Đánh giá khả năng sinh trưởng của hai tổ hợp lợn lai đực Duro cx cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sức sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp lợn lai pietrain x (duroc x meishan) và duroc x (pietrain x meishan) (Trang 29)

2.3.1.1. Gia súc và bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được tiến hành trên 20 lợn lai Duroc x F1(Pietrain x Meishan) và Pietrain x F1(Duroc x Meishan) (10 con/tổ hợp lai) 60 ngày tuổi, có khối lượng trung bình khoảng 18-19 kg/con được chia thành 2 lô thí nghiệm dựa trên cơ sở tổ hợp lai, đảm bảo đồng đều về tuổi, khối lượng, giới tính giữa 2 tổ hợp. Lợn ở 2 lô được nuôi cá thể (1 con/ô chuồng, n=10).

- Lợn trước khi đưa vào thí nghiệm đã được tiêm phòng các loại vacxin phổ biến (dịch tả, suyển lợn, tai xanh và tẩy ký sinh trùng).

- Lợn ở các nghiệm thức được cho ăn tự do các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh Cargill có hàm lượng protein thô 18% và16%, mật độ năng lượng trao đổi 3100 và 3075 Kcal/kg thức ăn cho 2 giai đoạn sinh trưởng tương ứng 18-30 kg, 31- giết thịt (trung bình 85-90 kg) với các thành phần thể hiện qua bảng 2.1.

Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn

Chỉ tiêu Giai đoạn 1 Giai đoạn 2

Protein (%) 18 16

Xơ thô (%) 6 7

Photphos (%) 0,4-1,2 0,4-1,4

Lysin (%) 1 1

Canxi (%) 0,5-1.8 0,5-1.8

Năng lượng trao đổi(Kcal/kg) 3100 3075

Met+Cys (%) 0,7 0,7

- Lợn được ăn tự do, lượng thức ăn thừa được xác định vào sáng ngày hôm sau, nước uống được cung cấp đầy đủ bằng vòi uống tự động cho từng ô chuồng thí nghiệm.

2.3.1.2. Các chỉ tiêu theo dõi

- Các chỉ tiêu về sinh trưởng

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn lai chúng tôi theo dõi các chỉ tiêu sau:

+ Khối lượng lợn qua các tháng nuôi thí nghiệm (kg)

+ Tăng khối lượng trung bình của lợn qua các tháng nuôi (g/con/ngày) + Tăng khối lượng hàng ngày trung bình toàn kỳ (g/con/ngày)

+ Lượng thức ăn ăn vào (kg/ngày/lợn)

2.3.1.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của lợn

+ Lượng ăn vào (ADF) (kg): Là lượng thức ăn một lợn thịt ăn vào trong một ngày đêm. Lượng ăn vào được xác định theo công thức sau:

ADF

(kgTĂ/ngày) =

Tổng số lượng thức ăn tiêu thụ trong thời gian theo dõi Số ngày theo dõi

+ Tăng trọng tuyệt đối (ADG) (g/con/ngày): Là tăng trọng trung bình của một lợn thịt trong một ngày. Tăng trọng tuyệt đối được xác định theo công thức:

ADG (g/con/ngày) =

Khối lượng cuối giai đoạn - Khối lượng đầu giai đoạn

x 1000 Số ngày theo dõi

+ Tiêu tốn thức ăn (FCR) (kg thức ăn/kg tăng khối lượng): Là lượng thức ăn tiêu tốn để đạt được 1kg tăng khối lượng, tiêu tốn thức ăn được tính theo công thức:

FCR

(kgTĂ/kg KL) =

Tổng lượng thức ăn ăn vào trong thời gian theo dõi Tổng khối lượng hơi tăng lên trong thời gian theo dõi

2.2.2. Đánh giá năng suất và phẩm chất thịt xẻ của tổ hợp lợn lai đực Duroc x cái F1(Pietrain x Meishan) và đực Pietrain x cái F1(Duroc x Meishan)

2.2.2.1. Vật liệu nghiên cứu

Kết thúc thời gian thí nghiệm nuôi thịt, để đánh giá chất lượng thịt xẻ chúng tôi tiến hành mổ khảo sát 5 lợn/công thức lai (n=5) và đánh giá chất lượng thịt xẻ theo tiêu chuẩn TCVN 3899-84 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003).

2.2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu

+ Khối lượng sống khi đưa vào giết thịt (kg) + Khối lượng thịt móc hàm (kg)

+ Khối lượng thịt xẻ (kg) + Tỷ lệ móc hàm (%) +Tỷ lệ thịt xẻ(%)

+ Độ dày mỡ lưng P2 (mm) + Diện tích cơ thăn (cm2

) + Tỷ lệ nạc (%)

2.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu

+ Khối lượng thịt móc hàm (kg): Là khối lượng cân sau khi đã chọc tiết, cạo lông và bỏ nội tạng (trừ 2 lá mỡ, 2 quả thận).

+ Tỷ lệ móc hàm (%): Là tỷ lệ giữa khối lượng thịt móc hàm so với khối lượng sống trước khi giết thịt. Tỷ lệ móc hàm được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ móc hàm (%) =

Khối lượng thịt móc hàm (kg)

x 100 Khối lượng sống trước khi mổ (kg)

+ Khối lượng thịt xẻ (kg): Là phần còn lại được cắt đầu theo hướng vuông góc với trục dài thân đi qua điểm giữa xương chẩm và đốt sống cổ thứ nhất. Cắt 4 chân ở giữa khuỷu đối với chân trước và giữa kheo đối với chân sau. Cân khối lượng thịt xẻ.

+ Tỷ lệ thịt xẻ (%): Là tỷ lệ giữa khối lượng thịt xẻ so với khối lượng sống. Tỷ lệ thịt xẻ được tính theo công thức:

Tỷ lệ thịt xẻ (%) =

Khối lượngthịt xẻ (kg)

x 100 Khối lượngsống trước khi mổ (kg)

+ Dài thân thịt (cm): Là chiều dài đo từ điểm trước đốt xương cổ đầu tiên đến điểm trước đầu xương khum.

+ Độ dày mỡ lưng P2 (mm): Được xác định bằng thước kẹp palmer đo tại điểm cách xương sống 6,5 cm tiếp giáp với xương sườn cuối cùng.

+ Khối lượng nạc trong thân thịt: Là tổng khối lượng các phần nạc trong cơ thể, được ước tính theo công thức sau của National Pork Produce Council - NNCP (2000):

Khối lượng nạc trong thân thịt xẻ (lb, pound) = 8,588 + (0,465 x khối lượng thân thịt nóng, lb) - (21,896 x độ dày mỡ lưng tại vị trí giữa xương sườn 10 và 11, inch) + (3,005 x diện tích mắt thịt ở vị trí xương sườn 10, inch2

) Tỉ lệ quy đổi:

1 cm = 0,3937008 inch 1 cm2 = 0,1550003 inch2

1 kg = 2,2045855 lb; 1 lb = 0,4536 kg

+ Tỷ lệ nạc (%): Là tỷ lệ giữa khối lượng nạc trong thân thịt so với khối lượng thịt xẻ.

Tỷ lệ nạc được tính theo công thức: Tỷ lệ nạc (%) =

Khối lượngnạc (kg)

x 100 Khối lượngthịt xẻ (kg)

+ Diện tích cơ thăn (cm2): Diện tích cơ thăn tại vị trí giữa xương sườn 10-11 được xác định như sau: Cắt một đường vuông góc với xương sống lưng tại vị trí giữa xương sườn số 10-11, dùng một tấm plastic sao chép y nguyên phần diện tích cơ thăn ra, sau đấy dùng giấy can (tracing paper) can lại diện tích này. Cân trọng lượng giấy, từ tương quan trọng lượng giấy và diện tích (40g /1m2

). Diện tích cơ thăn được tính theo công thức sau:

A (cm2) =

B x 10000 40 Trong đó: A là diện tích cơ thăn (cm2)

B là khối lượng giấy scan (g)

2.2.3. Đánh giá phẩm chất thịt của tổ hợp lợn lai đực Duroc x cái F1(Pietrain x Meishan) và đực Pietrain x cái F1 (Duroc x Meishan)

2.2.3.1 Vật liệu nghiên cứu

Các mẫu thịt được lấy từ cơ thăn (dài lưng) của lợn đưa vào giết thịt. + Vị trí và phương pháp lấy mẫu: Cơ thăn chiều dài khoảng 15 – 20 cm giữa xương sườn 10 - 14, khối lượng khoảng 1,5 - 2kg/mẫu. Sau đó mẫu này

được cắt thành 3 mẫu nhỏ để đo màu sắc thịt và pH lúc 24 giờ sau khi giết thịt (pH24); mất nước bảo quản; mất nước giải đông, mất nước chế biến và lực cắt thịt. Cắt tại phòng thí nghiệm ngay trước khi đưa vào tủ lạnh để thực hiện các bước tiếp theo.

+ Bảo quản mẩu: Dùng túi plastic loại tốt gói kín mẫu, bảo quản trong thùng đá và vận chuyển đến phòng thí nghiệm trong 24 giờ.

2.2.3.2 Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu

+ pH của thịt được xác định theo phương pháp của Warner và cs, (1997): đo pH ở cơ thăn gốc xương sườn 10 và 11 vào tại các thời điểm ngay sau khi giết thịt 45 phút (pH45) đo trên thân thịt tại lò mổ và pH24, pH48 trên mẫu cơ thăn tại phòng thí nghiệm sau 24 giờ và 48h bằng máy đo pH (xác định bằng máy Testo 230, Cộng Hòa Liên Bang Đức)

+ Màu sắc thịt: Đo giá trị màu sáng L *(brightness), màu đỏ a* (redness) và màu vàng b* (yellowness) được thực hiện tại thời điểm 24, 48 giờ bảo quản sau khi giết thịt ở cơ thăn giữa xương sườn 10 - 11 bằng máy đo màu sắc thịt (xác định bằng máy Minolta CR-410, Nhật Bản) (Warner và cs (1997).

+ Xác định tỉ lệ mất nước sau 24 giờ và 48h bảo quản(%): lấy khoảng 50g mẫu cơ thăn ở giữa xương sườn 10-14 và bảo quản trong túi nhựa kín ở nhiệt độ 40C trong vòng thời gian 24, 48 giờ . Cân mẫu trước và sau bảo quản để tính tỉ lệ mất nước.

Tỉ lệ mất nước được tính theo công thức:

K (%) =

KL trước bảo quản – KL sau bảo quản

x 100 KL trước bảo quản

+ Xác định tỉ lệ mất nước chế biến (M%): Lấy khoảng 100 gam mẫu và bảo quản mẫu trong túi nhựa kín ở nhiệt độ trong ngăn lạnh của tủ lạnh trong thời gian 24 giờ và tiếp tục giải đông ở nhiệt độ 2 – 40C trong vòng 24 giờ. Sau giải đông cân khối lượng mẫu (khối lượng trước khi chế biến). Tiếp tục lấy mẫu thịt đã giải đông đưa vào túi nhựa chịu nhiệt và hấp trong Waterbath ở nhiệt độ 750

C trong vòng 50 phút, sau đó lấy túi mẫu ra và làm mát dưới vòi nước chảy ngoài túi mẫu 30 phút, làm khô mẫu sau chế biến. Xác định tỉ lệ mất nước chế biến (hấp) theo chênh lệch khối lượng mẫu trước và sau khi đo.

Tỷ lệ mất nước chế biến (M%) M(%) =

KL trước chế biến – KL sau chế biến

x 100 KL trước chế biến

- Xác định độ dai của thịt: Mẩu thịt sau khi đã xác định tỷ lệ mất nước chế biến được đưa vào bảo quản ở nhiệt độ 2 – 40

C trong vòng 24 giờ. Sau đó đối với mẩu thịt dùng dụng cụ lấy mẩu hình trụ, đường kính 1cm,lấy 5 mẩu lặp lại có cùng chiều của thớ cơ và đưa vào máy Warner – Bratzer 2000D để thực hiện lực cắt, giá trị xuất hiện trên màn hình chính là lực để cắt mẩu thịt đó. Độ dai của thịt được xác định là trung bình của 5 lần đo.

- Phân tích thành phần hóa học của thịt lưng thăn heo ở vị trí sườn 10: + Xác định hàm lượng VCK: Sấy ở 70°C đến khối lượng không đổi (TCVN 8135:2009).

+ Phân tích hàm lượng protein thô: Xác định theo phương pháp Kjeldahl (TCVN 4328: 2007).

+ Phân tích hàm lượng Lipit: Xác định theo phương pháp Soxhlet (TCVN 4331: 2001)

+ Phân tích hàm lượng khoáng theo: TCVN4327: 2007.

2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập và quản lí trên phần mềm Excel 2007 và được xử lý thống kê theo phương pháp phương sai (ANOVA) qua mô hình GLM trên phần mềm Minitab phiên bản 16.2. Các kết quả được trình bày là giá trị trung bình và sai số của giá trị trung bình.

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khả năng sinh trưởng của lợn lai đực Duroc x cái F1(Pietrain x Meishan) và đực Pietrain x cái F1(Duroc x Meishan) Meishan) và đực Pietrain x cái F1(Duroc x Meishan)

3.1.1. Khối lượng và tăng khối lượng của lợn lai của lợn lai đực Duroc x F1(Pietrain x Meishan) và đực Pietrain x cái F1(Duroc x Meishan) qua các F1(Pietrain x Meishan) và đực Pietrain x cái F1(Duroc x Meishan) qua các thời gian nuôi

Kết quả nghiên cứu được trình bày trên Bảng 3.1:

Bảng 3.1. Khối lượng và tăng khối lượng của lợn lai của lợn lai đực Duroc x

F1(Pietrain x Meishan) và đực Pietrain x F1(Duroc x Meishan) qua các ngày tuổi

Chỉ tiêu Đơn vị tính Du x (Pi x MS) (n=10) Pi x (Du x MS) (n=10) P

Khối lượng 60 ngày tuổi kg 18,0 ± 0,45 18,5 ± 0,16 0,27 Khối lượng 90 ngày tuổi kg 35,2 ± 0,64 39,9 ± 0,40 0,00 Khối lượng 120 ngày tuổi kg 56,2 ± 1,01 59,9 ± 1,44 0,05 Khối lượng 150 ngày tuổi kg 82,4 ± 1,60 85,0 ± 1,26 0,21 Khối lượng 160 ngày tuổi kg 90,2 ± 1,63 94,1 ± 1,49 0,09 Tăng khối lượng giai đoạn

60-90 ngày tuổi g/ngày 573,3 ± 19,10 711,7 ± 12,7 0,00 Tăng khối lượng giai đoạn

91-120 ngày tuổi g/ngày 700,0 ± 14,30 668,3 ± 43,3 0,49 Tăng khối lượng giai đoạn

121-150 ngày tuổi g/ngày 873,3 ± 30,90 835,0 ± 41,3 0,46 Tăng khối lượng giai đoạn

151-160 ngày tuổi g/ngày 780,0 ± 35,90 910,0 ± 31,4 0,01 Tăng khối lượng giai đoạn

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy rằng khối lượng của lợn bắt đầu vào thí nghiệm lúc 60 ngày tuổi ở 2 tổ hợp lai Du x (Pi x MS) và Pi x (Du x MS) là tương đương nhau khoảng 18-19 kg. Khối lượng của lợn tăng dần sau thời gian 30, 60, 90, 100 ngày nuôi lần lượt là 35,2 và 39,9 kg, 56,2 và 59,95 kg, 82,4 và 85 kg, 90,2 và 94,1 kg/con và tuân theo qui luật sinh trưởng chung của gia súc. Khối lượng lúc 90 và 120 ngày tuổi của tổ hợp lai Pi x F1(Du x MS) cao hơn tổ hợp lai Du x F1(Pi x MS) (P<0,05). Tuy nhiên khối lượng lúc kết thúc thí nghiệm 160 ngày tuổi tương đương nhau (P>0,05). Tăng khối lượng giai đoạn 60-90 và 150 -160 ngày tuổi của tổ hợp lai Pi x F1(Du x MS) cao hơn tổ hợp lai đực Du x F1(Pi x MS) (P<0,05). Kết quả về khối lượng giết thịt của chúng tôi là tương đương với kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) trên đối tượng lợn lai (Pi x Du) x (L x Y) kết thúc nuôi thịt ở 159 ngày tuổi là 92,9 ± 0,45 kg. Theo L. D. Young và cs, (2012) cho thấy tổ hợp lai 1/4 giống Meishan với 3/4 máu lợn trắng ở tuổi giết thịt 154 ngày có khối lượng 78,9 kg thấp hơn các kết quả nghiên cứu này của chúng tôi.

Tăng khối lượng trung bình cả giai đoạn nuôi giữa hai tổ hợp lai là tương đương nhau (P>0,05), ở tổ hợp lai Pi x (Du x MS) là 755,5 và tổ hợp lai Du x (Pi x MS) là 722 g/con/ngày.

Kết quả về tăng khối lượng trong nghiên cứu này của lợn lai Du x F1( Pi x MS) và Pi x F1( Du x MS) cao hơn kết quả trong báo cáo của Phùng Thăng Long (2007) là 589,9 g/con/ngày trên lợn lai Pi x (Y x MC) và tổ hợp lai Du x (Pi x MC) với 670,6 g/con/ngày.Tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010) tăng khối lượng đạt 735 gam/con/ngày lợn lai F1(Pi x Du) x F1(Landrace x Yorkshire). Tuy nhiên so với kết quả nghiên cuả Phạm Thị Đào và cs (2013) tăng khối lượng trong nghiên cứu này thấp hơn với các tổ hợp lai PiDu25 x F1(L x Y), PiDu50 x F1(L x Y), PiDu75 x F1(L x Y), tương ứng 829, 797 và 765 gam/con/ngày.

Với các kết quả trên cho thấy hai tổ hợp lợn lai Du x F1(Pi x MS) và Pi x F1( Du x MS) có khả năng sinh trưởng nhanh khi nuôi thịt theo phương thức công nghiệp.

3.1.2. Lượng thức ăn ăn vào hằng ngày và tiêu tốn thức ăn của lợn lai đực Duroc x cái F1(Pietrain x Meishan) và đực Pietrain x cái F1(Duroc x Duroc x cái F1(Pietrain x Meishan) và đực Pietrain x cái F1(Duroc x Meishan) qua các thời gian nuôi.

Kết quả được trình bày tại bảng 3.2

Bảng 3.2. Lượng thức ăn ăn vào hằng ngày và tiêu tốn thức ăn của lợn lai đực

Duroc x F1(Pietrain x Meishan) và đực Pietrain x F1(Duroc x Meishan) qua các thời gian nuôi.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Du x (Pi x MS) (n=10) Pi x (Du x MS) (n=10) P

Lượng thức ăn ăn vào giai đoạn

60-90 ngày kg/con/ngày 1,07 ± 0,03 1,24 ± 0,03 0,00

Lượng thức ăn ăn vào trong giai

đoạn 91-120 ngày tuổi kg/con/ngày 1,72 ± 0,03 1,74 ± 0,08 0.88

Lượng thức ăn ăn vào trong trong

giai đoạn 121-150 ngày tuổi kg/con/ngày 2,30 ± 0,06 2,10 ± 0,08 0,07

Lượng thức ăn ăn vào trong giai

đoạn 151-160 ngày tuổi kg/con/ngày 2,58 ± 0,05 2,30 ± 0,09 0,00

Lượng thức ăn ăn vào trung bình kg/con/ngày 1,90 ± 0,03 2,01 ± 0,05 0,13

Tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn

60-90 ngày tuổi kg thức ăn/kgTKL 1,87 ± 0,02 1,74 ± 0,04 0,02

Tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn

91-120 ngày tuổi kg thức ăn/kg TKL 2,47 ± 0,03 2,65 ± 0,143 0,22

Tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn

121-150 ngày tuổi kg thức ăn/TKL 2,65 ± 0,04 2,54 ± 0,10 0,30

Tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn

151-160 ngày tuổi kg thức ăn/TKL 3,37 ± 0,15 3,31 ± 0,08 0,73

Tiêu tốn thức ăn trung bình toàn kỳ kg thức ăn/kg TKL 2,6 ± 0,04 2,56 ± 0,05 0,66

Lượng ăn vào là chỉ tiêu đánh giá tình trạng sức khỏe, độ tuổi, giới tính của từng giống lợn... Số liệu bảng trên cho ta thấy lượng ăn vào của cả hai tổ hợp lai tăng dần qua các giai đoạn nuôi trong thời gian nuôi từ 60 đến 160 ngày tuổi. Lượng ăn vào trung bình giữa hai tổ hợp lai không có sự sai khác (P>0,05) với lượng ăn vào trung bình 1,90 ở tổ hợp laiDu x (Pi x MS) và 2,01 kg/con/ ngày Pi x (Du x MS).

Tiêu tốn thức ăn là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gia súc,hiệu quả kinh tế... Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) của hai tổ hợp lai trong thí nghiệm cũng tăng dần qua các tháng nuôi và đạt trung bình là 2,60 kg thức ăn/kg tăng khối lượng ở lợn Du x (Pi x MS) và 2,56 kg thức ăn/kg tăng khối lượng ở lợn lai Pi x (Du x MS) và không có sự khác biệt về chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sức sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp lợn lai pietrain x (duroc x meishan) và duroc x (pietrain x meishan) (Trang 29)