gia của người dân trong xây dựng mô hình thí điểm REDD+
Mô hình chỉ thực hiện ở 2 thôn miền núi. Toàn bộ kết quả hoạt động của mô hình thí điểm giao đất giao rừng và quản lý rừng bền vững sau giao được lấy từ nguồn thứ cấp của các đơn vị: UBND xã, hạt Kiểm Lâm Huyện, ban quản lý dự án kết hợp với nguồn số liệu sơ cấp thu được từ hoạt động phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan, phỏng vấn hộ gia đình và thảo luận nhóm. Mức độ tham gia của người dân vào các