Meishan) qua các thời gian nuôi.
Kết quả được trình bày tại bảng 3.2
Bảng 3.2. Lượng thức ăn ăn vào hằng ngày và tiêu tốn thức ăn của lợn lai đực
Duroc x F1(Pietrain x Meishan) và đực Pietrain x F1(Duroc x Meishan) qua các thời gian nuôi.
Chỉ tiêu Đơn vị tính Du x (Pi x MS) (n=10) Pi x (Du x MS) (n=10) P
Lượng thức ăn ăn vào giai đoạn
60-90 ngày kg/con/ngày 1,07 ± 0,03 1,24 ± 0,03 0,00
Lượng thức ăn ăn vào trong giai
đoạn 91-120 ngày tuổi kg/con/ngày 1,72 ± 0,03 1,74 ± 0,08 0.88
Lượng thức ăn ăn vào trong trong
giai đoạn 121-150 ngày tuổi kg/con/ngày 2,30 ± 0,06 2,10 ± 0,08 0,07
Lượng thức ăn ăn vào trong giai
đoạn 151-160 ngày tuổi kg/con/ngày 2,58 ± 0,05 2,30 ± 0,09 0,00
Lượng thức ăn ăn vào trung bình kg/con/ngày 1,90 ± 0,03 2,01 ± 0,05 0,13
Tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn
60-90 ngày tuổi kg thức ăn/kgTKL 1,87 ± 0,02 1,74 ± 0,04 0,02
Tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn
91-120 ngày tuổi kg thức ăn/kg TKL 2,47 ± 0,03 2,65 ± 0,143 0,22
Tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn
121-150 ngày tuổi kg thức ăn/TKL 2,65 ± 0,04 2,54 ± 0,10 0,30
Tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn
151-160 ngày tuổi kg thức ăn/TKL 3,37 ± 0,15 3,31 ± 0,08 0,73
Tiêu tốn thức ăn trung bình toàn kỳ kg thức ăn/kg TKL 2,6 ± 0,04 2,56 ± 0,05 0,66
Lượng ăn vào là chỉ tiêu đánh giá tình trạng sức khỏe, độ tuổi, giới tính của từng giống lợn... Số liệu bảng trên cho ta thấy lượng ăn vào của cả hai tổ hợp lai tăng dần qua các giai đoạn nuôi trong thời gian nuôi từ 60 đến 160 ngày tuổi. Lượng ăn vào trung bình giữa hai tổ hợp lai không có sự sai khác (P>0,05) với lượng ăn vào trung bình 1,90 ở tổ hợp laiDu x (Pi x MS) và 2,01 kg/con/ ngày Pi x (Du x MS).
Tiêu tốn thức ăn là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gia súc,hiệu quả kinh tế... Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) của hai tổ hợp lai trong thí nghiệm cũng tăng dần qua các tháng nuôi và đạt trung bình là 2,60 kg thức ăn/kg tăng khối lượng ở lợn Du x (Pi x MS) và 2,56 kg thức ăn/kg tăng khối lượng ở lợn lai Pi x (Du x MS) và không có sự khác biệt về chỉ tiêu này giữa 2 tổ hợp lai (P>0,05). Kết quả về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trong nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) trên đối tượng là lợn lai giữa nái F1 (L x Y) phối với đực Du và Pi (tương ứng là 3,05 và 3,0 kg) và tổ hợp lai (Pi x Du) x (L x Y) tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,68 kg (Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý, 2009); cao hơn tổ hợp lai F1(Pi x Du) x F1(L x Y) với tiêu tốn thức ăn 2,48 kg/ kg/kg tăng khối lượng (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010). Tiêu tốn thức ăn ở hai tổ hợp lai của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng và cs, (2015) trên lợn lai PIC280 x F1(L x Y) và PIC399 x F1(L x Y) là 2.6 và 2.5 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Như vậy, với các kết quả trên thì kết quả nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn ở các công thức lai trong thí nghiệm này nằm ở mức trung bình so với các tổ hợp lai phổ biến hiện nay.
3.2. Năng suất thịt của lợn lai đực Duroc x F1(Pietrain x Meishan) và đực Pietrain x F1(Duroc x Meishan).