Công tác giống trong việc nâng cao khả năng sản xuất của lợn thịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sức sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp lợn lai pietrain x (duroc x meishan) và duroc x (pietrain x meishan) (Trang 26 - 27)

1.5.1. Chọn lọc

Chọn lọc là quá trình mà qua đó một số cá thể đáp ứng được tiêu chuẩn chọn lọc thì được giữ lại và cho phép sinh sản. Chọn lọc là biện pháp đầu tiên để cải tiến di truyền giống vật nuôi. Chọn lọc không tạo ra các kiểu gen nhưng nó cho phép kiểu gen nào được tồn tại nhiều ở con cái, điều đó cũng có nghĩa thay đổi tần số các gen hay kiểu gen của quần thể theo hướng có lợi cho con người. Đối với lợn thịt, chúng được chọn lọc theo hướng tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỉ lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt (mỡ dắt, độ mềm, độ mọng, hương vị) và kháng bệnh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi. Cùng với sự tiến bộ của kĩ thuật chăn nuôi công tác chọn giống đã không ngừng phát triển để chọn tạo ra những giống, dòng, cá thể mang những tính trạng mong muốn của con người. Chọn lọc được xem là phương pháp tốt để cải thiện các thành phần trong thân thịt xẻ (Latorre và cs, 2008). Quá trình chọn lọc đã thu được những kết quả tốt, cụ thể độ dày mỡ lưng ở vị trí P2 từ 14 mm năm 1976 giảm xuống 6.6 mm vào năm 2000 tỉ lệ nạc tăng từ 61,5 lên 67.6% và FCR từ 3,0 giảm xuống 2,27 (P.I.G., 2000)

Trong thí nghiệm chon lọc ở Nhật bản bởi Suzuki. K và cs (2002) chọn lọc qua bảy thế hệ (sử dụng phương pháp chọn lọc chỉ số và BLUP) cho các chỉ tiêu tăng trọng hàng ngày, diện tích mắt thịt, độ dày mỡ lưng và tỉ lệ mỡ dắt (IMF). Kết quả tăng hàm lượng IMF đến 5% qua 7 thế hệ chọn lọc. Lợn đực giống VCN03 sau khi được chọn lọc đã cải thiện được tăng khối lượng trung bình/ngày, tăng tỉ lệ nạc (Trịnh Hồng Sơn và cs, 2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sức sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp lợn lai pietrain x (duroc x meishan) và duroc x (pietrain x meishan) (Trang 26 - 27)