thời gian nuôi
Kết quả nghiên cứu được trình bày trên Bảng 3.1:
Bảng 3.1. Khối lượng và tăng khối lượng của lợn lai của lợn lai đực Duroc x
F1(Pietrain x Meishan) và đực Pietrain x F1(Duroc x Meishan) qua các ngày tuổi
Chỉ tiêu Đơn vị tính Du x (Pi x MS) (n=10) Pi x (Du x MS) (n=10) P
Khối lượng 60 ngày tuổi kg 18,0 ± 0,45 18,5 ± 0,16 0,27 Khối lượng 90 ngày tuổi kg 35,2 ± 0,64 39,9 ± 0,40 0,00 Khối lượng 120 ngày tuổi kg 56,2 ± 1,01 59,9 ± 1,44 0,05 Khối lượng 150 ngày tuổi kg 82,4 ± 1,60 85,0 ± 1,26 0,21 Khối lượng 160 ngày tuổi kg 90,2 ± 1,63 94,1 ± 1,49 0,09 Tăng khối lượng giai đoạn
60-90 ngày tuổi g/ngày 573,3 ± 19,10 711,7 ± 12,7 0,00 Tăng khối lượng giai đoạn
91-120 ngày tuổi g/ngày 700,0 ± 14,30 668,3 ± 43,3 0,49 Tăng khối lượng giai đoạn
121-150 ngày tuổi g/ngày 873,3 ± 30,90 835,0 ± 41,3 0,46 Tăng khối lượng giai đoạn
151-160 ngày tuổi g/ngày 780,0 ± 35,90 910,0 ± 31,4 0,01 Tăng khối lượng giai đoạn
Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy rằng khối lượng của lợn bắt đầu vào thí nghiệm lúc 60 ngày tuổi ở 2 tổ hợp lai Du x (Pi x MS) và Pi x (Du x MS) là tương đương nhau khoảng 18-19 kg. Khối lượng của lợn tăng dần sau thời gian 30, 60, 90, 100 ngày nuôi lần lượt là 35,2 và 39,9 kg, 56,2 và 59,95 kg, 82,4 và 85 kg, 90,2 và 94,1 kg/con và tuân theo qui luật sinh trưởng chung của gia súc. Khối lượng lúc 90 và 120 ngày tuổi của tổ hợp lai Pi x F1(Du x MS) cao hơn tổ hợp lai Du x F1(Pi x MS) (P<0,05). Tuy nhiên khối lượng lúc kết thúc thí nghiệm 160 ngày tuổi tương đương nhau (P>0,05). Tăng khối lượng giai đoạn 60-90 và 150 -160 ngày tuổi của tổ hợp lai Pi x F1(Du x MS) cao hơn tổ hợp lai đực Du x F1(Pi x MS) (P<0,05). Kết quả về khối lượng giết thịt của chúng tôi là tương đương với kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) trên đối tượng lợn lai (Pi x Du) x (L x Y) kết thúc nuôi thịt ở 159 ngày tuổi là 92,9 ± 0,45 kg. Theo L. D. Young và cs, (2012) cho thấy tổ hợp lai 1/4 giống Meishan với 3/4 máu lợn trắng ở tuổi giết thịt 154 ngày có khối lượng 78,9 kg thấp hơn các kết quả nghiên cứu này của chúng tôi.
Tăng khối lượng trung bình cả giai đoạn nuôi giữa hai tổ hợp lai là tương đương nhau (P>0,05), ở tổ hợp lai Pi x (Du x MS) là 755,5 và tổ hợp lai Du x (Pi x MS) là 722 g/con/ngày.
Kết quả về tăng khối lượng trong nghiên cứu này của lợn lai Du x F1( Pi x MS) và Pi x F1( Du x MS) cao hơn kết quả trong báo cáo của Phùng Thăng Long (2007) là 589,9 g/con/ngày trên lợn lai Pi x (Y x MC) và tổ hợp lai Du x (Pi x MC) với 670,6 g/con/ngày.Tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010) tăng khối lượng đạt 735 gam/con/ngày lợn lai F1(Pi x Du) x F1(Landrace x Yorkshire). Tuy nhiên so với kết quả nghiên cuả Phạm Thị Đào và cs (2013) tăng khối lượng trong nghiên cứu này thấp hơn với các tổ hợp lai PiDu25 x F1(L x Y), PiDu50 x F1(L x Y), PiDu75 x F1(L x Y), tương ứng 829, 797 và 765 gam/con/ngày.
Với các kết quả trên cho thấy hai tổ hợp lợn lai Du x F1(Pi x MS) và Pi x F1( Du x MS) có khả năng sinh trưởng nhanh khi nuôi thịt theo phương thức công nghiệp.
3.1.2. Lượng thức ăn ăn vào hằng ngày và tiêu tốn thức ăn của lợn lai đực Duroc x cái F1(Pietrain x Meishan) và đực Pietrain x cái F1(Duroc x