Năng suất thịt của lợn lai đực Duro cx F1(Pietrai nx Meishan) và đực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sức sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp lợn lai pietrain x (duroc x meishan) và duroc x (pietrain x meishan) (Trang 39 - 41)

Bảng 3.3. Năng suất thịt của lợn lai Duroc x F1(Pietrain x Meishan) và Pietrain x F1 (Duoc x Meishan) Chỉ tiêu Đơn vị tính Du x (Pi x MS) (n=5) Pi x (Du x MS) (n=5) P

Khối lượng giết thịt kg 88,00 ± 1,95 90,80 ± 0,86 0,23 Khối lượng móc hàm kg 70,34 ±1,88 72,58 ± 1,16 0,31 Tỷ lệ móc hàm % 79,90 ± 0,51 79,92 ± 0,52 0,80 Khối lượng thịt xẻ kg 63,78 ±1,76 65,58 ± 0,51 0,40 Tỷ lệ thịt xẻ % 72,44 ± 0,53 71,21 ± 0,59 0,67 Dày mỡ lưng ở vị trí P2 mm 13,0 ± 1,90 15,8 ± 1,90 0,56

Diện tích mắt thịt ở vị trí giữa xương sườn 10-11 cm

2

46,64 ± 1,21 54,70 ± 2,04 0,02 Tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ % 56,09 ± 0.82 56,40 ± 0,96 0,81 Khối lượng giết thịt của hai tổ hợp lai không có sai khác thống kê (P<0,05) tương ứng ở hai tổ hợp lai là 88,00 và 90,8 kg. Khối lượng móc hàm đạt 70,34 và 72,58 kg tỷ lệ móc hàm đạt tương ứng và 79,92 và 79,90%, tỷ lệ thịt xẻ đạt 72,45 và 71,21%. Không có sự khác nhau về tỷ lệ thịt móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ giữa hai tổ hợp lai (P>0,05).

Tỷ lệ thịt móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ của các tổ hợp lai trong nghiên cứu này tương ứng với nhiều công bố của các tác giả trên các tổ hợp lai khác nhau như: Phạm Thị Đào và cs (2013) với 3 tổ hợp lai PiDu25 x F1(L x Y), PiDu50 x F1(L x Y), PiDu75 x F1(L x Y) có tỷ lệ móc hàm đạt tương ứng 79,35; 80,13 và 80,34%, tỷ lệ thịt xẻ đạt 70,09; 70,97 và 70,90%), Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010), cho biết các tổ hợp lai giữa nái F1(L x Y) với đực giống Landrace, Duroc và đực F1(Pi x Du) có tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ tương ứng là 80% và 69,8%; 79,7% và 69,8%; 81,6% và 72,3%.

Dày mỡ lưng là chỉ tiêu quan trọng trong công tác giống, và là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng thịt có mối tương qua âm với tỷ lệ nạc (r=- 0,87). Dày mỡ lưng ở hai tổ hợp lai là tương đương nhau lần lượt là 13 và 15,8 mm (P>0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với một số nghiên cứu khác như: Dày mỡ lưng trung bình ở tổ hợp lai Du x (L x Y), Pi x (L x Y) là 25,0; 22,0 mm (Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2006), ở ba tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L x Y) phối giống với đực L, Du và PiDu, dày mỡ lưng trung bình đạt tương ứng là 24,95; 20,64 và 19,12mm (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010). Theo Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010), hai tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L x Y) phối giống với đực Duroc, Landrace dày mỡ lưng trung bình 19,48 và 23,95mm.

Diện tích mắt thịt là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ nạc, có mối tương quan dương với tỷ lệ nạc (r=0,65). Trong thí nghiệm này diện tích mắt thịt của tổ hợp lai Pi x (Du x MS) cao hơn tổ hợp lai Du (Pi x MS) (54,7 so với 46.64 cm2) và có sai khác thống kê (P< 0,05). Kết quả về diện tích cơ thăn trong nghiên cứu này thấp hơn với công bố của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) và tương

đương với công bố của Phan Xuân Hảo và cs, (2009) trên đối tượng lợn lai (Pi x Du) x (L x Y), cụ thể là 56,59cm2 và 49,36cm2.

Tỷ lệ nạc là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng thịt xẻ.Tỷ lệ nạc của hai tổ hợp lai tương đương nhau (P>0,05). Kết quả tỷ lệ nạc trong nghiên cứu này thấp hơn so với công bố của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, (2006) với các tổ hợp lai Du x (L x Y), Pi x (L x Y) đạt tỷ lệ nạc 61,78; 65,73%; lợn lai PIC280 x F1 (L x Y) và PIC399 x F1 (L x Y) tương ứng là 59.9 và 66% (Lê Đình Phùng và cs, 2015). Song kết quả tương tự với công bố của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) cho biết tỷ lệ nạc của các tổ hợp lai L x (L x Y) và Du x (L x Y) đạt tương ứng 55,56 và 56,60, tổ hợp lai Du x (L x MS) tỷ lệ nạc đạt 56.65% (Jiang và cs, 2012)

3.3. Chất lượng thịt của lợn lai đực Duroc x F1(Pietrain x Meishan) và đực Pietrain x F1(Duroc x Meishan)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sức sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp lợn lai pietrain x (duroc x meishan) và duroc x (pietrain x meishan) (Trang 39 - 41)